Lợi tức là gì? Làm thế nào để tối ưu lợi tức trong đầu tư

Ngày đăng: 31/07/2024 lượt xem

Trong cuộc sống hàng ngày, chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ với thuật ngữ “lợi tức” – một thuật ngữ khá phổ biến trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính và đầu tư kinh doanh. Vậy lợi tức là gì và ý nghĩa thực tiễn của nó như thế nào trong các lĩnh vực kể trên? Cùng Stock Insight tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Lợi tức là gì? Ý nghĩa của lợi tức trong đầu tư và kinh doanh

Định nghĩa

Lợi tức là khoản lợi nhuận thu được từ các hoạt động đầu tư hoặc kinh doanh. Nó có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau như kinh doanh sản xuất, đầu tư chứng khoán, cho vay, hoặc gửi tiết kiệm. 

Tùy vào từng trường hợp, sẽ có các tên gọi khác nhau như: Cổ tức trong đầu tư chứng khoán, tiền lãi trong các khoản tiết kiệm và cho vay, hoặc lợi nhuận trong kinh doanh.

Ý nghĩa

Lợi tức là công cụ phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong suốt một năm. Đối với các nhà đầu tư cá nhân, đây được xem là thước đo hiệu quả của các khoản đầu tư và giúp đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Sự khác nhau giữa lợi nhuận, lợi tức và cổ tức

Lợi tức là phần lãi thu được từ các hoạt động đầu tư và kinh doanh.

Cổ tức là lợi tức khi đầu tư vào thị trường chứng khoán.

Lãi suất là lợi tức khi gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng.

Lợi nhuận là lợi tức khi thực hiện quá trình kinh doanh buôn bán.

Việc có được kiến thức nền tảng về lợi tức sẽ giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về khái niệm này và dễ dàng đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt.

lợi tức
Sự khác nhau giữa lợi tức và cổ tức

Tầm quan trọng của lợi tức

Ở mục này Stock Insight sẽ cùng đi sâu thêm để hiểu được tầm quan trọng của lợi tức đối với cá nhân và doanh nghiệp, từ đó sẽ thấy vai trò của chúng trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Ý nghĩa đối với cá nhân

Các nguồn vốn dư dả của mỗi cá nhân sẽ được huy động vào nền kinh thế thị trường thông qua các tổ chức tín dụng hoặc thông qua cổ phần, trái phiếu của các doanh nghiệp. Khoản tiền huy động này được các tổ chức tín dụng luân chuyển đến những nơi cần sử dụng hoặc được chính các doanh nghiệp sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh hay đầu tư các tài sản cố định.

Đi kèm với hoạt động này, mỗi cá nhân sẽ mong muốn nhận lại được lợi tức. Đây là khoản thu nhập mà họ kiếm được trên mỗi khoản đầu tư mà mình bỏ ra. Với những khoản khác nhau sẽ đáp ứng được các nhu cầu khác nhau, từ phục vụ các nhu cầu thiết yếu như ăn, ở, sinh hoạt bình thường… đến những hoạt động xa xỉ hơn như đi du lịch, mua ô tô hay những tài sản có giá trị lớn khác. 

Ý nghĩa với mỗi doanh nghiệp

Đối với góc độ doanh nghiệp, lợi tức cũng mang vai trò quan trọng cho sự phát triển của tổ chức. Lợi nhuận sẽ giúp doanh nghiệp đó có nguồn tiền để tiếp tục tái đầu tư sản xuất, kinh doanh; là thước đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Chúng ta có thể đánh giá một doanh nghiệp tốt là một doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn hiệu quả và có thể nắm bắt cơ hội đầu tư sinh lời. Đối với những doanh nghiệp này, họ có thể dễ dàng huy động vốn thông qua các hoạt động như: Phát hành cổ phần thêm, phát hành trái phiếu… nhằm tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

tỷ lệ lợi tức

Hướng dẫn công thức tính lợi tức

Cách thông thường nhất để kiếm được lợi nhuận khi đầu tư cổ phiếu là khi bạn bán cổ phiếu tại giá cao hơn lúc mua. Với cách này thì bạn sẽ phải tìm kiếm các công ty làm ăn tăng trưởng tốt để giá cổ phiếu tăng theo giá trị công ty đem lại. 

Cách tính tỷ lệ lợi tức (cổ tức) trên mỗi cổ phần

  • Tỷ lệ lợi tức: Một số công ty sẽ trả theo một tỷ lệ phần trăm trên lợi nhuận họ kiếm được như là cho các cổ đông.
Tỷ suất lợi tức trên mỗi cổ phần (cổ tức) = Cổ tức mỗi cổ phần/Giá mỗi cổ phần

Đây là sự đánh giá mức độ hiệu quả của mỗi cổ đông khi đầu tư vào cổ phần của các doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, là cơ sở so sánh với số vốn đầu tư để xác định được khả năng sinh lời.

Đối với góc nhìn của chủ doanh nghiệp thì lợi tức là phần lãi thuần sau khi trừ các chi phí, thuế trong hoạt động kinh doanh. Đây là công cụ soi chiếu kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sau một năm hoạt động, cũng như là yếu tố cần và đủ để doanh nghiệp tiếp tục duy trì và phát triển.

