Mô hình nêm: Ý nghĩa & hướng dẫn giao dịch hiệu quả với mô hình nêm

Ngày đăng: 22/07/2024 lượt xem

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, việc đầu tư chứng khoán ngày càng phổ biến với sự tham gia ngày càng đông của các nhà đầu tư cá nhân. Từ đó, các phương pháp đầu tư ngày càng phổ biến và được ứng dụng nhiều vào các lệnh giao dịch. Trong đó, giao dịch theo các mẫu hình là một phương pháp giao dịch được ứng dụng rộng rãi nhờ việc trực quan và độ tin cậy cao. Mô hình nêm là một trong các mẫu hình được vận dụng rộng rãi.

Giới thiệu về mô hình nêm

Mô hình nêm là gì?

Mô hình nêm hay còn gọi là mô hình cái nêm (Wedge Pattern) do hình dáng vận động của mô hình có hình dạng thu hẹp dần về sau giống như hình dạng của cái nêm dùng trong công nghiệp.

mô hình nêm
Hình 1: Cái nêm

Mô hình nêm được hình thành bởi 2 đường hỗ trợ bên dưới và kháng cự bên trên cùng dốc lên hoặc dốc xuống, hai đường này sẽ có xu hướng hội tụ với nhau, bo hẹp lại tại một điểm tạo thành hình cái nêm. Đây cũng là sự khác biệt dễ nhìn thấy nhất giữa mô hình cái nêm và mô hình tam giác thường bị nhầm lẫn. Biên độ của các lần biến động sẽ thu hẹp dần trong quá trình tạo nêm, cổ phiếu sẽ vận động hẹp hơn sau các lần biến động.

>> Xem trực quan mô hình Nêm tại HSC ONE: https://one.hsc.com.vn/

mô hình nêm giảm
Hình 2: Mẫu hình nêm tăng giá và giảm giá

Thành phần của mô hình nêm

Đường kháng cự: Là đường nối các điểm cao nhất mà cổ phiếu vận động trong quá trình tích lũy. Trong mô hình nêm, đường kháng cự là điểm nối các lần nỗ lực vượt thoát nhưng chưa thành công của cổ phiếu, và cũng là 1 vùng các nhà đầu tư đang nắm giữ giá cao trong quá trình tích lũy tạo nêm.

Đường hỗ trợ: Ý nghĩa gần nhưng ngược lại với đường kháng cự, đây là đường nối các điểm thấp nhất trong quá trình vận động tạo nêm của cổ phiếu, hay đây là các điểm mà về vùng đó cổ phiếu bật tăng trở lại.

Một yêu cầu cần thiết là giá phải chạm vào mỗi đường trendline ít nhất là 2 lần, tức là tổng cộng tối thiểu có 4 điểm đảo chiều thì mô hình mới đạt yêu cầu.

Ý nghĩa của mô hình cái nêm trong giao dịch

Mô hình cái nêm (Wedge Pattern) phản ánh sự tích lũy và lưỡng lự của cổ phiếu trong một xu hướng chính, trước khi phe mua và phe bán có hành động quyết liệt để tạo xu hướng mới. Nếu vượt thoát khỏi đường kháng cự, giá cổ phiếu sẽ tiếp tục xu hướng được tạo ra trước đó. Ngược lại nếu phá vỡ đường hỗ trợ, vận động giá sẽ đảo chiều xu hướng trước đó.

Phân loại mô hình nêm trong chứng khoán

Mô hình nêm tăng (Rising Wedge)

Đặc điểm nhận biết của mô hình nêm tăng là hai đường hỗ trợ và kháng cự cùng dốc lên, hội tụ tại một điểm hướng lên so với phần thân nêm tạo ra trước đó. Mô hình này có thể xuất hiện trong mọi hoàn cảnh nhưng khi vận động giá bắt đầu breakout khỏi mô hình, đường giá sẽ có xu hướng đi ngược lại với hướng của cái nêm.

mô hình nêm tăng
Hình 3: Mô hình nêm tăng (rising wedge)

Giải thích vận động của mô hình:

Rising Wedge xuất hiện sau một nhịp vận động hẹp kèm tăng giá nhẹ của cổ phiếu, các đỉnh sau cao hơn các đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước trong quá trình tạo thân nêm. Tuy nhiên độ dốc của đỉnh sau so với đỉnh trước lại thấp hơn độ dốc của đáy sau so với đáy trước, nói đơn giản hơn tức là các nhịp tăng giảm thu hẹp biên độ dần.

Điều này chứng tỏ lực cầu mua lên đang dần suy yếu. Đến một thời điểm, khi lực bán đủ mạnh, giá sẽ phá vỡ vùng hỗ trợ đi xuống, bắt đầu một xu hướng giảm giá mạnh, vượt khỏi biên độ thiết lập trước đó.

