Pivot Point là gì? Cách tính và xác định điểm Pivot

Ngày đăng: 20/07/2024 lượt xem

Xác định được cổ phiếu của mình đang ở đâu trong 1 xu hướng tăng hay giảm? Cổ phiếu đang tiến tới ngưỡng kháng cự hay giảm về hỗ trợ? Pivot Point là một công cụ giúp nhà đầu tư trả lời các câu hỏi này để dễ dàng đưa ra quyết định và tăng hiệu quả giao dịch. Hãy cùng Stock Insight tìm hiểu về Pivot Point là gì và tìm ra cách tính cũng như cách xác định điểm Pivot hiệu quả.

Pivot Point Là Gì?

Định nghĩa Pivot point

Pivot Point (PP) là một khái niệm về điểm giá mà tại đó chứng khoán sẽ đảo chiều xu hướng. Hay trong xu hướng tăng khi gặp PP sẽ chuyển sang giảm và ngược lại.

Pivot Point được tính toán dựa trên trung bình của 3 mức giá là: Cao nhất; Thấp nhất và Đóng cửa.

Công thức pivot point

Tầm quan trọng của Pivot Point trong giao dịch chứng khoán

Pivot Point dựa trên phương pháp Hành động giá (Price action) với ý tưởng Giá sẽ có xu hướng quay trở lại mức Giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó hơn là vượt ra khỏi phạm vi giá của ngày trước đó. 

Khi đó, với PP nhà đầu tư sẽ xác định được:

  • Vùng hỗ trợ và kháng cự của Giá để đưa ra quyết định giao dịch hiệu quả, tại vùng hỗ trợ nhà đầu tư sẽ mua vào và tại kháng cự thì nhà đầu tư sẽ bán ra.
  • Xu hướng của Giá chứng khoán, khi Giá chứng khoán vượt qua các mức Hỗ trợ hay Kháng cự sẽ tiếp diễn xu hướng trước đó.

Vậy cấu tạo của một Pivot Point là gì? Cùng đọc tiếp nhé!

Cấu tạo của Pivot Point

pivot point là gì
Hình 1: Cấu tạo của Pivot Point

Nhìn vào “Hình 1: Cấu tạo của Pivot Point” ban đầu sẽ thấy khá rối với nhiều đường ngang. Tuy nhiên, cấu tạo của PP khá đơn giản và được cấu thành bởi 3 thành phần:

  1. Đường chính PP màu xanh, hay còn gọi là Điểm xoay, Điểm trục.
  2. R1, R2, R3 là đường kháng cự (Resistance), hay điểm xoay kháng cự nằm phía trên của đường chính PP.
  3. S1, S2, S3 là đường hỗ trợ (Support), hay điểm xoay hỗ trợ, nằm bên dưới đường chính PP.

Cách tính Pivot Point là gì?

Công thức tính Pivot points

Như định nghĩa Pivot Point đã đề cập, công thức tính Pivot Point là gì là một câu hỏi mà nhiều người quan tâm. PP được tính với thông tin đầu vào là 3 mức giá: Cao nhất; Thấp nhất và Đóng cửa của phiên trước đó.

Công thức pivot point

Ví dụ: Dựa trên giá cổ phiếu HCM giao dịch đóng cửa ngày 28/6/2024, chúng ta sẽ tính Pivot Point:

HCM ngày 28/6/2024 Cao nhất Thấp nhất Trung bình Đóng cửa  Pivot Point
Đóng cửa chính thức <26.53 27 26.05 26.53  26.2  26.42 
Giả định đóng cửa 26.8 >26.53 27 26.05 26.53  26.8  26.62 
Giả định đóng cửa 26.5 ~ 25.3 27 26.05 26.53  26.5  26.52 

Từ công thức tính Pivot Point là gì, cho ta thấy đường PP sẽ ảnh hưởng bởi Giá đóng cửa.

  • Khi giá đóng cửa thấp hơn mức trung bình (26.2 <26.53) thì đường PP cũng nằm dưới thân cây nến (26.42 <26.53).
  • Khi giá đóng cửa cao hơn mức trung  bình (26.8>26.53) thì đường PP cũng nằm bên trên thân cây nến (26.62 >26.53)
  • Khi giá đóng cửa bằng với mức trung bình (26.5~26.53) thì đường PP trùng với mức trung bình của cây nến (26.52~26.53).

Cách tính các mức hỗ trợ và kháng cự

Cách tính các mức hỗ trợ và kháng cự dựa trên Pivot Point là gì? Để tính toán các mức hỗ trợ, ta sẽ Giả định là đã tính được PP – Pivot Point và ký hiệu các mức giá, như sau:

HHigh: Là mức giá cao nhất

LLow: là mức giá thấp nhất.

PPPivot Point: Điểm xoay, Điểm  trục.

R1; R1; R3 – Resistance: Các mức kháng cự 1,2,3

S1; S2; S3 – Support: các mức hỗ trợ 1, 2, 3

Các mức Kháng cự Các mức Hỗ trợ
R1 = 2PP − Low S1 = 2PP − High
R2 = PP + (High−Low) S2 = PP − (High−Low)
R3 = High + 2(PP − Low) S3 = Low − 2(High − PP)

Cách xác định và sử dụng điểm Pivot trong giao dịch

Câu hỏi tiếp theo chính là khi giao dịch thì cách xác định và sử dụng Pivot Point là gì? Như mục “Tầm Quan Trọng Của Pivot Point Trong Giao Dịch Chứng Khoán” đã đề cập, thì với cấu tạo của Pivot Point sẽ giúp nhà đầu tư xác định được:

  • Vùng hỗ trợ và kháng cự.
  • Xu hướng của giá chứng khoán.

