Chứng quyền là gì? Khác gì với chứng khoán cơ sở? (Phần 1)
Trên thị trường chứng khoán thế giới, chứng quyền là một sản phẩm phái sinh rất phổ biến. Tuy nhiên, khái niệm về chứng quyền là gì đối với nhà đầu tư ở Việt Nam còn khá mới mẻ, không ít người vẫn nhầm lẫn giữa chứng quyền và chứng khoán cơ sở, dẫn đến những quyết định đầu tư chưa thực sự chính xác. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chứng quyền là gì, cách thức hoạt động và những điểm khác biệt cơ bản so với chứng khoán cơ sở để giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn trong chiến lược đầu tư của mình.
Mục Lục
Chứng quyền là gì?
1. Định nghĩa chứng quyền
Chứng quyền là một sản phẩm phái sinh do công ty chứng khoán phát hành được niêm yết trên sàn chứng khoán với mã riêng biệt. Chứng quyền cung cấp cho người nắm giữ quyền được bán hoặc quyền được mua một số lượng cổ phiếu nhất định theo mức giá và thời gian được ấn định trước.
Mã chứng quyền gồm có 8 ký tự theo cấu trúc CUUUYYRR, trong đó:
- C: chứng quyền mua.
- UUU (Underlying): là mã chứng khoán cơ sở của tổ chức phát hành.
- YY: năm phát hành chứng quyền.
- RR (Roand): đợt phát hành chứng quyền cho cùng 1 tài sản cơ sở.
Ví dụ: CFPT2101: Chứng quyền mua cổ phiếu FPT phát hành đợt 01 năm 2021.
Một chứng quyền có những thông tin cơ bản sau:
Ví dụ minh hoạ:
Chứng quyền có bảo đảm (Covered warrant – CW):
- Là một loại chứng khoán do công ty chứng khoán phát hành và sau đó được niêm yết công khai trên sàn chứng khoán TP.Hồ Chí Minh.
- Cung cấp cho nhà đầu tư quyền được mua cổ phiếu cụ thể trong tương lai với mức giá được xác định trước.
- Luôn có 1 mã chứng khoán cơ sở làm tài sản đảm bảo như cổ phiếu, chỉ số, ETF… để xác định lỗ hoặc lãi.
Có 2 loại là Chứng quyền mua và Chứng quyền bán. Hiện tại ở thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ có Chứng quyền mua.
Cách thức hoạt động của chứng quyền mua tại thị trường Việt Nam: chứng quyền mua với tài sản cơ sở là cổ phiếu và thanh toán bằng tiền. Sau khi phát hành, chứng quyền được niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và được đảm bảo thanh toán bởi tổ chức phát hành cũng là nhà tạo lập thị trường.
Ví dụ: Chứng quyền của cổ phiếu MWG là CMWG1901 được công ty chứng khoán B phát hành (không phải là Tổ chức niêm yết Thế Giới Di Động phát hành). Thay vào đó, nó được phát hành thông qua một công ty chứng khoán B. Để phát hành chứng quyền, công ty B cần xây dựng cho mình một kho chứng quyền trước khi phát hành. Tức là công ty chứng khoán phải mua một lượng cổ phiếu MWG nhất định để làm tài sản đảm bảo khi phát hành chứng quyền.
Để dễ hình dung, bạn có thể hiểu đơn giản về chứng quyền có đảm bảo như sau: Công ty chứng khoán sẽ mua trước một lượng cổ phiếu, sau đó phát hành chứng quyền với một mức giá xác định. Nhà đầu tư có thể tham gia mua bán chứng quyền trên sàn như một mã cổ phiếu thông thường.
>>Xem thêm: Mở tài khoản giao dịch Chứng quyền tại HSC
2. Cách thức phát hành và giao dịch của chứng quyền là gì?
Quy trình phát hành chứng quyền:
Sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép, công ty chứng khoán sẽ phát hành chứng quyền với mã giao dịch riêng.
- Nơi giao dịch: Chứng quyền sau khi được phát hành sẽ được niêm yết trên sàn chứng khoán TP.Hồ Chí Minh – HOSE.
