Tháp tài sản – Bí quyết quản lý tài chính cá nhân thông minh

Ngày đăng: 16/08/2024 lượt xem

Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao đã mang lại cho người dân mức thu nhập ngày càng tăng lên, dần dần đã vượt qua nhu cầu chi tiêu cơ bản của mọi người. Thu nhập ngày càng dư giả hơn thì nhu cầu về tích lũy tài sản và đầu tư cũng trở nên cần thiết hơn.

Khi đó, việc xây dựng một kế hoạch tài chính thông minh, khoa học là chìa khóa để đảm bảo cho an ninh tài chính và cuộc sống sung túc bền vững về sau. Mô hình tháp tài sản là một mô hình hiệu quả và phổ biến có thể giúp nhà đầu tư thực hiện được mục tiêu đó.

Tháp tài sản là gì?

Khái niệm

Tháp tài sản là một mô hình trực quan thể hiện cấu trúc tài chính của cá nhân hay hộ gia đình. Mô hình này có cấu trúc tương tự kim tự tháp Ai Cập, thường được chia thành 5 tầng, mỗi tầng thể hiện cho một loại tài sản có vai trò và mức độ rủi ro khác nhau. 

Tầng đáy thấp nhất là tầng to nhất cũng là tầng vững chắc nhất thể hiện cho những điều cơ bản nhất. Càng lên cao mức độ an toàn càng giảm xuống, thường là các khoản đầu tư có mức độ rủi ro cao hơn, nhưng cũng đồng thời mang lại cơ hội gia tăng lợi nhuận cao hơn trong tương lai.

tháp tài sản
Mô hình cấu trúc tháp tài sản

Căn cứ vào nguồn lực, nhu cầu và mục tiêu khác nhau, mỗi cá nhân hay hộ gia đình sẽ xây dựng cho mình một tháp tài sản riêng phù hợp với cuộc sống của mình. Stock Insight sẽ nêu rõ hơn về tháp tài sản để nhà đầu tư có thể tham khảo và tự thiết kế tháp tài sản cho mình.

Các tầng của tháp tài sản

Tháp tài sản thường được chia thành 5 tầng gồm: tầng tài sản vô hình, tài sản bảo vệ, tài sản tạo thu nhập, tài sản tăng trưởng và tài sản mạo hiểm.

  • Tầng tài sản vô hình là tầng nằm ở dưới cùng cũng là tầng được tích lũy sớm nhất. Như tên gọi, tài sản vô hình là những tài sản không nhìn được bằng mắt thường. Đó là những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, hay những mối quan hệ xã hội,…  mà nhà đầu tư tích lũy được trong suốt cuộc đời, từ khi còn thơ bé đến khi nhắm mắt xuôi tay. Nó được tích lũy từng trong trường học, trong cuộc sống hàng ngày hay ngay trong những việc chúng ta làm hằng ngày. Nó sẽ là nền tảng để tạo ra những loại tài sản hữu hình khác, tài sản vô hình càng nhiều thì khả năng tạo ra tài sản hữu hình sẽ càng lớn.
  • Tầng tài sản bảo vệ là tầng thứ 2 trong mô hình tháp tài sản, đó là những tài sản dự phòng bảo vệ nhà đầu tư khỏi những trường hợp rủi ro bất ngờ có thể đến trong cuộc sống. Nó có thể là những tài sản như tiền mặt, tiền tiết kiệm, vàng, bất động sản, bảo hiểm, các loại tài sản có tính thanh khoản cao .… Chúng sẽ giúp cho cuộc sống của bạn vững vàng hơn.
  • Tầng tài sản tạo thu nhập là tầng thứ 3 trong mô hình tháp tài sản, là những tài sản mang lại thu nhập thụ động ổn định như lãi các khoản tiết kiệm sinh lãi, cổ phiếu chi trả cổ tức đều, trái phiếu, bất động sản cho thuê, …. Tầng này bắt đầu đóng vai trò trong việc xây dựng mục tiêu tự do tài chính cho nhà đầu tư.
  • Tầng tài sản tăng trưởng là tầng thứ 4 trong mô hình tháp tài sản, là những tài sản đầu tư đem lại lợi nhuận cao hơn, tăng trưởng nhanh hơn đi kèm với nó là mức rủi ro cũng cao hơn tài sản ở tầng thứ 3. Đó có thể là các khoản đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng, bất động sản, …. Tầng này giúp nhà đầu tư gia tăng giá trị tài sản nhanh chóng, từ đó tiến gần hơn đến mục tiêu đạt được sự giàu có và tự do tài chính.
  • Tầng tài sản mạo hiểm là tầng nằm ở trên cùng, đỉnh chóp của mô hình tháp tài sản, tầng này chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cấu trúc tài sản nhưng lại hứa hẹn mang lại mức lợi nhuận đột phá, tất nhiên đi kèm với đó là rủi ro ở mức cao. Tầng này dành cho nhà đầu tư có khả năng chấp nhận được mức độ rủi ro cao để hướng tới mức lợi nhuận vượt trội. Và không nhất thiết ai cũng phải xây dựng danh mục tài sản của mình ở tầng này. Các tài sản ở tầng này như đầu tư vào startup, các khoản đầu tư mạo hiểm, ….

