Pullback là gì? Dấu hiệu nhận biết pullback trong biểu đồ chứng khoán

Ngày đăng: 03/07/2024 lượt xem

Trong quá trình đầu tư chứng khoán, việc hiểu và nhận biết các mô hình giá là vô cùng quan trọng. Pullback là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tài chính nhưng nhiều người chưa hiểu đúng ý nghĩa từ này. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ pullback là gì, tầm quan trọng của nó trong phân tích kỹ thuật, và cách nhận diện pullback trên biểu đồ chứng khoán. Từ đó, bạn có thể áp dụng kiến thức này để tận dụng các cơ hội đầu tư và tối ưu hóa chiến lược giao dịch của mình.

Pullback là gì?

Pullback là một giai đoạn ngắn mà giá chứng khoán đi ngược lại với xu hướng chính. Đôi khi giá đi ngang trong thời gian ngắn vẫn được coi là pullback.

  • Trong một thị trường giá lên, pullback là giai đoạn giá giảm 5%-10% trong vài ngày hoặc vài tuần.
  • Trong một thị trường giá xuống, pullback là giai đoạn giá tăng 5%-10% trong vài ngày hoặc vài tuần.

Như vậy pullback có thể được hiểu là “sự lùi lại” của giá chứng khoán.

Theo Investopedia, pullback giống với retracement (sự thoái lui) hoặc consolidation (sự tích lũy). Các thuật ngữ này có thể được sử dụng thay thế cho nhau tùy theo ngữ cảnh.

Trong bài viết này, các ví dụ về pullback là gì đều xảy ra trong xu hướng tăng của cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể tự suy luận ngược lại đối với pullback trong xu hướng giảm.

pullback là gì

Sau khi đã biết Pullback là gì. Nhà đầu tư nên lưu ý Pullback (thoái lui) khác với Correction (điều chỉnh). Trong xu hướng tăng, khi giá giảm 5-10% ta gọi là pullback, khi giá giảm 10-20% ta gọi là correction.

Dấu hiệu và cách nhận diện một cú pullback là gì? Phân biệt pullback với một cú đảo chiều (reversal)

Một cú pullback thường xảy ra sau khi giá vừa có đợt tăng mạnh trong thời gian ngắn. Lúc này, các nhà giao dịch ngắn hạn sẽ bán ra để chốt lời, tạo ra áp lực khiến giá thoái lui, tuy nhiên các yếu tố cơ bản của cổ phiếu vẫn không xấu đi. Do đó, những người đã bán sẽ mua lại chính cổ phiếu đó khi giá giảm, các nhà đầu tư dài hạn cũng bị hấp dẫn bởi mức giá chiết khấu so với đỉnh nên sẽ mua vào. Điều này giúp giá cổ phiếu không giảm quá sâu và sớm quay trở lại với xu hướng tăng trước đó.

Tuy nhiên, một cú pullback cũng có thể là khởi đầu của một cú đảo chiều xu hướng (reversal), vì vậy nhà đầu tư phải phân tích kỹ các yếu tố bên trên để nhận diện pullback hay đảo chiều.

Để nhận diện một cú pullback là gì, nhà đầu tư có thể dùng các kỹ thuật nhận diện sau:

  1. Pullback thường theo sau một đợt tăng giá mạnh.
  2. Pullback xảy ra do nhu cầu chốt lời ngắn hạn của các nhà đầu cơ, không phải do các yếu tố cơ bản bị thay đổi.
  3. Khối lượng giao dịch trong giai đoạn pullback thường thấp hơn khối lượng giao dịch trong xu hướng chính.
  4. Các biểu đồ đa khung thời gian và biểu đồ cổ phiếu cùng ngành, biểu đồ thị trường đều xuất hiện pullback và xác nhận lẫn nhau.
  5. Các mức hỗ trợ quan trọng trong cấu trúc xu hướng tăng không bị phá vỡ.
  6. Sử dụng các chỉ báo kỹ thuật để nhận diện pullback: Thông thường, pullback xảy ra sau khi giá đạt mức quá mua trên RSI/MFI/Stochastics, hoặc khi giá vượt khỏi biên của Bollinger Bands/Keltner Channel, giá quay trở về đường trung bình MA20, MA50.

Trên đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết được pullback trong biểu đồ chứng khoán. Vậy cách giao dịch hiệu quả với Pullback là gì? Cùng đọc tiếp để tìm hiểu thêm nhé!

Các chiến lược giao dịch với Pullback

Giao dịch pullback là chiến lược hiệu quả, phù hợp cho các nhà giao dịch có tính cách thận trọng. Các chiến lược giao dịch pullback thường đem lại tỷ lệ thắng cao và tỷ lệ Rủi ro/Lợi nhuận (R/R) hấp dẫn. Dưới đây là 4 chiến lược pullback phổ biến.

