Đầu tư là gì? Các kênh đầu tư tối ưu nguồn tài chính cá nhân

Ngày đăng: 01/07/2024 lượt xem

Đầu tư là chiến lược quan trọng để tối ưu hóa nguồn tài chính cá nhân và đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn. Đầu tư cho phép bạn tạo ra thu nhập thụ động thay vì chỉ tích lũy tiền mặt. Với vô số kênh đầu tư khác nhau, việc lựa chọn kênh phù hợp có thể là một thách thức. Trong bài viết này, hãy cùng HSC tìm hiểu đầu tư là gì và cách để đưa ra những quyết định tài chính thông minh và hiệu quả.

Đầu tư là gì?

Xét theo quá trình thực hiện thì:

“Đầu tư là việc tìm hiểu các cơ hội để lựa chọn phương án sử dụng các nguồn lực hiện có nhằm kỳ vọng mang lại kết quả tốt nhất.”

Xét riêng theo mục đích của việc đầu tư thì:

“Đầu tư là việc để đồng tiền làm việc cho chúng ta”

Trong bài viết này, HSC muốn chia sẻ trên quan điểm lý luận về định nghĩa hoạt động đầu tư bằng các bước trong quá trình đầu tư như sau:

  1. Tìm hiểu cơ hội
  2. Lựa chọn đầu tư
  3. Kỳ vọng về kết quả

Tìm hiểu các cơ hội đầu tư tài chính

Các kênh đầu tư phổ biến

Tìm hiểu các cơ hội đầu tư là việc làm đầu tiên trong quá trình đầu tư. Đây là cơ sở cho việc lựa chọn phương án đầu tư và thực hiện đầu tư. Kinh tế toàn cầu và công nghệ thông tin phát triển mở ra cho chúng ta rất nhiều cơ hội trong nhiều lĩnh vực khác nhau:

  • Đầu tư chứng khoán: Cổ phiếu, trái phiếu, chứng quyền, chứng khoán phái sinh
  • Đầu tư mua vàng
  • Đầu tư bất động sản
  • Đầu tư bằng hình thức kinh doanh trực tiếp
  • Đầu tư vào tài sản khác: Đá quý, đồ cổ, tác phẩm nghệ thuật,…
  • Đầu tư Forex & Crypto
đầu tư là gì? Các kênh đầu tư phổ biến
Các kênh đầu tư phổ biến

Kinh nghiệm lựa chọn kênh đầu tư là gì?

Mỗi loại hình đầu tư đều đòi hỏi kiến thức, kỹ năng khác nhau, do đó mỗi nhà đầu tư cần phải xây dựng cho mình kỹ năng tìm hiểu ngay từ đầu. Kỹ năng này nếu đặt trong mỗi lĩnh vực thì sẽ có những yêu cầu khác nhau. Nhưng tựu chung lại, bạn cần trả lời những câu hỏi sau:

  • Pháp lý trong lĩnh vực này thế nào?
  • Điều gì mang lại lợi nhuận trong cơ hội đó? Bao nhiêu và Tại sao?
  • Rủi ro với cơ hội đó là gì? Bao nhiêu và tại sao?
  • Khi nào đạt được lợi nhuận hoặc khi nào cần cắt lỗ?

Để trả lời các câu hỏi trên, chúng ta có thể tìm trên các văn bản pháp lý, sách, tài liệu tham khảo hoặc chia sẻ từ các chuyên gia. Nhưng các thông tin được chia sẻ chưa hẳn đã đúng. Đừng bao giờ nghe theo luôn lời người khác, cái đã đúng trong quá khứ có thể không áp dụng được ở hiện tại. Bạn cần tập cho mình thói quen đã tìm cái gì thì tìm cho đến cùng, đến thông suốt. Do vậy, mỗi người cần có óc phản biện và suy xét rồi chắt lọc ra cái nào đang phù hợp để áp dụng.

Nói chung quá trình tìm hiểu là xây dựng kiến thức + tổng hợp thông tin + thử nghiệm và đánh giá lại rồi mới tìm ra được cái hiệu quả thực trên lĩnh vực đầu tư đó.

Chính vì điều này, ban đầu nên chúng ta cần giới hạn cho mình các lĩnh vực đầu tư. Warren Buffett trở thành nhà đầu tư thành không khi ông chỉ đầu tư những lĩnh vực trong vòng tròn hiểu biết của mình.

Phương pháp để lựa chọn hình thức đầu tư là gì?

Nếu các bạn làm tốt bước tìm hiểu thì việc lựa chọn và quyết định đầu tư tự nó hình thành

Nhưng trong bước này nhấn mạnh một ý là chi phí cơ hội “Trade off”. Chi phí cơ hội là lợi ích lớn nhất trong các phương án đầu tư đã từ bỏ để thực hiện phương án đầu tư hiện tại.