Nguyên tắc về mô hình tháp tài sản

Để đảm bảo mô hình tháp tài sản được xây dựng và hoạt động hiệu quả, nhà đầu tư nên tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Xây dựng từ dưới lên, cũng giống như việc xây nhà, móng có vững chắc thì ngôi nhà mới kiên cố. Nhà đầu tư cần xây dựng tháp theo lộ trình từ thấp lên cao, tầng dưới càng vững chắc rồi mới lên tầng trên.
  • Đáy tháp càng rộng càng tốt, tầng đáy là tầng tài sản vô hình, là loại tài sản được tích lũy sớm nhất, lâu nhất, và có diện tích lớn nhất trong tháp. Đây là tầng quan trọng nhất, quy mô của các tầng phía trên, quy mô tài sản sau này sẽ tỷ lệ thuận với quy mô của tầng này.
Nguyên tắc về mô hình tháp tài sản
Nguyên tắc về mô hình tháp tài sản
  • Càng xây dựng lên cao thì rủi ro càng lớn vì mục tiêu của những tầng trên sẽ ngày càng lớn hơn. Do đó, càng lên cao thì nhà đầu tư càng nên phân bổ tài sản hợp lý.
  • Trong trường hợp khẩn cấp cần dùng đến nguồn tài chính, nhà đầu tư nên rút tài sản từ những tầng ở dưới trước. Vì như thiết kế của tháp thì các tầng bên dưới là những tầng bảo vệ cho những trường hợp bất ngờ có thể xảy ra.

Xây dựng tháp tài sản là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự kỷ luật và kiên định. Nhà đầu tư phải bình tĩnh, không nên nóng vội chạy theo những cơ hội ngắn hạn, những tài sản rủi ro kỳ vọng kiếm lợi nhanh chóng mà phá vỡ đi cấu trúc của tháp tài sản.

Lợi ích của việc sử dụng Tháp tài sản

Khi đã xây dựng được một tháp tài chính cho riêng mình. Theo thời gian, nhà đầu tư sẽ ngày càng nhận ra rõ ràng lợi ích của tháp tái sản trong quản lý và đạt được mục tiêu tài chính. Những lợi ích có thể kể đến như:

  • Hình thành tư duy quản lý tài chính khoa học: tháp tài chính giúp nhà đầu tư nhìn nhận được tình trạng tài chính của mình một cách trực quan. Từ đó có kế hoạch phân bổ, điều chỉnh, quản lý thuận tiện hơn.
  • Xác định mục tiêu tài chính: tháp tài chính là công cụ hữu ích giúp nhà đầu tư xác định rõ ràng mục tiêu tài chính của mình. Việc phân chia tài sản theo các tầng, giúp nhà đầu tư dễ dàng theo dõi tiến độ đạt được mục tiêu. Từ đó phân bổ nguồn lực một cách hợp lý để đạt được mục tiêu đó.
  • Phân bổ tài sản hợp lý: bằng việc phân loại tài sản theo từng tầng, nhà đầu tư có thể dễ dàng nhận định được tình hình tài chính của mình, từ đó phân bổ tài sản một cách phù hợp với mục tiêu, ưu tiên cá nhân của mình. Qua đó tối đa hóa được lợi thế của mỗi loại tài sản.
  • Quản lý rủi ro tài chính: tháp tài chính phân tách các loại tài sản và đầu tư theo tình hình tài chính và khả năng chịu đựng rủi ro. Nên có thể hỗ trợ phân tán và giảm thiểu rủi ro, giảm thiểu tổn thất, mất mát từ những sự kiện bất ngờ không mong muốn. Nhà đầu tư nên đa dạng hóa danh mục đầu tư, và luôn có kế hoạch cho tình huống bất ngờ.
  • Gia tăng giá trị tài sản và đạt được tự do tài chính:  tháp tài chính giúp nhà đầu tư xây dựng cho mình nền tảng tài chính vững chắc, xác định các loại tài sản có khả năng gia tăng giá trị theo thời gian, phát triển các nguồn thu nhập thụ động và giữ vững giá trị của các khoản đầu tư, từ đó đạt được tự do tài chính.