- Cách thức giao dịch: Nhà đầu tư có thể giao dịch mua bán chứng quyền giống như khi mua bán chứng khoán cơ sở hoặc cũng có thể nắm giữ cho đến khi đáo hạn. Thời gian thanh toán là T+2.
Nếu nắm giữ đến khi đáo hạn, nhà đầu tư sẽ được thanh toán phần lãi chênh lệch bằng tiền mặt giữa giá thanh toán chứng quyền tại ngày đáo hạn và giá thực hiện của chứng quyền. Công thức tính như sau:
Thanh toán = Giá chứng khoán cơ sở bình quân 5 phiên trước ngày đáo hạn – Giá thực hiện |
3. Các trạng thái của chứng quyền
Chứng quyền mua sẽ có 3 trạng thái: Trạng thái lãi, trạng thái hoà vốn và trạng thái lỗ.
- Trạng thái lỗ: giá thực hiện > giá chứng khoán cơ sở (K>S)
- Trạng thái hoà vốn: giá thực hiện = giá chứng khoán cơ sở (K=S)
- Trạng thái lãi: giá thực hiện quyền < giá chứng khoán cơ sở (K<S)
Ví dụ: Giá Vinamilk (S) trên thị trường đang là 200,000 đ.
Giả định các chứng quyền sau có cùng các thông số, chỉ khác Giá thực hiện (K)
Các trạng thái của chứng quyền là gì?
Tại thời điểm đáo hạn nếu CW:
- Trạng thái có lãi: nhà đầu tư được nhận phần lãi chênh lệch.
- Trạng thái lỗ và trạng thái hoà vốn: nhà đầu tư không được nhận thanh toán chênh lệch.
Lãi/lỗ của nhà đầu tư không phải là trạng thái của chứng quyền. Để tính lỗ lãi tại ngày đáo hạn, nhà đầu tư sử dụng số tiền được nhận từ Công ty chứng khoán trừ đi chi phí vốn mua chứng quyền.
Ví dụ minh hoạ:
Trường hợp 1: Nhà đầu tư nắm giữ Chứng quyền đến ngày đáo hạn
Vào ngày đáo hạn (01/11/2019), khoản lỗ/lãi đối với NĐT phụ thuộc vào giá thị trường của VNM. Cụ thể:
Trong mọi trường hợp, khoản lỗ tối đa của nhà đầu tư là 20,870 đ (bằng với Giá mua chứng quyền).
NĐT hòa vốn khi giá VNM đạt 240,870 đ vào ngày đáo hạn (Giá mua chứng quyền + Giá thực hiện).
>> Xem thêm: Cách tính lời lỗ khi giao dịch chứng quyền có bảo đảm
Trường hợp 2: Nhà đầu tư bán Chứng quyền trước khi đáo hạn
Sau 2 tháng, vào 1/6/2019, NĐT bán lại Chứng quyền trên thị trường.
Giá chứng quyền được Công ty chứng khoán phát hành xác định dựa trên giá thị trường của VNM tại thời điểm đó.
Sự khác biệt giữa chứng khoán cơ sở với chứng quyền là gì?
1. Khái niệm về chứng khoán cơ sở
Chứng khoán cơ sở là loại chứng khoán được dùng với mục đích làm tài sản đảm bảo của chứng quyền và là cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán ở Việt Nam, phải thuộc chỉ số VN30 hay HNX30 và đáp ứng đủ những tiêu chí về mức vốn hóa trên thị trường, tỷ lệ tự do chuyển nhượng, mức độ thanh khoản, chứng chỉ quỹ ETF niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát hành chứng khoán cơ sở và các tiêu chí khác theo quy định của Uỷ ban Chứng khoán Việt Nam.
Ví dụ:
HCM – Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh
FPT – Tập đoàn FPT
Vai trò của chứng khoán cơ sở trên thị trường tài chính
- Chứng khoán cơ sở giúp cho doanh nghiệp dễ tiếp cận nguồn vốn lớn hơn với chi phí hợp lý, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, cải thiện công tác quản lý…
- Đối với nhà đầu tư: mỗi cổ phiếu lên sàn sẽ mở thêm cơ hội cho nhà đầu tư tiếp cận, đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình.
