Chỉ số CCI là gì? Ứng dụng của CCI trong nhận diện xu hướng thị trường

Ngày đăng: 13/07/2024 lượt xem

Chỉ số CCI được phát triển bởi Donald Lambert vào năm 1980, CCI giúp nhà đầu tư xác định các giai đoạn mua quá mức hoặc bán quá mức của tài sản, từ đó đưa ra các quyết định giao dịch chính xác. Bài viết này chia sẻ hiểu rõ hơn về chỉ số CCI là gì, cách tính toán và ứng dụng của chỉ số CCI trong việc nhận diện xu hướng thị trường, nhằm tối ưu hóa chiến lược đầu tư.

Chỉ số CCI là gì?

Chỉ số CCI là viết tắt của từ Commodity Channel Index (Chỉ số kênh hàng hóa) là một chỉ báo trong phân tích kỹ thuật, dùng để dự đoán xu hướng của thị trường hàng hóa. Chỉ báo này được nhà toán học lỗi lạc Donald Lambert phát minh vào những năm 80 của thế kỷ trước.

CCI là một công cụ hữu hiệu giúp nhà đầu tư nhận diện xu hướng thị trường. CCI được quan tâm bởi tính hiệu quả cao trước những biến động mạnh mẽ của thị trường hàng hóa và chứng khoán.

Giai đoạn đầu CCI được dùng chủ yếu trong thị trường hàng hóa, nhưng ngày nay người ta cũng dùng CCI trong phân tích xu hướng của chứng khoán, tiền tệ và cả forex. Chỉ số CCI như một bộ dao động sử dụng mức giá trung bình của các thời điểm trong quá khứ và hiện tại để đo lượng sự biến động của thị trường. Dựa trên cơ sở đó, nhà đầu tư có thể nhận biết được thời điểm quá mua quá bán đang diễn ra trên thị trường.

Cách tính chỉ số CCI

Công thức tính chỉ số CCI

Để dễ hình dung, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về công thức tính của chỉ số CCI. CCI được tính dựa trên sự khác biệt giữa giá hiện tại và đường trung bình động đơn giản, tức là độ lệch giữa mức giá hiện tại so với giá trung bình.

Công thức tính CCI cụ thể như sau:

Công thức CCI

Trong đó: 

  • AP (Average Price) là giá trị trung bình của 3 mức giá trong phiên
Công thức tính AP
  • MA (Moving Average) là đường trung bình động, được tính theo trung bình của giá đóng cửa trong n phiên giao dịch
Công thức tính MA
  • MD (Moving Deviation) là độ lệch chuẩn của đường MA
Công thức tính MD

0,015 được gọi là hằng số “Lambert” nhằm điều chỉnh các giá trị của chỉ báo và nằm trong biến động từ -100 đến +100

Ý nghĩa của chỉ số CCI

  • Khi giá trị CCI > +100: từ bên dưới và có xu hướng lên nghĩa là thị trường đang bước vào giai đoạn tăng giá quá mạnh, tạo ra vùng quá mua, cho tín hiệu giá sẽ điều chỉnh giảm trong thời gian không xa lắm, nhà đầu tư nên hạn chế mua mà kiên trì chờ đợi sự điều chỉnh, nhà đầu tư cũng có thể thực hiện lệnh bán và mua lại sau khi sự điều chỉnh giảm diễn ra.
  • Khi giá trị CCI < -100: từ bên trên và có xu hướng giảm nghĩa là thị trường đang vào vùng giảm quá mạnh, tạo ra vùng quá bán, cho tín hiệu giá sẽ dừng đà giảm và điều chỉnh tăng trong thời gian tới, nhà đầu tư nên hạn chế bán mà nên kiên trì chờ đợi sự điều chỉnh, nhà đầu tư cũng có thể thực hiện lệnh mua và bán lại sau khi sự điều chỉnh tăng diễn ra.
  • Khi giá trị CCI nằm trong khoảng (0; +100): thị trường đang trong xu hướng tăng giá (uptrend)
  • Khi giá trị CCI nằm trong khoảng (-100; 0): thị trường đang trong xu hướng giảm giá (downtrend) 

Ứng dụng của CCI trong nhận diện xu hướng thị trường

Xác định vùng quá mua và quá bán

Vùng quá mua (Overbought) và Vùng quá bán (Oversold): là những tín hiệu dao động cơ bản của chỉ số CCI

  • Khi đường chỉ báo CCI vượt quá +100: thị trường tăng giá quá mạnh và tạo ra vùng quá mua, cho tín hiệu giá sẽ điều chỉnh giảm sau đó
  • Khi đường chỉ báo CCI vượt quá -100: thị trường giảm giá quá mạnh và tạo ra vùng quá bán, cho tín hiệu giá sẽ điều chỉnh tăng sau đó.
cci là gì
CCI xác định vùng quá mua và quá bán

