Quy luật kinh tế là gì? Các quy luật cơ bản trong nền kinh tế

Ngày đăng: 10/01/2025 lượt xem

Nền kinh tế lâu đời trên thế giới đã trải qua quá trình hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn với đặc điểm và tính chất đa dạng khác nhau. Mọi hoạt động diễn ra trong quá trình sản xuất, giao thương hay các sản phẩm dịch vụ đều chịu sự tác động của quy luật kinh tế. Hãy cùng Stock Insight tìm hiểu về khái niệm, tính chất, ý nghĩa của các quy luật kinh tế cơ bản hiện nay.

Quy luật kinh tế là gì?

Khái niệm quy luật kinh tế

quy luật kinh tế
Quy luật kinh tế là gì?

Quy luật kinh tế phản ánh mối quan hệ của các hiện tượng kinh tế một cách khách quan, có trật tự được lặp lại nhiều lần trước đó. Các nhà kinh tế học nghiên cứu quá trình hình thành và  phát triển kinh tế qua nhiều giai đoạn từ thời cổ đại cho đến nay và đặt tên thành những quy luật kinh tế khác nhau. 

Cá nhân, tập thể, doanh nghiệp, tổ chức hay Chính phủ là các tác nhân tham gia vào sự phát triển của nền kinh tế. Quy luật kinh tế cho chúng ta biết được nền kinh tế hoạt động theo các nguyên tắc và quy tắc như thế nào, từ đó giúp cho các tác nhân kinh tế có thể điều chỉnh hành vi, chính sách kinh tế phù hợp.

Tầm quan trọng của quy luật kinh tế

Dù cho tổ chức hay cá nhân thì vẫn tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình kinh tế, do đó ít nhiều sẽ bị tác động bởi các quy luật kinh tế. Vì vậy, việc tìm hiểu đều có ý nghĩa quan trọng đối với bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào.

Các quy luật kinh tế sẽ giúp các doanh nghiệp cũng như tổ chức liên quan trực tiếp tới sản xuất, kinh doanh đưa ra những chính sách kinh tế phù hợp, hiệu quả.

Đối với các nhà hoạch định chính sách thì việc hiểu rõ các quy luật kinh tế càng trở nên quan trọng hơn. Vận dụng vào hoạt động sản xuất và điều tiết nền kinh tế sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Quá trình này mang lại lợi ích hài hòa cho tất cả các tác nhân tham gia không chỉ có lợi cho doanh nghiệp sản xuất mà cả nhà đầu tư, người tiêu dùng cũng được hưởng lợi. Hay rộng lớn hơn, nó còn giúp nền kinh tế của một quốc gia phát triển mạnh mẽ, ổn định và bền vững.

>> Xem thêm: Lịch sử các cuộc khủng hoảng kinh tế lớn trên thế giới

Các quy luật kinh tế cơ bản trong nền kinh tế

Quy luật cung và cầu

quy luật kinh tế là gì - Quy luật cung và cầu
Quy luật cung và cầu

Quy luật cung cầu trong nền kinh tế thị trường là một nguyên tắc kinh tế biểu thị cho giá cả của hàng hóa, dịch vụ mà nó sẽ điều chỉnh để làm cân bằng số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp (sức cung) với số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng (sức cầu) có khả năng mua.

Quy luật cung cầu trong quy luật kinh tế còn cho thấy mối quan hệ giữa cung và cầu thường không tỷ lệ thuận với nhau: Khi cầu tăng thường sẽ kéo giá tăng, ngược lại khi cung tăng giá thường sẽ có xu hướng giảm.

Trong quá trình trao đổi mua bán hàng hóa, người mua thì muốn mua được mức giá thấp, còn người bán thì lại muốn bán được giá cao nhất. Tuy nhiên, nếu bán với giá quá cao thì sẽ mất khách hàng, hàng hóa khó tiêu thụ. Do vậy, giá bán sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường.

Đối với người bán thì giá cả phải bù đắp được chi phí và có lợi nhuận. Lợi nhuận càng nhiều càng hấp dẫn nhà sản xuất. Tuy nhiên, giá bán cao bao nhiêu là hợp lý, điều này sẽ phụ thuộc vào sức mua của người tiêu dùng. Đối với người tiêu dùng, giá cả phải phù hợp với giá trị sử dụng của sản phẩm, của dịch vụ và phù hợp với lợi ích của họ.

Do đó, trong “cuộc chiến” giá cả giữa người mua và người bán, nếu số lượng cung nhiều mà cầu ít thì lợi thế sẽ nghiêng về người tiêu dùng, mức giá sẽ được kéo thấp xuống đáng kể. Ngược lại, nếu cung ít mà cầu nhiều thì lợi thế sẽ nghiêng về bên bán, giá sẽ tăng lên và các nhà sản xuất sẽ gia tăng thêm sản lượng để hưởng lợi từ mức giá tăng cao này.