2. So sánh chứng quyền và chứng khoán cơ sở
Có vẻ câu hỏi chứng quyền là gì đã phần nào được giải đáp. Chứng quyền là một khái niệm còn mới mẻ đối với đa số nhà đầu tư Việt Nam, đặc biệt là đối với những người mới tham gia thị trường. Nhà đầu tư cần phân biệt những điểm khác biệt giữa chứng khoán cơ sở và chứng quyền để có thể nhìn rõ hơn tránh những sai lầm không đáng có trong đầu tư.
So sánh chứng quyền và chứng khoán cơ sở:
Vậy các khác biệt giữa chứng khoán cơ sở và chứng quyền là gì? Sau đây, Stock Insight sẽ phân tích một số điểm khác biệt lớn nhất của chúng:
Khác nhau ở Quyền lợi của người sở hữu
Người sở hữu chứng khoán cơ sở (cổ phiếu) có quyền:
- Được biểu quyết các vấn đề quan trọng của Tổ chức phát hành như Thông qua các kế hoạch kinh doanh của công ty, bầu Hội đồng quản trị….
- Được nhận cổ tức bằng tiền và nhận cổ phiếu thưởng của công ty niêm yết.
- Được mua cổ phiếu phát hành thêm với mức giá ưu đãi.
Người sở hữu chứng quyền có chứng khoán cơ sở là cổ phiếu không có bất cứ quyền nào (ví dụ quyền nhận cổ tức, quyền nhận cổ phiếu thưởng, quyền biểu quyết, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm….) đối với doanh nghiệp.
Khác nhau ở Giá trị và lợi nhuận
- Vốn đầu tư thấp: Giá chứng quyền thường nhỏ hơn nhiều so với giá chứng khoán cơ sở nên số vốn cần để đầu tư cũng nhỏ hơn.
- Tỷ suất sinh lời cao: Chứng quyền có biên độ dao động lớn, vì vậy mà tỷ lệ lợi nhuận thu được cũng cao hơn nhiều so với chứng khoán cơ sở.
Khác nhau ở Rủi ro
- Khả năng mất toàn bộ vốn: trong trường hợp chứng quyền đáo hạn nhưng mức giá thực hiện vẫn cao hơn so với thị giá cổ phiếu thì NĐT có thể đối diện với rủi ro mất hết số vốn mua ban đầu.
- Biến động mạnh: mức độ biến động mạnh vừa là cơ hội lớn nhưng cũng vừa là rủi ro cao đối với NĐT. Điều này đồng nghĩa rằng chứng quyền cũng có thể giảm mạnh hơn nhiều lần so với chứng khoán cơ sở.
Khác nhau ở Vòng đời có giới hạn
Không giống như cổ phiếu có thể mua xong và để đó mãi mãi, chứng quyền có thời gian đáo hạn xác định. Do đó, nó có thể sẽ không thích hợp với khẩu vị đầu tư lâu dài của đa số nhà đầu tư.
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đã giúp quý độc giả có thể hiểu phần nào về Chứng quyền là gì cũng như sự khác biệt giữa chứng quyền và chứng khoán cơ sở. Cả chứng quyền và chứng khoán cơ sở đều có những ưu điểm và khuyết điểm như đã phân tích ở trên. Nhà đầu tư cần dựa vào mục tiêu đầu tư, khẩu vị chịu rủi ro của mỗi người mà đưa ra phương pháp giao dịch hiệu quả đối với sự lựa chọn của mình.
Quý nhà đầu tư có thể bắt đầu hành trình tìm hiểu về Chứng quyền bằng việc Mở tài khoản giao dịch Chứng quyền nhanh tại HSC
Xem thêm các bài viết cùng chuyên mục:
Phần 2: Chứng quyền và chiến lược đầu tư: Làm thế nào để tối ưu lợi nhuận?
Phần 3: Cách quản lý rủi ro trong đầu tư chứng quyền
Phần 4: Hướng dẫn cách giao dịch chứng quyền cho người mới bắt đầu
Phần 5: Các sai lầm thường gặp khi đầu tư chứng quyền
Hoàng Thị Ngọc
Account Manager