Cách đọc bảng giá chứng khoán cho người mới đầu tư

Ngày đăng: 13/07/2024 lượt xem

Một trong những yếu tố quan trọng khi tham gia trên thị trường chứng khoán mà nhà đầu tư cần nắm được đó chính là bảng giá giao dịch chứng khoán. Đọc và hiểu được bảng giá chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư có được cách nhìn rõ ràng nhất về diễn biến của cổ phiếu cũng như thị trường qua các phiên từ đó mới đưa ra được quyết định MUA hoặc BÁN cổ phiếu đó.

Mỗi công ty chứng khoán đều sẽ có bảng giá chứng khoán khác nhau nhưng sẽ hiển thị nội dung giống nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các yếu tố cơ bản của bảng giá chứng khoán và hướng dẫn chi tiết cách đọc bảng giá một cách hiệu quả. Ví dụ minh họa bằng bảng giá giao dịch chứng khoán của CTCP chứng khoán TPHCM (HSC) để hiểu rõ hơn về cách hiển thị, các thông số và các tiện ích nhé! 

Bảng giá của công ty chứng khoán HSC: https://priceonline.hsc.com.vn/

Bảng giá chứng khoán là gì?

Bảng giá chứng khoán là công cụ quan trọng cung cấp thông tin về giá cả, khối lượng giao dịch và các chỉ số thị trường của các mã chứng khoán trên sàn giao dịch. Mục đích của việc đọc hiểu được bảng giá chứng khoán bao gồm:

  • Theo dõi biến động thị trường: Giúp nhà đầu tư cập nhật liên tục tình hình thị trường, nhận biết xu hướng tăng giảm của cổ phiếu và các chỉ số thị trường.
  • Đưa ra quyết định đầu tư: Cung cấp thông tin cần thiết để nhà đầu tư quyết định mua, bán hoặc giữ lại cổ phiếu dựa trên sự biến động giá và khối lượng giao dịch.
  • Phân tích kỹ thuật: Sử dụng các dữ liệu từ bảng giá để phân tích xu hướng giá, mô hình giá và các chỉ số kỹ thuật khác, hỗ trợ trong việc dự đoán giá trong tương lai.
  • Quản lý danh mục đầu tư: Giúp nhà đầu tư theo dõi hiệu quả của danh mục đầu tư, điều chỉnh tỷ trọng cổ phiếu phù hợp để tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
  • Đánh giá hiệu quả doanh nghiệp: Thông qua biến động giá cổ phiếu, nhà đầu tư có thể đánh giá được phần nào hiệu quả hoạt động và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.

bảng giá chứng khoán có mấy màu

Bảng giá giao dịch chứng khoán sẽ có 4 màu sắc chủ đạo tương ứng với cách hiểu như sau:

Xanh lá: chỉ số, cổ phiếu tăng điểm, số cổ phiếu tăng trong phiên

Đỏ: chỉ số, cổ phiếu giảm điểm, số cổ phiếu giảm trong phiên

Xanh dương nhạt: cổ phiếu giảm tối đa biên độ giao dịch 

Tím: cổ phiếu tăng tối đa biên độ giao dịch 

Vàng: giá không thay đổi so với phiên giao dịch trước đó. 

Các thành phần chính của bảng giá chứng khoán

Khung chỉ số

bảng giá chứng khoán

Thị trường chứng khoán việt nam sẽ có 2 bảng giá riêng đại diện cho 2 sở giao dịch chứng khoán

Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE): chỉ số VNINDEX, VN30, VNallshare

  • Vnindex: bộ chỉ số tổng hợp các mã được niêm yết trên HOSE
  • VN30: bao gồm 30 công ty top đầu về vốn hóa và thanh khoản nằm trong Vnallshare 
  • VNallshare: bao gồm các cổ phiếu trên HOSE nhưng phải đáp ứng vài tiêu chí riêng

Sở giao dịch chứng khoán Hà nội (HNX): Chỉ số HNX-index, HNX-30, UPCOM-index

  • HNX-index: bộ chỉ số tổng hợp các mã được niêm yết trên HNX 
  • HNX30: bao gồm 30 công ty top đầu về vốn hóa, thanh khoản được niêm yết trên HNX
  • UPCOM-index: sàn được niêm yết với tiêu chí thấp hơn nhiều so với hose và HNX 

Ví dụ cách hiển thị tại bảng giá chứng khoán như trên hình dưới:

Chỉ số Vnindex đóng cửa ở mức 1254,12 giảm 27.9 điểm ứng với giảm 2,18% với tổng khối lượng khớp lệnh 1,247 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng 31815 tỷ đồng. Số mã tăng 74, số mã giảm 378, số mã tham chiếu 50

Các tab được hiển thị trên bảng giá HSC

bảng giá chứng khoán là gì

Chỉ số: bao gồm các bộ chỉ số cơ bản và hiển thị rõ điểm số, tăng/giảm bao nhiêu điểm trong phiên, phần trăm so với phiên trước đó, khối lượng và giá trị cổ phiếu được khớp lệnh, số cổ phiếu tăng/giảm/tham chiếu.