Phát hiện xu hướng thị trường

  • Khi CCI chạy từ 0 tới +100: xu hướng của thị trường là tăng và thường sẽ tăng khá mạnh.
  • Ngược lại, khi CCI chạy từ -100 tới 0: xu hướng của thị trường là giảm và thường sẽ giảm khá sâu.
chỉ báo cci là gì
CCI phát hiện xu hướng thị trường

Giao dịch theo tín hiệu CCI

chỉ số cci là gì
Giao dịch theo tín hiệu CCI

Phát hiện phân kỳ

Cũng giống như các chỉ báo khác, chỉ số CCI cũng xuất hiện phân kỳ. Phân kỳ xuất hiện khi mà đường giá và đường chuyển động của CCI không đi cùng chiều với nhau thì xác xuất cao là xu hướng giá sẽ thay đổi. Sự phân kỳ và hội tụ xuất hiện không thường xuyên như tín hiệu quá mua quá bán nên độ tin cậy cũng cao hơn. Phân kỳ được xem như là một trong những tín hiệu dao động mạnh nhất. Nó được xem là điểm đảo chiều mà nhiều nhà đầu tư mong đợi.

cci là chỉ số gì
CCI phát hiện phân kỳ

Phân kỳ tăng (Bullish Divergence): xuất hiện khi đường giá đang có xu hướng giảm nhưng chỉ báo CCI lại có chiều hướng đi lên. Đây là tín hiệu cho thấy sẽ có sự đảo chiều tăng giá. Nhà đầu tư có thể ra quyết định mua để đón đầu xu hướng tăng mới.

Phân kỳ giảm (Bearish Divergence): lúc này đường giá vẫn đang tăng nhưng chỉ báo CCI lại có chiều hướng đi xuống. Điều này cho thấy sức mua của thị trường đã suy yếu và giá sẽ có đảo chiều theo hướng giảm. Nhà đầu tư có thể ra quyết định bán để tránh bất lợi của thị trường

Lưu ý khi sử dụng chỉ báo kỹ thuật CCI

Như đã nêu ở trên, giá trị của chỉ số CCI sẽ chạy quan ngưỡng -100 tới +100, tuy nhiên không phải lúc nào cũng như vậy. Nó có thể cao hơn mức +100 và cao hơn rất nhiều, và cũng có thể thấp hơn mức -100 thậm chí thấp hơn rất nhiều. Thực tế này cho thấy CCI sẽ không có một giới nhạn nhất định, tuy nhiên theo thống kê thì có đến 75% chỉ báo CCI sẽ chạy trong khoảng giá trị từ -100 đến +100, 25% còn lại thì nằm ngoài vùng dao động này.

Do đó, vùng quá mua hay quá bán đôi lúc sẽ không chính xác, nên việc xác định quá mua hay quá bán phụ thuộc nhiều vào trực quan của mỗi người, nó còn phụ thuộc vào kinh nghiệm và kiến thức của mỗi nhà đầu tư.

Chỉ số CCI cũng có độ trễ nhất định, đôi khi thông tin bị chậm trễ, dẫn đến trường hợp giá biến động đã bỏ xa hay đi trước những tín hiệu mà CCI biểu đạt.

Kết luận

Mặc dù chỉ số CCI có tính ưu việt nỗi trội trong việc xác định xu hướng giá, xác định vùng quá mua quá bán, phân kỳ và hội tụ trong phân tích chứng khoán. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất thì nhà đầu tư vẫn cần phải kết hợp với các chỉ báo phân tích kỹ thuật khác để phát huy tối đa hiệu quả đầu tư của mình.

Phan Thị Thanh Thuỷ
Wealth Manager

Bài viết cùng chuyên mục

nến pin bar là gì

Nến Pin Bar là gì? Cách sử dụng và giao dịch với Pin Bar

Nến Pin bar là gì? Về cơ bản nến pin bar là một diễn biến giá với khả năng phát hiện tín hiệu đảo chiều có thể xảy ra, tuy...

học phân tích kỹ thuật chứng khoán

Khóa học Phân tích kỹ thuật: Tìm kiếm cơ hội giao dịch trong ngắn hạn

Đặc điểm của phương pháp phân tích kỹ thuật Phân tích kỹ thuật (Technical analysis) là dự đoán vận động giá cả tương lai dựa trên khảo sát giá trong...

Đầu tư tài chính

Đầu tư tài chính là gì? Các chiến lược đầu tư hiệu quả cho người mới bắt đầu

Đầu tư tài chính không chỉ giúp gia tăng tài sản mà còn mang lại sự ổn định và an tâm trong tương lai. Đối với những người mới bắt...