Ví dụ minh họa về lựa chọn hình thức đầu tư hiệu quả

Giả thuyết chúng ta có 100 triệu đồng, và có những phương án đầu tư như sau:

  • Phương án 1: Gửi tiết kiệm tại ngân hàng với lãi suất 6,5%/năm
  • Phương án 2: Đầu tư mua 10.000 Cổ phiếu công ty ABC với giá 10.000đ/CP. Dự kiến sau 1 năm giá cổ phiếu tăng lên 20% tương ứng 12.000đ/CP.
  • Phương án 3: Đầu tư góp vốn mở quán cafe sách với bạn thân

Giả sử sau khi tìm hiểu, chúng ta lựa chọn Phương án 3: Mở cửa quán cafe sách với bạn thân

Sau 1 năm vận hành, chi phí cơ hội của phương án 3 được tính như sau:

  • Lợi nhuận của phương án 1: 100.000.000đ x 6.5%/năm = 6.500.000đ
  • Lợi nhuận của phương án 2: 10.000CP x (12.000đ – 10.000đ) = 20.000.000đ

Vậy ta thấy, lợi ích lớn nhất của các phương án 2 là: 20.000.000 vnđ (chi phí cơ hội)

Vì thực hiện phương án 3 nên chúng ta không có được lợi ích 20.000.000đ. Cho nên phải đầu tư phương án 3 thành công hơn con số 20.000.000đ. Đây là động lực để chúng ta phải tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi đưa ra lựa chọn đầu tư.

Chi phí cơ hội là chi phí không có thật trong khi thực hiện phương án. Tuy nhiên, nó cần được xem xét để so sánh hiệu quả của phương án đầu tư hiện tại.

Kỳ vọng về kết quả đầu tư tài chính

Nguồn lực hiện có để thực hiện phương án đầu tư được tổng hợp thành chi phí đầu tư. Kỳ vọng của mỗi người được thỏa mãn khi “kết quả” bằng hoặc vượt trên tính toán ban đầu.

Kết quả = Doanh thu – Chi phí

(Hiểu theo nghĩa cơ bản, vì tính hiệu quả dự án đầu tư liên quan đến chiết khấu dòng tiền)

Theo ví dụ bên trên thì các phương án đầu tư có lãi, nhưng thực tế có những cơ hội đầu tư lỗ. Thậm chí các cơ hội được bỏ qua có lãi mà phương án được thực hiện lại lỗ. Phần lỗ đó được xác định là rủi ro của phương án đầu tư.

Lúc này, giá trị của sai lầm được tính bằng tổng Lỗ của phương án + Chi phí cơ hội. Vì thế việc tìm hiểu cần được làm rõ và kỹ lưỡng trước khi thực hiện đầu tư.

Tóm lại: “Để đồng tiền làm việc cho chúng ta, thì chúng ta cần suy nghĩ và tính toán một cách khôn ngoan”

Kết luận

Đầu tư là quá trình tìm hiểu và lựa chọn các cơ hội sử dụng nguồn lực hiện có nhằm tạo ra lợi nhuận và tối ưu hóa tài chính cá nhân. Việc đầu tư không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu và lựa chọn, mà còn cần kỹ năng phân tích, quản lý rủi ro và kỳ vọng về kết quả. Các kênh đầu tư đều có tiềm năng và rủi ro riêng. Quan trọng là mỗi cá nhân phải xây dựng kiến thức, kỹ năng để đưa ra những quyết định đầu tư sáng suốt, giúp đồng tiền làm việc hiệu quả cho mình.

Xuân Nguyễn
Wealth Manager

Bài viết cùng chuyên mục

khủng hoảng kinh tế

Suy thoái kinh tế là gì? 5 Tác động chính đến thị trường

Suy thoái kinh tế là một giai đoạn của chu kỳ kinh tế, là điều mà hầu hết quốc gia nào cũng sẽ phải đối mặt. Vậy suy thoái kinh...

EBITDA là gì? Cách tính EBITDA chuẩn xác nhất năm 2023

  EBITDA là gì? EBITDA (Earnings Before Interest, Taxes, Depreciation, and Amortization) là một chỉ số tài chính được sử dụng để đánh giá hiệu suất hoạt động của một...

Chỉ số MSCI là gì? Tổng quan về MSCI trên thị trường chứng khoán

Chỉ số MSCI là gì? Tổng quan về MSCI trên thị trường chứng khoán

Kể từ khi được thành lập đến nay, MSCI (Morgan Stanley Capital International) ngày càng cho thấy là một tổ chức tài chính quan trọng trong thị trường tài chính...