>> Xem thêm: Hiểu rõ về quy luật cung cầu trong nền kinh tế thị trường hiện nay

Quy luật giá trị

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất hàng hóa. Trong nền kinh tế thị trường, quy luật giá trị được biểu hiện thông qua giá cả hàng hóa. Theo quy luật giá trị thì việc sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên mức hao phí lao động xã hội cần thiết.

Sự tác động, vận hành của quy luật giá trị được thể hiện thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa. Quy luật giá trị có các tác động sau:

  • Điều tiết sản xuất, lưu thông: nếu một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy và lãi cao sẽ thu hút nhiều nhà sản xuất tham gia mở rộng quy mô sản xuất. Ngược lại, mặt hàng nào có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn. Các nhà sản xuất sẽ có xu hướng thu hẹp hoặc chuyển sang mặt hàng khác.
  • Kích thích cải tiến: hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó có mức hao phí lao động khác nhau. Tuy nhiên trên thị trường thì các hàng hóa đều phải được trao đổi ở mức giá cả hợp lý. Điều này sẽ kích thích những nhà sản xuất phải cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Quy luật cạnh tranh

Khái niệm về cạnh tranh được hiểu là thị trường điều tiết mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa chủ thể sản xuất và trao đổi hàng hóa một cách khách quan. Quy luật cạnh tranh yêu cầu khi đã tham gia thị trường, bên cạnh sự hợp tác để phát triển thì các chủ thể sản xuất kinh doanh phải chấp nhận sự cạnh tranh lẫn nhau.

Trong nền kinh tế, hoạt động cạnh tranh trên thị trường là điều tất yếu, không tránh khỏi. Nếu không có sự cạnh tranh thì rất khó để nền kinh tế đó có động lực trong việc thúc đẩy cải tiến, đổi mới sáng tạo và gia tăng hiệu quả kinh tế.

Trong các quy luật kinh tế, sự cạnh tranh lại cần đảm bảo tính công bằng và khách quan. Việc cạnh tranh này vừa là động lực để các chủ thể sản xuất thay đổi công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, giảm giá thành… vừa mang lại lợi ích lớn cho người tiêu dùng.

Quy luật lưu thông tiền tệ

Quy luật lưu thông tiền tệ được xây dựng trong quá trình quy định lượng tiền cần thiết được lưu thông trên thị trường. Quy luật này quy định khối lượng tiền lưu thông thực tế phải phù hợp với khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông. Điều này đòi hỏi tổng số tiền trong lưu thông phải bằng tổng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường hay nói cách khác, giá trị sản xuất phải đảm bảo cân bằng với số lượng tiền lưu thông.

Quy luật lưu thông tiền tệ liên quan nhiều đến tỷ lệ lạm phát. Nếu như khả năng sản xuất không đáp ứng tương thích với lượng tiền lưu thông thì sẽ gây ra lạm phát. Tỷ lệ lạm phát càng cao thì đồng tiền càng bị mất giá và kéo theo nhiều hệ lụy không tốt cho cả nền kinh tế.

Tác động của các quy luật kinh tế đến thị trường và quyết định kinh doanh

Là một người tiêu dùng, một nhà sản xuất hay một nhà lập pháp thì việc hiểu về Quy luật kinh tế và các quy luật cơ bản trong nền kinh tế thị trường là rất quan trọng giúp chúng ta đưa ra những quyết định kinh tế thông minh. Quy luật kinh tế không chỉ là một nguyên tắc cơ bản của thị trường mà còn là nền tảng quan trọng của hoạt động kinh tế thị trường.

Kết luận

Việc hiểu rõ Quy luật kinh tế và các quy luật cơ bản trong nền kinh tế thị trường không chỉ giúp bạn nắm bắt cơ hội kinh doanh mà còn là chìa khóa để tối ưu hóa quyết định đầu tư. Quý nhà đầu tư có thể bắt đầu hành trình tìm hiểu, khám phá và học cách đầu tư tại HscEdu. Hãy tiếp tục theo dõi Stock Insight để có thêm những thông tin hữu ích về kinh tế và tài chính nhé!

Phan Thị Thu Thuỷ
Wealth Manager

Bài viết cùng chuyên mục

điểm hòa vốn

Break Even Point (BEP): Điểm hòa vốn là gì?

Điểm hòa vốn là một khái niệm quan trọng trong quản lý tài chính và kinh doanh. Việc nắm vững BEP không chỉ giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa...

các chỉ số chứng khoán quan trọng nhà đầu tư nên biết

Tổng hợp các chỉ số chứng khoán mà bạn nên biết

Các chỉ số chứng khoán Việt Nam VN-index VN-Index là một trong những chỉ số chứng khoán thuộc thị trường chứng khoán Việt Nam, dựa trên giá trị vốn hóa...

Định giá doanh nghiệp

Định giá doanh nghiệp là gì? Những lưu ý quan trọng trong định giá doanh nghiệp

Định giá doanh nghiệp là một khía cạnh quan trọng của hoạt động kinh doanh và đầu tư, đóng vai trò quyết định trong việc đánh giá giá trị thực...