Cách tính với loại này đó là: 

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ – chi phí + lợi nhuận tài chính + lợi nhuận khác – thuế thu nhập doanh nghiệp

Cũng có thể hiểu đó là lợi nhuận sau thuế của công ty thu lại.

Đối với các hoạt động kinh doanh nhỏ hơn thì lợi nhuận thực hiện trong quá trình buôn bán kiếm chênh lệch giá.

Còn trong lĩnh vực ngân hàng, lãi suất chính là khoản lợi tức mà nhà đầu tư sẽ kiếm được khi gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Thường khoản này sẽ được thỏa thuận trước giữa các bên và có kế hoạch rõ ràng về khoảng thời gian nhận loại lợi tức này.

Do vậy, lợi tức được mang ý nghĩa rộng hơn lợi nhuận, lãi suất hay cổ tức, bao hàm những khoản lời lãi thu được bằng nhiều hình thức khác nhau và có các cách tính khác nhau.

Làm thế nào để tối ưu lợi tức trong đầu tư tài chính

Chiến lược đầu tư hiệu quả

Khi đầu tư vào mỗi lĩnh vực khác nhau nhằm tìm kiếm lợi tức nhà đầu tư cần hiểu được cách tính để đem lại hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó cần có một chiến lược đầu tư hiệu quả: 

  • Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Phân bổ nguồn vốn vào các hạng mục đầu tư khác nhau để hạn chế rủi ro gặp phải nếu một kênh đầu tư thụ động gặp vấn đề ảnh hưởng đến lợi tức.
  • Đầu tư dài hạn giúp cho nhà đầu tư có các khoản lợi tốt hơn so với các khoản đầu tư ngắn hạn.
  • Ví dụ về chiến lược đầu tư ăn cổ tức khi trong đầu tư cổ phiếu hay gửi tiết kiệm ngân hàng: Với mức vốn đầu tư ban đầu là 100 triệu, lợi tức nhận được hằng năm tiếp tục tái đầu tư, tiếp đến lựa chọn doanh nghiệp chi trả cổ tức 15%/năm thì sau 5 năm chúng ta sẽ nhận được khoản lợi hơn 100 triệu đồng, gấp đôi số tiền bỏ ra trước đó.

Sử dụng công cụ và quản lý chi phí đầu tư

Sử dụng số liệu trong quá khứ để đánh giá tình hình cơ bản doanh nghiệp cũng như tỷ lệ chi trả lợi tức trung bình hàng năm. Các chỉ số tài chính của doanh nghiệp cũng giúp ích cho việc này.

Đối với cách tính của tỷ suất cổ tức trong đầu tư cổ phiếu thì nhà đầu tư có thể sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật để mua cổ phần tại các mức giá thấp để tối ưu chỉ số này. 

Các chi phí quản lý tài khoản đầu tư hay thuế bán cổ phần,..cũng nên được nghiên cứu kỹ. Ví dụ các khoản chi phí kể trên quá cao (lên đến 1-1,5%) cũng làm giảm thiểu đáng kể khoản lợi tức sẽ nhận được. Tìm kiếm các khoản đầu tư mà có chi phí thấp cũng nên được tính tới.

Theo dõi và điều chỉnh danh mục đầu tư

Trong quá trình đầu tư sẽ có những khoản đầu tư không đem lại hiệu quả như ban đầu nữa, lúc này chúng ta cần xem xét lại các yếu tố ảnh hưởng để ra các quyết định giảm tỷ trọng hoặc không tiếp tục đầu tư vào các hạng mục đó. 

Ví dụ: Công ty cổ phần chi trả tỷ lệ cổ tức quá thấp do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chậm lại khiến cho mức cổ tức trên mỗi cổ phần thấp đi hoặc giá của cổ phiếu đã lên quá cao trong khi mức cổ tức chi trả không tăng lên tương ứng cũng làm ảnh hưởng đến tỷ lệ này.

Kết luận

Trên đây là những thông tin liên quan đến lợi tức mà Stock Insight đã tổng hợp và phân tích. Từ những thông tin cốt lõi của bài viết hy vọng sẽ mang đến cho nhà đầu tư góc nhìn chi tiết và có quyết định đầu tư sáng suốt và hiệu quả hơn. Hãy luôn cập nhật kiến thức, theo dõi sát sao các biến động thị trường và điều chỉnh chiến lược kịp thời để tối ưu hóa lợi tức từ các khoản đầu tư của bạn.

Mở tài khoản HSC online tại đây để bắt đầu hành trình đầu tư hiệu quả. 

Thiện Vũ
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

Doanh thu thuần

Doanh thu thuần là gì? 6 Yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần

Doanh thu thuần là gì? Các thành phần của doanh thu thuần Doanh thu thuần (Net revenue), hay còn gọi là doanh thu gộp, là số tiền thu được từ...

6 Nguyên Tắc Vàng Của Lý Thuyết Dow

6 nguyên tắc vàng của lý thuyết Dow

Bạn đã từng nghe đến Lý thuyết Dow – Nền tảng cơ bản của phân tích kỹ thuật? Cùng Stock Insight tìm hiểu về 6 nguyên tắc cốt lõi của...

Định giá doanh nghiệp

Định giá doanh nghiệp là gì? Những lưu ý quan trọng trong định giá doanh nghiệp

Định giá doanh nghiệp là một khía cạnh quan trọng của hoạt động kinh doanh và đầu tư, đóng vai trò quyết định trong việc đánh giá giá trị thực...