Mô hình nêm giảm (Falling Wedge)

Hơi ngược hướng với nêm tăng, trong mô hình nêm giảm, vận động giá sẽ tạo thành hai đường kháng cự và hỗ trợ cùng dốc xuống, giao nhau tại một điểm chếch xuống phía dưới của mô hình. Đối với mô hình này, giá sẽ phá vỡ theo hướng ngược lại so với hướng dốc của cái nêm, tức đường giá sẽ có xu hướng tăng mạnh sau khi phá vỡ mô hình.

mô hình cái nêm
Hình 4: Mô hình nêm giảm (Falling Wedge)

Mô hình nêm mở rộng (Broadening Wedge)

Mô hình nêm mở rộng là một trường hợp biến tấu của mẫu hình cái nêm. Đặc điểm nhận dạng dễ nhận thấy của mô hình này là biên độ dao động của giá mở rộng dần từ trái sang phải. Đường kháng cự và hỗ trợ có thể dốc lên hoặc dốc xuống không rõ xu hướng. Đây là thời điểm cả phe mua và phe bán đều có sự suy giảm. Nghĩa là đây là tín hiệu của một sự đảo chiều, giá có thể chuyển từ giảm sang tăng hoặc ngược lại.

mô hình nêm
Hình 5: Mô hình nêm mở rộng (Broadening Wedge)

Hướng dẫn giao dịch hiệu quả với mô hình nêm

mô hình nêm giảm
Hình 6: Mẫu hình nêm Falling Wedge xuất hiện ở cổ phiếu FRT

Xác định điểm vào lệnh khi giao dịch theo mẫu hình nêm:

Điều quan trọng tiên quyết trong giao dịch với mẫu hình nêm đó là xác định đúng mẫu hình nêm nào đang diễn ra. Như hình 5 bên trên ví dụ về nêm giảm (falling wedge) xuất hiện, và khi giá cổ phiếu vượt thoát khỏi mô hình sẽ xác nhận xu hướng tăng giá tiếp diễn đúng với nguyên lý vận động của mô hình.

Xác định Điểm mua (Entry): Ngay khi xu hướng giá xác nhận breakout khỏi đường kháng cự của mô hình

Xác định điểm Chốt lời (Take profit): Chốt lời tiềm năng bằng với độ rộng thân nêm.

Xác định điểm Cắt lỗ (Stoploss): Điểm thoát vị thế nếu mô hình fail, cổ phiếu thủng đường hỗ trợ thân nêm.

mô hình nêm tăng
Hình 7: Điểm mua, điểm chốt lời và Cắt lỗ theo mô hình nêm tại cổ phiếu FR

Kết luận

Giao dịch theo mẫu hình là xu hướng tất yếu khi cách vận dụng dễ dàng, trực quan và độ tin cậy được kiểm định theo từng mẫu hình. Nhà đầu tư mới tham gia thị trường sẽ dễ dàng nắm bắt được mẫu hình để áp dụng vào giao dịch một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, cần xem xét kỹ càng vận động, và thỏa mãn tiêu chí của mẫu hình trước khi tham gia. Và nhất là cần giữ vị thế hợp lý, chiến lược mua, điểm mua, điểm chốt lời, cắt lỗ rõ ràng khi giao dịch. Và cần tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia nếu cần thêm thông tin hỗ trợ giao dịch cũng như đón đọc thêm các kiến thức tại Stock Insight nhé.

Sơn Mai
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

lý thuyết dow

Lý thuyết dow | Nguyên lý và ứng dụng thực tế trên thị trường

Lý thuyết Dow là gì? Lý thuyết Dow được sáng lập bởi Charles Dow và đây là nền tảng để các nhà đầu tư có thể nghiên cứu sự biến...

Lãi suất thả nổi có thể tăng hoặc giảm theo thời gian

Lãi suất thả nổi là gì? Công thức tính và ví dụ minh họa

Lãi suất thả nổi là gì? Lãi suất thả nổi (Floating interest rate) là một loại lãi suất không cố định, được điều chỉnh định kỳ dựa trên tình hình...

Quá trình phân tích, cân nhắc giữa các phương án sẽ giúp nhà đầu tư, đưa ra những quyết định sáng suốt, an toàn, giảm tỷ lệ thất bại, tối ưu nguồn lực.

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính và ví dụ minh họa dễ hiểu

Chi phí cơ hội là gì? Ý nghĩa của chi phí cơ hội là gì? Chi phí cơ hội (Opportunity Cost) là những lợi ích mà doanh nghiệp, cá nhân,...