Giới thiệu về Công cụ hỗ trợ đầu tư chứng khoán (Phần 1)

Ngày đăng: 21/10/2024 lượt xem

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, tốc độ phát triển tri thức cũng như sự tiếp cận đầu tư tài chính của người dân ngày càng mở rộng. Bên cạnh đó, chứng khoán là kênh khá dễ tiếp cận và phần lớn nhà đầu tư chủ động được, tính tới tháng 5/2024 với hơn 8% dân số có tài khoản đầu tư chứng khoán, tuy nhiên vẫn nằm ở mặt bằng thấp so với các nước trong khu vực.

Với sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán thì việc nhà đầu tư nắm bắt được các công cụ để hỗ trợ cho việc ra quyết định đầu tư để giảm thiểu rủi ro và thực hiện việc tối ưu hóa lợi nhuận. Ở bài viết này, người đọc sẽ được Stock Insight giới thiệu các công cụ hỗ trợ trong việc đầu tư chứng khoán

Tại sao cần sử dụng công cụ hỗ trợ trong đầu tư chứng khoán?

Giảm thiểu rủi ro

Trước sự phát triển mạnh của thị trường chứng khoán, dù trong xu hướng thị trường như thế nào thì nhà đầu tư cũng cần quản trị rủi ro thật chặt, với uptrend quản trị rủi ro để tránh những nhịp điều chỉnh mất hết lợi nhuận kiếm được và Cashout tiền ra thị trường được khi hết sóng. Hay trong Downtrend giảm thiểu rủi ro nhiều nhất có thể khi cổ phiếu giảm bằng cách phải chấp nhận Stop Loss. Như vậy, các công cụ hỗ trợ trong đầu tư chứng khoán giúp nhà đầu tư biết cách phân tích thị trường, đưa ra các quyết định chính các và tránh các sai lầm phổ biến.

Tối ưu hóa lợi nhuận

Các công cụ hỗ trợ phân tích kỹ thuật còn giúp nhà đầu tư xác định được các tín hiệu mua/bán cổ phiếu giúp nhà đầu tư tối ưu hoá lợi nhuận và các công cụ hỗ trợ phân tích cơ bản giúp nhà đầu tư lựa chọn được cổ phiếu tiềm năng cho dài hạn.

>> Xem thêm: 4 chỉ báo cơ bản trong phân tích kỹ thuật

Tiết kiệm được khá nhiều thời gian và công sức

Bên cạnh sự đồng hành của nhân viên quản lý tài khoản của công ty chứng khoán mà nhà đầu tư mở tài khoản thì với các công cụ hỗ trợ đầu tư chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư linh động hơn trong các giao dịch, các tính năng tối ưu hoá của các công cụ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức.

Các loại công cụ hỗ trợ đầu tư chứng khoán phổ biến

Phần mềm phân tích kỹ thuật

Amibroker

Amibroker là chương trình phân tích kỹ thuật chuyên dụng cho nhà đầu tư theo phương pháp lướt sóng (trading) và giao dịch theo các tín hiệu kỹ thuật có bản quyền và rất được ưa dùng tại thị trường tài chính Việt Nam. Tại đây nhà đầu tư có thể thiết kế cá nhân hóa những chỉ báo mà nhà đầu tư thấy phù hợp với cách giao dịch của mình. 

Điểm chú ý: Amibroker không cung cấp dữ liệu giao dịch (giá, khối lượng, giá trị giao dịch tại các thời điểm,…) mà chỉ cung cấp các công cụ hỗ trợ giao dịch. Để thêm các dữ liệu vào thì nhà đầu tư phải trả một chi phí nhất định để dùng và gia hạn khi hết hạn (nhà đầu tư có thể tham khảo tại Vietstock, Fireant, Filada,..). (thông thường ở Việt Nam, người dùng thường dùng bản crack). 

Các công cụ hỗ trợ: Là các chỉ báo cơ bản như các đường MA, MACD, RSI, Ichimoku,… Bên cạnh đó, nhà đầu tư chứng khoán dựa trên những quan sát về sự biến động, các tín hiệu của thị trường từ đó sẽ tự động thiết lập cho mình bộ code riêng về tín hiệu đó (dành cho nhà đầu tư am hiểu về tính năng viết code) việc này giúp sức rất nhiều trong việc giao dịch.