bảng giá chứng khoán trực tuyến

Về cách hiển thị: các cổ phiếu sẽ được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái abc…

bảng giá chứng khoán thế giới

ETF (Exchange Traded Fund): quỹ hoán đổi danh mục  bao gồm các chứng chỉ quỹ được phát hành bởi SSI, Dragon capital,… mô phỏng theo chỉ số  cho phép nhà đầu tư mua bán như cổ phiếu thường với biên độ 7%.

bảng giá chứng khoán lightning

THỎA THUẬN: bao gồm các giao dịch được thỏa thuận qua lại với giá và khối lượng được bên mua và bên bán thống nhất với nhau (nhưng vẫn trong biên độ cho phép ứng với các sàn HOSE, HNX, UPCOM) được thực hiện không thông qua mua bán trên sàn. Khối lượng thực hiện tối thiểu 20.000 cổ phiếu (hoặc vài cổ phiếu lẻ)

bảng giá chứng khoán

Ngoài cổ phiếu cơ sở: còn có các sản phẩm khác được công ty chứng khoán phát hành như là Chứng quyền, trái phiếu riêng lẻ, phái sinh. 3 sản phẩm này sẽ được tìm hiểu chuyên sâu hơn ở chuyên đề sau nhé. 

bảng giá chứng khoán là gì

DANH MỤC: tại mục này nhà đầu tư có thể tự chọn cho mình các cổ phiếu để tiện theo dõi hơn và danh mục này sẽ được lưu lại sẵn trên trình duyệt.

Tìm hiểu về thành phần chính của mã chứng khoán và cách đọc bảng giá chứng khoán 

bảng giá chứng khoán có mấy màu

Mã chứng khoán: hiển thị ở cột đầu tiên tại bảng giá chứng khoán với 3 chữ cái thông thường sẽ là chữ viết tắt được doanh nghiệp đăng ký niêm yết trên sàn chứng khoán. VD: FPT (CTCP FPT)

Ngoài ra còn có các CCQ ETF, Chứng quyền được hiển thị nhiều chữ cái hơn. Ví dụ như là: E1VFVN30 (quỹ ETF được dragon capital quản lý mô phỏng theo VN30), CFPT2310 (chứng quyền của cổ phiếu FPT, mỗi chứng quyền được phát hành theo tỷ lệ riêng) 

Giá hiển thị: TC, trần, sàn 

Mỗi sàn giao dịch sẽ có biên độ GD khác nhau:

  • HOSE: biên độ giao dịch 7%.
  • HNX: biên độ giao dịch 10%.
  • UPCOM: biên độ giao dịch 15%

TC: giá tham chiếu (Reference price). Trên HOSE HNX giá tham chiếu là giá đóng cửa của cổ phiếu ở phiên giao dịch hôm trước. Trên UPCOM, giá tham chiếu là giá trung bình của phiên giao dịch trước đó.

Trần (ceiling price-CE) : là giá tăng được tối đa trong ngày giao dịch.

Sàn (floor price- FL): là giá giảm được tối đa trong ngày giao dịch.

Trần/sàn được tính từ giá tham chiếu và ứng với biên độ khác nhau ở từng sàn.

Ví dụ: mã cổ phiếu AAA: giá tham chiếu 11.2 thì giá trần bằng 11.2*1,07=11.984 được quy về 11,95. Tương tự giá sàn bằng=11.2/1,07=10.467 được quy về 10.45 

Room NN: là khối lượng tối đa nước ngoài mua được

NN Mua: là số lượng cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài mua trong phiên.

NN Bán: là số lượng cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài bán trong phiên 

Ví dụ: mã cổ phiếu AAA: đang được hiển thị room 364.4M, NN mua 200, NN bán 60k tức là lượng tối đa nhà đầu tư nước ngoài (NĐT NN) mua được là 364,4 triệu cổ phiếu. NĐT NN mua trong phiên 200 cổ phiếu, và bán trong phiên 60.000 cổ phiếu.

Mua- Giao dịch- Bán: với giá được hiển thị tăng theo bước giá từ trái sang phải 

bảng giá chứng khoán trực tuyến

Mua: có 3 cột giá mua và 3 cột khối lượng được đánh theo tự từ trái sang phải 3 2 1. Giá 3 ứng với KL 3, giá 2 ứng với KL 2. Được hiểu là: ứng với mức giá 1,2,3 thì sẽ có khối lượng chờ khớp. 

Bán: cách hiển thị và thông hiểu như bên Mua 

Giao dịch: 

Giá được hiển thị là giá đang được khớp tại thời điểm hiện tại.

+/- : bước giá biến động trên mỗi sàn sẽ có cách tính khác nhau:

Trên bảng giá chứng khoán HOSE

với giá cổ phiếu <10 thì bước giá 0.01 đồng. VD giá cổ phiếu X giá 9.9 thì bước giá sẽ là 9.89 9.9 9.91…..

với giá cổ phiếu từ 10 đến 50 thì bước giá 0.05. VD giá cổ phiếu X là 32 thì bước giá sẽ là 31.95 32 32.05……

Với giá cổ phiếu từ 50 trở lên thì bước giá 0.1. VD giá cổ phiếu X là 62 thì bước giá sẽ là 61.9 62 62.1 

Trên HNX với UPCOM được áp dụng chung với biên độ 0.1

KL: khối lượng đang được mua chủ động hoặc khớp chủ động 

Ví dụ với cổ phiếu AAA 

Giá 3: 11.15 KL 3 136,600 được hiểu là tại mức giá 11.15 có khối lượng 136,600 chờ được khớp lệnh. 

