Trái phiếu là gì? Phân biệt trái phiếu và cổ phiếu (Phần 1)

Ngày đăng: 08/10/2024 lượt xem

Trái phiếu và cổ phiếu đều là những công cụ đầu tư phổ biến, nhưng chúng khác biệt về bản chất và cách thức hoạt động. Trong bài viết này, Stock Insight sẽ giải thích rõ trái phiếu là gì, các loại trái phiếu phổ biến, và so sánh chi tiết với cổ phiếu. Bằng cách hiểu rõ sự khác biệt giữa hai loại tài sản này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn và lựa chọn chiến lược đầu tư phù hợp với mục tiêu tài chính của mình.

Trái phiếu là gì?

Trái phiếu là một loại chứng khoán thu nhập cố định. Nhà đầu tư cho tổ chức phát hành trái phiếu vay tiền, tổ chức phát hành trái phiếu cam kết trả lại tiền lãi và gốc. Thời gian đáo hạn của trái phiếu là trên 1 năm.

Tổ chức phát hành trái phiếu có thể là Chính phủ (trái phiếu Chính phủ), chính quyền địa phương (trái phiếu chính quyền địa phương), doanh nghiệp (trái phiếu doanh nghiệp), các tổ chức siêu quốc gia. 

Nhà đầu tư trái phiếu là chủ nợ của tổ chức phát hành trái phiếu.

Mua trái phiếu mang lại thu nhập cố định, dễ dự đoán nên được xem là tài sản đầu tư an toàn.

Lợi ích và rủi ro khi đầu tư trái phiếu là gì?

Trái phiếu là gì, lợi ích và rủi ro

Lợi ích và rủi ro khi đầu tư trái phiếu

Lợi ích

  • Khi mua trái phiếu tạo dòng thu nhập cố định, ít biến động, dễ dự đoán.
  • An toàn hơn so với cổ phiếu.
  • Thanh khoản cao hơn so với các kênh đầu tư như bất động sản dân cư, bất động sản thương mại.
  • Đa dạng hóa danh mục đầu tư.
  • Khi tổ chức phát hành vỡ nợ, trái chủ được quyền sử dụng tài sản của tổ chức phát hành để thu hồi một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư.

Rủi ro

  • Rủi ro lãi suất: khi lãi suất tăng, giá trái phiếu giảm.
  • Rủi ro tín dụng: tổ chức phát hành có thể chậm trả, hoặc mất khả năng thanh toán lãi và gốc.
  • Rủi ro tái đầu tư: khi mua trái phiếu đáo hạn trong môi trường lãi suất giảm mạnh, nhà gặp rủi ro phải tái đầu tư ở mức lãi suất thấp hơn.
  • Rủi ro lạm phát: trái phiếu có thể tạo ra tỷ suất sinh lời âm trong môi trường lạm phát cao.
  • Rủi ro thanh khoản: chi phí để bán trái phiếu thường lớn, các loại trái phiếu được phát hành càng lâu càng khó thanh khoản.

Các loại trái phiếu phổ biến

Trái phiếu Chính phủ

Là trái phiếu do Chính phủ của một quốc gia phát hành. Đây được coi là loại trái phiếu an toàn nhất tại một quốc gia do nó được phát hành bởi tổ chức có quyền lực tối cao, dòng tiền thanh toán đến từ quyền thu thuế và quyền sở hữu tài nguyên quốc gia của Chính phủ. Trái phiếu Chính phủ là thước đo để xác định lãi suất của các loại trái phiếu khác.

Các tổ chức như World Bank, IMF, ADB, EU,… phát hành trái phiếu gọi là trái phiếu siêu quốc gia, các loại trái phiếu siêu quốc gia này cũng được bảo đảm bởi các Chính phủ của các quốc gia thành viên (lưu ý đây không phải là trái phiếu Chính phủ).

Trái phiếu chính quyền địa phương

Là trái phiếu được phát hành bởi chính quyền địa phương (tại Việt Nam là Ủy ban Nhân dân Tỉnh) để huy động vốn cho ngân sách địa phương, nhằm xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng (đường bộ, cầu, bệnh viện, trường học, các cơ sở dịch vụ công). Trái phiếu chính quyền địa phương được đảm bảo bởi uy tín của chính quyền địa phương và dòng tiền thanh toán tới từ việc thu phí các loại hạ tầng kể trên.