Dữ liệu Intraday: Là dữ liệu giao dịch realtime trong ngày được cập nhật theo đơn vị nhỏ nhất  giây (second), phút (minute), giờ (hour). Intraday thường được dùng trong các giao dịch phát sinh, thị trường coin, vàng, dầu, tiền tệ… 

Dữ liệu EOD (end of day) là dữ liệu được tính khi ngày giao dịch kết thúc từ đó làm cơ sở để có đồ thị ngày (daily), tuần (weekly), tháng (monthly). Thích hợp giao dịch cổ phiếu:

  • Ưu điểm: Dễ dàng sử dụng, đầy đủ các công cụ từ cơ bản đến chuyên sâu, giúp nhà đầu tư chứng khoán sàng lọc được các cơ hội khi tham gia thị trường, đa dạng các tab, cộng đồng người dùng lớn dễ dàng tham khảo các code được trình duyệt sẵn.
  • Nhược điểm: Quá trình cài đặt đôi lúc gặp nhiều rắc rối với dân không chuyên, dữ liệu phụ thuộc vào bên cung cấp dữ liệu.
Công cụ hỗ trợ đầu tư chứng khoán Amibroker
Giao diện phần mềm Amibroker (1)
Cách đầu tư chứng khoán bằng công cụ hỗ trợ Amibroker
Giao diện phần mềm Amibroker (2)

Metastock 

Cũng là phần mềm phân tích kỹ thuật dành cho nhà đầu tư chứng khoán theo phương pháp trading lướt sóng. Có nhiều điểm tương đồng với với phần mềm Amibroker nhưng khác nhau ở code đầu vào. 

  • Ưu điểm: Metastock cung cấp những tool (sẵn có) giao dịch quét toàn diện thị trường. Cung cấp biểu đồ rất sắc nét, giúp nhà đầu tư tiết kiệm được kha khá thời gian. Hỗ trợ nhà đầu tư kiểm tra lại ý tưởng giao dịch của mình và cho phép tạo và hoàn chỉnh phương pháp giao dịch phù hợp với chiến lược giao dịch. 
  • Nhược điểm: không được đa dạng nhiều màn hình, chi phí sử dụng tương đối đắt. 

Fialda

Nền tảng Trading và Dashboard bám sát diễn biến hằng ngày trên thị trường. Ngoài các tab về diễn biến thị trường chuyên sâu trong phiên, vận động của các nhóm nhà đầu tư (cá nhân, tổ chức, nước ngoài, tự doanh), mã cổ phiếu nào thuộc top giao dịch trên thị trường hiện tại. Thì tab phân tích kỹ thuật cũng được nhiều nhà đầu tư chứng khoán lựa chọn với các tính năng được khai thác sẵn. Ngoài các chỉ báo kỹ thuật cơ bản thì hệ thống có sẵn những chỉ báo đặc biệt thuần đánh giá dòng tiền ở cổ phiếu (có trả phí).  

  • Ưu điểm: Nền tảng thân thiện, hiện đại với người dùng, bộ lọc đa dạng nhà đầu tư có thể tự cá nhân hóa theo phương pháp đầu tư của mình. Ở Fialda có đầy đủ những gì nhà đầu tư cần khi mới tham gia trên thị trường. Chi phí phải trả thấp hơn nhiều so với Amibroker và Metastock. 
  • Nhược điểm: Khả năng kết nối và lấy dữ liệu tương đối chậm hơn so với Amibroker và Metastock. 
Đầu tư chứng khoán là gì - Giao diện phần mềm Fialda (1)
Giao diện phần mềm Fialda (1)
Học đầu tư chứng khoán - Giao diện phần mềm Fialda (2)
Giao diện phần mềm Fialda (2)

Giao diện phân tích kĩ thuật có trả phí sử dụng: Ngoài các chỉ báo kỹ thuật cơ bản (MA, RSI, volume, MACD, Bollinger band,..)  thì ở phiên bản trả phí này, nhà đầu tư chứng khoán có thể xem được các chỉ báo như VPVR (tại các mốc giá ứng với chuỗi thời gian thì xem được khối lượng là bao nhiêu). MCDX (phát hiện dấu vết dòng tiền lớn tham gia nếu xuất hiện vạch đỏ nhạt tới đậm). 

Fireant

Tương đồng với Fialda về các tính năng về phân tích kỹ thuật nhưng Dashboard không đầy đủ bằng. Tính năng phân tích kĩ thuật được rất nhiều nhà đầu tư chứng khoán cá nhân sử dụng bởi vì độ phổ biến và cộng đồng thảo luận sôi động ở từng mã cổ phiếu. 

  • Ưu điểm: Rất đơn giản và phù hợp với nhóm nhà đầu tư thích sự đơn giản. Cộng đồng quan tâm khá lớn.  Phiên bản trả phí sẽ rẻ hơn nền tảng Fialda. 
  • Nhược điểm: Tồn tại khá nhiều sự tiêu cực trong các bình luận và chủ đề. Do trình duyệt chưa có sự kiểm duyệt chặt chẽ về nội dung.  
đầu tư chứng khoán như thế nào - Giao diện phần mềm Fireant
Giao diện phần mềm Fireant

Công cụ phân tích cơ bản

Các công cụ hỗ trợ phân tích kỹ thuật rất nhiều tuy nhiên về công cụ phân tích cơ bản thì khá ít trang web hỗ trợ nhà đầu tư và phù hợp với nhà đầu tư theo chiến lược đầu tư chứng khoán dài hạn. 