Giá: 11.25 là giá đang khớp lệnh hiện tại với bên bán chủ động 100 cổ phiếu. Lưu ý: nếu giá đang hiển thị là giá 1 thì khối lượng được khớp sẽ được hiểu là lệnh bán chủ động. Ngược lại, nếu giá hiển thị là giá 3 thì khối lượng được khớp sẽ là lệnh mua chủ động

Cao nhất: giá khớp lệnh được cao nhất trong phiên cho tới thời điểm hiện tại

Thấp nhất: giá khớp lệnh được thấp nhất trong phiên cho tới thời điểm hiện tại

Bình quân: giá khớp lệnh trung bình trong phiên (các cổ phiếu sàn UPCOM sẽ quy chuẩn theo giá bình quân để thành giá tham chiếu ngày hôm sau)

Tổng KLTH: tổng khối lượng thực hiện tại thời điểm hiện tại (làm tròn tương đối)

bảng giá chứng khoán thế giới

Ví dụ: tại thời điểm hiện tại: mức giá cao nhất trong phiên là 11.4, thấp nhất 11.15, giá trung bình 11.25 và khối lượng đã được khớp lệnh: quanh 2 triệu cổ phiếu 

Một số lưu ý khi đọc bảng giá chứng khoán  

bảng giá chứng khoán lightning

Bảng giá chứng khoán chỉ phản ánh thông tin giao dịch trong phiên hiện tại.

Cần theo dõi bảng giá thường xuyên để cập nhật đầy đủ thông tin cũng như biến động của thị trường. Tuy nhiên, chỉ bảng giá không thì chưa đủ nhà đầu tư cần nắm được thêm nhiều yếu tố khác như thanh khoản, dòng tiền vàtop những mã tác động theo chiều tăng hoặc giảm của chỉ số. 

Cần kết hợp thêm các chỉ số tài chính, các tín hiệu kỹ thuật, thống kê giữa phiên để có góc nhìn tổng quan hơn. 

Kiên nhẫn và chờ đợi lệnh mình đặt, không nên mua bán với lệnh được khớp liền (MP), hạn chế giao dịch trong khung giờ ATO ATC. 

Đừng hoảng loạn hoặc FOMO theo xu hướng thị trường chung, tập trung với mã cổ phiếu mình nắm giữ. (Xem bảng giá chứng khoán thường xuyên dễ khiến nhà đầu tư đi theo số đông).

Nghiên cứu kỹ về doanh nghiệp muốn mua và hãy tham khảo thêm các nguồn thông tin từ chuyên gia tài chính nếu cần. 

Kết luận

Từ việc đọc bảng giá chứng khoán, nhà đầu tư phần nào hoàn thiện được góc nhìn về thị trường, nắm được nhà đầu tư đang quan tâm tới những nhóm ngành hoặc những cổ phiếu nào trong phiên từ đó đưa ra được quyết định mua/bán. Kinh nghiệm nếu nhà đầu tư nhìn một mã cổ phiếu trong một khoảng thời gian đủ lâu thì sẽ hiểu được đặc tính cũng như cách đi lệnh của cổ phiếu đó (đây là tips dành cho nhà đầu tư chịu kiên nhẫn quan sát).

Việc đọc hiểu bảng giá chứng khoán là kỹ năng quan trọng giúp nhà đầu tư nắm bắt thông tin kịp thời và đưa ra quyết định đầu tư hợp lý. Đối với người mới bắt đầu, hiểu rõ các yếu tố cấu thành bảng giá sẽ là bước đệm vững chắc cho hành trình đầu tư của bạn. Đừng quên theo dõi các bài viết và tài liệu hướng dẫn tại Stock Insight HSC để không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng đầu tư của mình. Hãy bắt đầu với những bước cơ bản và dần dần khám phá thế giới chứng khoán một cách tự tin và hiệu quả.

Phạm Minh Hậu
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

ETF – Arbitrage và ứng dụng thực tế

Chứng chỉ quỹ ETF là công cụ đầu tư phổ biến với khả năng linh hoạt và chi phí thấp. Arbitrage, một chiến lược đầu tư đặc biệt trong quỹ...

Lua chon co phieu

Làm cách nào chọn cổ phiếu để đầu tư? (Phần 2)

Chọn cổ phiếu để đầu tư không phải là một nhiệm vụ đơn giản, yêu cầu nhà đầu tư cần phân tích và nghiên cứu kỹ lưỡng. Trong bài viết...

Spread trong chứng khoán

Spread là gì? Trong kinh doanh, spread là phần chênh lệch giữa giá mà người chủ bán sản phẩm của mình so với giá vốn mà họ mua được, đây có thể...