Trái phiếu doanh nghiệp

Là loại trái phiếu được phát hành bởi doanh nghiệp để phục vụ hoạt động kinh doanh. Trái phiếu doanh nghiệp rất đa dạng về điều khoản, cấu trúc. Theo đó mà rủi ro của trái phiếu doanh nghiệp cũng đa dạng, nhìn chung, trái phiếu doanh nghiệp có rủi ro cao hơn trái phiếu chính phủ và thấp hơn cổ phiếu.

==> Mở tài khoản đầu tư trái phiếu online tại đây

Phân biệt trái phiếu và cổ phiếu phổ thông

Trái phiếu Cổ phiếu (phổ thông)
Bản chất tài chính Là chứng khoán nợ. Người nắm giữ trái phiếu là chủ nợ của công ty. Là chứng khoán vốn. Người nắm giữ cổ phiếu được xem là chủ công ty.
Quyền lợi của nhà đầu tư Không có quyền biểu quyết.

Nhận lãi và gốc theo cam kết của tổ chức phát hành.

Được ưu tiên thanh toán trước cổ đông, được siết tài sản của tổ chức phát hành để thu hồi vốn khi tổ chức phát hành vỡ nợ.

Có quyền biểu quyết.

Nhận cổ tức theo quyết định của đại hội đồng cổ đông. Cổ tức không được cam kết.

Được thanh toán cuối cùng, chỉ nhận phần giá trị còn lại sau cùng khi xảy ra vỡ nợ.

Rủi ro đầu tư Thấp hơn Cao hơn
Tính thanh khoản Thấp hơn Cao hơn

Khi nào nên đầu tư vào trái phiếu và cổ phiếu?

Nhà đầu tư nên đầu tư vào cả mua trái phiếu và cổ phiếu để đa dạng hóa danh mục. Khi đầu tư vào cả 2 loại này sản này, cần cân đối tỷ trọng phù hợp tùy vào từng hoàn cảnh.

Nhà đầu tư nên tăng tỷ trọng trái phiếu (mua trái phiếu) trong các trường hợp sau đây:

  • Rủi ro hệ thống cao.
  • Lãi suất đang cao và có khả năng sẽ giảm.
  • Lạm phát vừa phải và ổn định.
  • Nhà đầu tư lớn tuổi (50 tuổi trở lên), khả năng chịu rủi ro kém, cần đầu tư an toàn để có nguồn thu nhập ổn định.

Kết luận

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp nhà đầu tư hiểu được trái phiếu là gì? Cũng như có thể phân biệt cổ phiếu trái phiếu là gì. Nhà đầu tư nên xác định rõ mục tiêu đầu tư và khả năng chịu đựng rủi ro trước khi mua trái phiếu.

Các nhà đầu tư cùng tham gia vào HscEdu – Nền tảng đào tạo chứng khoán trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam. Tham gia các lớp học cùng chuyên gia giúp tối đa hóa lợi nhuận. Stock Insight chúc bạn đầu tư thành công!

Xem thêm các bài viết cùng chuyên mục:

Phần 2: Xây dựng chiến lược đầu tư trái phiếu
Phần 3: Học cách quản lý rủi ro để đầu tư trái phiếu an toàn
Phần 4: Đầu tư trái phiếu: Những cạm bẫy mà nhà đầu tư thường mắc phải

Đức Phú
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

lựa chọn trái phiếu

Các bước cơ bản để lựa chọn trái phiếu dễ dàng cho nhà đầu tư

Trái phiếu là một trong những tài sản phổ biến và an toàn nhất trong thế giới đầu tư và đang ngày càng phát triển ở thị trường Việt Nam, đặc...

Pullback là gì?

Pullback là gì? Dấu hiệu nhận biết pullback trong biểu đồ chứng khoán

Trong quá trình đầu tư chứng khoán, việc hiểu và nhận biết các mô hình giá là vô cùng quan trọng. Pullback là một thuật ngữ được sử dụng phổ...

Quỹ đầu tư

Quỹ đầu tư là gì? Hướng dẫn lựa chọn quỹ đầu tư phù hợp cho người mới bắt đầu

Ở Việt Nam, việc đầu tư không còn xa lạ với người dân ở các thành phố vừa và lớn, tuy nhiên đầu tư vào quỹ là hình thức còn...