Các yếu tố quan trọng trong phân tích cơ bản mà nhà đầu tư cần nắm được như: 

  • Phân tích vĩ mô trong và ngoài nước: chính sách tiền tệ ở các quốc gia, lạm phát, lãi suất chung, sự dịch chuyển của giá hàng hóa và xu hướng.  
  • Phân tích thị trường tài chính, đầu tư chứng khoán trong nước: chính sách tài khóa hiện tại của Việt Nam, lãi suất ngân hàng, tình hình lạm phát, các báo cáo thống kê như GPD, CPI, PMI, cán cân thương mại hiện tại,…
  • Phân tích ngành nghề chung của doanh nghiệp: quy mô ngành hiện tại, xu hướng ngành nghề mà thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang quan tâm, chính sách nhà nước hiện tại có đang ủng hộ hay không, mức độ cạnh tranh của ngành này ở Việt Nam so với thế giới như nào?
  • Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp: Tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận. Các chỉ số tài chính như biên lợi nhuận gộp, EPS, P/E, ROA, ROE, P/B,..Dòng tiền hoạt động kinh doanh. Cơ hội và rủi ro đang hiện hữu của doanh nghiệp.
  • Phân tích cổ phiếu của doanh nghiệp: dòng tiền tại cổ phiếu là yếu tố hàng đầu bổ sung thêm các chỉ báo kỹ thuật,…
  • Bước cuối cùng, đưa ra quyết định đầu tư từ những phân tích

>> Xem thêm: Sự khác nhau giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật trong chứng khoán

Ngoài website của các doanh nghiệp update các báo cáo tài chính thì các trang web sau đây nhà đầu tư nghiêng về phân tích cơ bản nên tham khảo:

  1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
  2. WiChart
  3. Tổng cục Thống kê
  4. Bộ Công Thương
  5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ứng dụng quản lý danh mục đầu tư

Phần lớn ở thị trường Việt Nam, ứng dụng quản lý danh mục đầu tư chứng khoán chuyên biệt chưa được phổ biến như ở thị trường nước ngoài. Nhà đầu tư có thể quản lý danh mục đầu tư của mình trên các app giao dịch của công ty chứng khoán. 

Đối với HSC ONE nhà đầu tư chủ động được danh mục đầu tư của mình bằng cách thiết lập thông báo giá mục tiêu và giá cảnh báo khi cổ phiếu đạt mức giá đó để thực hiện chốt lời hoặc quản trị rủi ro. Tính năng quản lý chặt chẽ tình trạng Margin tài khoản của nhà đầu tư. 

Lựa chọn công cụ hỗ trợ đầu tư chứng khoán phù hợp với nhu cầu cá nhân

  • Xác định mục tiêu đầu tư: Theo phương pháp ngắn hạn (trading phân tích kỹ thuật) hay đầu tư đường dài (phân tích cơ bản)
  • Đánh giá khả năng tài chính: Phải phù hợp, cân bằng và hợp lý với tài sản mà nhà đầu tư tham gia trên thị trường 
  • Độ phức tạp của công cụ: Lựa chọn các công cụ phù hợp với mức độ hiểu biết và kinh nghiệm đầu tư của bản thân. 

Kết luận

Hi vọng ở bài viết này, Stock Insight cung cấp các công cụ hỗ trợ đầu tư chứng khoán bổ ích giúp nhà đầu tư chủ động hơn trong các giao dịch mua/bán cổ phiếu và mang lại lợi nhuận tốt nhất, hạn chế tối đa rủi ro đang hiện hữu cho mình.

Quý nhà đầu tư có thể bắt đầu hành trình tìm hiểu, khám phá và học cách đầu tư chứng khoán tại HscEdu. Ngoài ra, nhà đầu tư có thể tham khảo thêm các chỉ báo kỹ thuật, các khái niệm về các các chỉ số tài chính ở bài viết khác của Stock Insight nhé!

Xem thêm các bài viết cùng chuyên mục:

Phần 2: Các phần mềm phân tích kỹ thuật phổ biến hiện nay
Phần 3: Các web chứng khoán, tài chính uy tín dành cho nhà đầu tư
Phần 4: Các công cụ quản lý danh mục đầu tư hiệu quả

Phạm Minh Hậu
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

Cổ phiếu ngành Giao thông vận tải

Cổ phiếu ngành giao thông vận tải – Triển vọng tích cực dài hạn

Sự phát triển của công nghệ tài chính kỹ thuật số (fintech) và đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy hành vi giao dịch không tiếp xúc của người dân. Thị...

FPT - Đại hội cổ đông 2024

FPT – Cập nhật Đại hội đồng cổ đông 2024

Ngày 10.04.2024, Công ty cổ phần FPT đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên với những nội dùng chính sau: Kế hoạch kinh doanh năm 2024:...

hold là gì

Hold là gì trong chứng khoán? Khi nào nên giữ (Hold) khi nào nên bán (Buy)?

Mua và giữ (Buy and Hold) là một trong những chiến lược đầu tư phổ biến thị trường tài chính. Chiến lược này thường sẽ phù hợp với những nhà...