Xây dựng và quản lý tháp tài sản hiệu quả

Tháp tài sản - Bí quyết quản lý tài chính cá nhân thông minh

Để xây dựng tháp tài sản hiệu quả, nhà đầu tư có thể tham khảo quy trình sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu tài chính

Bước đầu tiên nhà đầu tư cần xác định mục tiêu tài chính cá nhân của mình. Mục tiêu có thể là mua nhà, mua xe, nuôi dạy con cái, phát triển sự nghiệp,… 

Bước 2: Đánh giá tình hình tài chính hiện tại

Sau khi xác định được mục tiêu, nhà đầu tư đánh giá khả năng tài chính của mình bao gồm thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, tài sản, nợ. Từ đó thiết kế kế hoạch tài chính phù hợp, thực tế, bền vững.

Bước 3: Phân bổ tài sản hợp lý

Dựa trên mục tiêu tài chính và tình hình tài chính hiện tại nhà đầu tư phân bổ tài sản một cách hợp lý theo từng tầng của tháp đã nêu ở trên.

Bước 4: Lập kế hoạch tiết kiệm và đầu tư

Nhà đầu tư cần lên kế hoạch để tiết kiệm và đầu tư, và dùng nguồn đó để tiếp tục xây dựng tháp phát triển bền vững, chắc chắn hơn.

Bước 5: Theo dõi và điều chỉnh

Trong quá trình thực hiện xây dựng tháp tài sản sẽ luôn có những thay đổi có thể xảy ra, nhà đầu tư cần theo dõi tiến độ và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết để tối ưu hóa tháp tài sản.

Kết luận

Mô hình tháp tài sản là một mô hình tốt để giúp nhà đầu tư quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Nhưng cũng giống như tất cả các mô hình khác, không có mô hình nào là thực sự tối ưu mà phụ thuộc rất nhiều vào nhà đầu tư, sự kỷ luật, kiên trì, và thường xuyên trau dồi cập nhật kiến thức. 

Đôi khi việc giữ kỷ luật sẽ làm nhà đầu tư bị bỏ lỡ mất một số cơ hội trong ngắn hạn, nhưng việc duy trì kỷ luật sẽ giúp nhà đầu tư duy trì được sự tăng trưởng tài sản trong dài hạn.

Ngoài ra đúng như tên gọi “Tháp tái sản – Bí quyết quản lý tài chính cá nhân thông minh”, tháp tài sản là một mô hình mang tính cá nhân cao. Do đó, mỗi một cá nhân sẽ có một cấu trúc tháp riêng không giống nhau. Chúc nhà đầu tư sẽ thiết kế được một mô hình phù hợp cho mình.

Quý nhà đầu tư có thể bắt đầu hành trình tìm hiểu, khám phá và học cách đầu tư tại HSCEdu. Ngoài ra, để biết thêm nhiều thông tin cũng như tin tức từ thị trường chứng khoán, các bạn có thể theo dõi thêm tại Stock Insight nhé!

Lâm Quách
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

chiến lược đầu tư

Các chiến lược đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán

Trong môi trường tài chính ngày nay, việc hiện đại hóa chiến lược đầu tư là không thể phủ nhận. Thị trường chứng khoán luôn biến động và tiến triển,...

cổ phiếu công nghệ

5 Lý do cổ phiếu công nghệ luôn được các nhà đầu tư ưu ái

Cổ phiếu công nghệ đã trở thành một trong những chủ đề hot trong thị trường chứng khoán hiện nay. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông...

Trader la gi

Trader là gì? Điều gì làm nên một trader thành công? (Phần 1)

Trader là gì? Và họ làm gì trên thị trường tài chính? Phần 1 của loạt bài này sẽ giới thiệu về vai trò của một trader, các kỹ năng...