Chiến lược breakout pullback

Vậy chiến lược breakout pullback là gì? Đúng như tên gọi, đây là chiến lược giao dịch khi giá pull back sau một cú phá vỡ kháng cự (breakout). Giá cổ phiếu không thường xuyên tăng ngay sau khi break out mà có thể sẽ thoái lui nhẹ. Lúc này kháng cự vừa bị phá vỡ đã trở thành hỗ trợ. Nhà giao dịch tận dụng khi giá pull back về hỗ trợ để mua vào.

pull back là gì, giá vượt kháng cự

Chiến lược pullback với đường trung bình động (MA)

Pullback sau khi xuất hiện giao cắt các đường MA

Chiến lược giao dịch pullback sau khi xuất hiện giao cắt với MA là một chiến lược hiệu quả giúp loại bỏ các tín hiệu nhiễu, mang lại xác suất thắng cao.

pull back trong chứng khoán

Pullback trở về MA

Đường MA có bản chất là mức giá trung bình, khi thị giá cổ phiếu tăng quá xa khỏi MA, giá có khả năng xảy ra pullback về gần MA, hiện tượng giá pull back về đường trung bình gọi là Hồi quy trung bình (mean reversion). Nếu đường MA không bị phá vỡ, nhà giao dịch có thể mua vào.

Nhà đầu tư có thể thống kê để tính xác suất xảy ra hiện tượng hồi quy trung bình. Hồi quy trung bình có xác suất xảy ra cao nhất khi giá tăng quá 2.5 lần độ lệch chuẩn so với MA50 hoặc quá 3 lần độ lệch chuẩn của MA200.

điểm mua pullback

Chiến lược pullback với Fibonacci Retracement

Câu hỏi ở đây là Fibonacci Retracement với pullback là gì? Fibonacci Retracement cũng là một công cụ tốt để tìm kiếm điểm vào lệnh pullback. Fibonacci retracement có rất nhiều mức giá trị khác nhau như 38,2%; 50%; 61,8%; 23,6%; 78,6%. Do đó mang lại nhiều điểm vào lệnh để có thể chia tiền ra mua nhiều lần.

Các điểm mua pullback

Chiến lược pullback với trendline

Chiến lược pullback với trendline đơn giản và hiệu quả trong thị trường có xu hướng. Nhà giao dịch chờ đợi các cú pullback về đường trendline để mua vào.

điểm mua pullback voiws trendline

Lưu ý khi giao dịch pullback là gì?

  • Xu hướng tăng rất mạnh thường không xuất hiện pullback. Bạn có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội, không mua được cổ phiếu tăng mạnh nếu không có điểm mua pullback dành cho bạn.
  • Một cú pullback có thể là dấu hiệu cho thấy đà tăng đã bị mất động lượng và suy yếu, do đó, nếu giá không tăng trở lại sau khi bạn mua (sau khoảng 1-2 tuần), bạn cần phải thoát ra càng sớm càng tốt.
  • Nhà giao dịch cần thiết lập mức dừng lỗ khi giao dịch pullback để quản trị rủi ro.
  • Một cú pullback có thể là khởi đầu cho sự đảo chiều xu hướng, nếu giá đã pullback 10% và vẫn tiếp tục giảm mạnh, hãy thận trọng.

Hiểu rõ về pullback là gì và dấu hiệu nhận biết pullback trên biểu đồ chứng khoán là một kỹ năng quan trọng giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định chính xác. Pullback thường cung cấp cơ hội mua vào trong xu hướng tăng và cơ hội bán ra trong xu hướng giảm.

Bằng cách nắm vững các dấu hiệu của pullback, nhà đầu tư có thể tận dụng những điều chỉnh ngắn hạn này để tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Hãy luôn theo dõi sát sao các yếu tố kỹ thuật và xu hướng thị trường để áp dụng chiến lược đầu tư hiệu quả nhất.

Đức Phú
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

cổ phiếu và trái phiếu

So sánh cổ phiếu và trái phiếu

Cổ phiếu và trái phiếu là những hình thức đầu tư rất phổ biến trên thị trường chứng khoán hiện nay. Tuy nhiên, việc lựa chọn đầu tư vào cổ...

RSI

Chỉ số RSI là gì? 4 ứng dụng chỉ số RSI trong giao dịch chứng khoán

Chỉ số RSI là gì? Chỉ số RSI (Relative Strength Index) là chỉ báo đo lường mức độ dao động của giá, thể hiện độ mạnh yếu tương đối của...

All in là gì? Khi nào nên tất tay trong giao dịch chứng khoán?

All in là gì? Khi nào nên tất tay trong giao dịch chứng khoán?

All in là gì? Nếu bạn là người chơi môn thể thao trí tuệ (poker) thì chắc chắn bạn đã nghe rất nhiều về cụm từ “All in”. Có thể...