[Review sách] Xoay trục: Chiến lược ra đời trong nhiệm kỳ tổng thống Obama
Xoay trục: Chiến lược ra đời trong nhiệm kỳ tổng thống Obama
Nằm trong danh sách những ngôi sao đang lên trên thương trường và chính trường thế giới, Việt Nam chúng ta chắc hẳn luôn chịu sự tác động của nhiều ông lớn đến từ các nền kinh tế thế giới.
Trong số đó, Khoa tin rằng không thể không đề cập đến Hoa Kỳ, và nghiên cứu về đối tác khổng lồ này nói chung hay Xoay trục nói riêng sẽ là việc gần như thiết yếu với mỗi cá nhân chúng ta.
Với cá nhân Khoa, Xoay trục là một cuốn sách có sự đan xen giữa yếu tố chính trị và kinh tế – hai lĩnh vực không thể tách rời – để mang đến cho bạn đọc bức tranh toàn cảnh về chiến lược Xoay trục của Mỹ, từ đó soi chiếu lại bản thân và nhìn ra được cơ hội của một công dân “trực thuộc” khu vực Châu Á Thái Bình Dương. “Xoay trục” hay cũng chính là tên của chiến lược ra đời trong nhiệm kỳ của Tổng thống Obama, với mục tiêu chuyển hướng phát triển trong thời đại mới của Mỹ sang các nước Trung Đông.
Xoay trục khởi đầu với chiến lược tái cân bằng 1.0 của Mỹ…
Xoay trục khởi đầu với giai đoạn đất nước Mỹ ở thập niên 60-70 của thế kỷ trước và ở vòng cung địa chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương. Sau thế chiến 2, với kế hoạch Marshall 2 cho Nhật Bản và Bối cảnh “Chiến tranh lạnh” đã khiến cho Mỹ có điều kiện mở rộng sự hiện diện quân sự và kinh tế ở Thailand, Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan, Nam Việt Nam, đảo Guam… Đây cũng chính là quá trình “Tái cân bằng 1.0”.
Tuy nhiên, “ván bài Trung Đông” với điểm nóng Iraq và cuộc xung đột triền miên Palestine – Israel chưa ngả ngũ và chỉ khi Mỹ quyết định rút chân ra khỏi cả hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan thì dự án “tái cân bằng 2.0” của Mỹ ở vùng đất này mới thật sự được chú trọng. “Tái cân bằng 2.0” hay cũng chính là dự án “Xoay trục”- linh hồn của cuốn sách.
Cụ thể hơn một chút, cuốn sách “Xoay trục” sẽ lần lượt đi qua các chiến lược của Mỹ ở từng lĩnh vực mà nổi trội là hai mặt Quân sự và Kinh tế ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, về những tác động, động thái của Mỹ trong tương lai cả về tích cực lẫn những hệ lụy. Qua đó, người đọc sẽ xâu chuỗi được những sự kiện chính trị diễn ra thời gian qua trên thế giới như:
- Tranh chấp ở Hoa Đông và Biển Đông, Đài Loan,
- Các biến động ở Trung Đông,
- Nội chiến ở Thái Lan hay Myanmar,
- Chiến tranh Nga – Ukraine…
để hiểu thêm về tác động của chúng ở hiện tại cũng như trong thập niên tới. Câu hỏi khiến chúng ta trăn trở xuyên suốt thời gian đọc Xoay trục sẽ là:
Liệu rằng việc Mỹ xoay trục qua CA-TBD như đã từng trong thời chiến tranh VN hay như Trung Đông thì…khu vực Châu Á- Thái Bình Dương có chìm trong những tranh chấp thù địch hay ko? Hay sẽ là trở thành một trong những khu vực phát triển bậc nhất thế giới trong thời gian ngắn kỷ lục?
Xoay trục – Sách nên đọc dành cho công dân châu Á nói chung và công dân của hòn ngọc viễn đông Việt Nam nói riêng
Thật vậy, theo Khoa thì Xoay trục là cuốn sách mà chúng ta – những công dân châu Á nói chung và công dân của hòn ngọc viễn đông Việt Nam nói riêng NÊN ĐỌC. Đọc để biết vị trí của chúng ta trong chiến lược Xoay trục để hiểu hơn về bối cảnh lịch sử, và quan trọng hơn cả là tận dụng các cơ hội mà Xoay trục sẽ mang lại cho chúng ta.
Cùng với cuốn “Châu Á vận hành như thế nào” mà Khoa đã review trước đó thì thấy Việt Nam đang đứng trước một cơ hội trở mình cực kỳ mạnh mẽ mà giới trẻ Việt Nam cần biết và nắm bắt. Bởi lẽ, Xoay trục không chỉ định hình lại hướng dịch chuyển văn hóa, công nghệ mà còn định hướng lại dòng vốn đầu tư – nơi mà chính những nhân sự ngành tài chính là đối tượng dễ nắm bắt và tận dụng nhất.
Kết lại, trên thang điểm 5 sao thì cá nhân Khoa chấm Xoay trục 04 sao.
Nếu bạn cũng là một người hay nghiền ngẫm rồi ngẫm nghĩ về sách, có thể cùng chia sẻ và đọc nhiều hơn bài viết của Khoa trên Stock Insight. Khoa review vì Khoa yêu sách, Khoa thích sách, Khoa thích viết về nó và Khoa thích chia sẻ những giá trị từ đó.
Chia sẻ và đóng góp bởi
Khoa.review