Xác định điểm Pivot trên biểu đồ và chiến lược giao dịch sử dụng Pivot points

Vùng kháng cự và hỗ trợ của cổ phiếu FPT

Giá FPT hiện tại là 130.5, sau 1 nhịp tăng mạnh đã tiến lên vùng R3 (136.37) là vùng kháng cự mạnh theo Pivot Point, và FPT có xu hướng điều chỉnh lại R2 (128.51). Như vậy, ở đây R3 là kháng cự, và R2 sẽ là hỗ trợ của FPT trong các phiên tiếp theo.

>> Xem ví dụ trực quan về Pivot Point của FPT tại đây: https://one.hsc.com.vn/

Chiến lược giao dịch áp dụng PP: Mua tại vùng hỗ trợ và bán tại vùng kháng cự

điểm pivot trong chứng khoán
Hình 2: Ví dụ mua FPT ở hỗ trợ và bán tại kháng cự

Xu hướng của cổ phiếu FPT

Cổ phiếu FPT trước đó đang trong 1 xu hướng tăng dài, và bùng nổ đóng cửa giá trần vượt đỉnh tại ngày 24/4/2024. Sau đó, có nhịp tích lũy quanh 15/5-5/6 khi giao dịch quanh ngưỡng P (114.52) và R1 (122.38). Xu hướng của FPT sẽ là tăng khi vượt qua R1, để tiến tới các ngưỡng R2, R3. Và thực tế FPT đã vượt R1, R2 để tiến tới ngưỡng R3 tại ngày 21/6/2024.

Như vậy, trong 1 xu hướng tăng, giá cổ phiếu vượt các kháng cự R sẽ tiếp diễn xu hướng tăng giá, và ngược lại, trong xu hướng giảm giá cổ phiếu để mất ngưỡng hỗ trợ S sẽ tiếp diễn xu hướng giảm giá.

Chiến lược giao dịch áp dụng PP: Chiến lược break out, mua khi giá cổ phiếu vượt kháng cự R và Bán khi cổ phiếu giảm dưới hỗ trợ S.

pivot point là gì
Hình 3: Ví dụ mua FPT theo chiến lược break out.

Kết hợp Pivot Point với chỉ báo khác để tăng hiệu quả giao dịch

điểm pivot trong chứng khoán
Hình 4: Ví dụ mua VND khi kết hợp PP và các chỉ báo khác.

Dài hạn:

VND có xu hướng gần như đi ngang trong 1 thời gian dài trong vùng giá 16-20 từ 6/2023 tới 28/6/2024.

VND hiện đang có hỗ trợ là MA200 tuần, quanh ngưỡng 15.7

Ngắn hạn:

Trong 1 tháng qua, VND có nhịp giảm khá mạnh từ vùng PP (18.3) về hỗ trợ S2 (16.09)

Trong 6 phiên giao dịch, VND có 2 lần test ngưỡng S2 và có dấu hiệu tạo phân kỳ với RSI và MFI khi giá VND có dấu hiệu tạo đáy mới thấp hơn, nhưng RSI và VND tạo đáy mới cáo hơn và tiếp tục xu hướng tăng.

Như vậy, VND đang cho tín hiệu mua tại vùng giá 16.05 hiện tại với giá mục tiêu là quanh ngưỡng PP (18.3) cho tỷ suất sinh lời 14% với chiến lược mua tại hỗ trợ dài hạn kết hợp phân kỳ RSI; MFI và hỗ trợ S2 trong ngắn hạn.

Ưu và nhược điểm của Pivot Point

Vậy ưu và nhược điểm của Pivot Point là gì? Sau khi cùng nhau tìm hiểu và ứng dụng Pivot point vào thực tế để giao dịch, thì PP đã chứng tỏ được giá trị khi giúp nhà đầu tư xác định dễ dàng hỗ trợ, kháng cự từ đó đưa ra quyết định giao dịch. Tuy nhiên, Pivot Point cũng có những ưu nhược điểm mà nhà đầu tư nên lưu ý:

Ưu điểm

  • PP có thể sử dụng trên đa khung thời gian.
  • PP giúp xác định nhanh chóng hỗ trợ kháng cự, xác định xu hướng cổ phiếu để giao dịch.
  • PP có thể kết hợp dễ dàng với các chỉ báo khác như: MA; RSI; MFI; MACD;… để tăng hiệu quả giao dịch.

Nhược điểm

  • Do công thức tính PP từ các giá Đóng cửa, cao nhất, thấp nhất, nên khi nến đóng cửa là dạng Pinbar hay Doji thì PP sẽ cho tín hiệu có độ tin cậy thấp. Chi tiết nhà đầu tư có thể xem thêm bài viết về mẫu hình nến Nhật.
  • Thường xuyên có tín hiệu nhiễu nếu nhà đầu tư sử dụng PP để giao dịch intraday, khi mà giá có thể dao động quanh mức PP nhiều lần trong ngày.
  • PP không cho biết độ mạnh của xu hướng. Do đó, không xác định được độ dài của xu hướng. Tuy nhiên, có thể kết hợp PP với các chỉ báo khác để khắc phục yếu điểm.

Kết Luận

Như vậy, bài viết trên đã giúp chúng ta hiểu được khái niệm Pivot Point là gì. Pivot Point là một chỉ báo hiệu quả giúp nhà đầu tư xác định được vùng hỗ trợ và kháng cự của cổ phiếu khi giao dịch. Tuy nhiên, PP không phải là 1 chỉ báo toàn năng, nên việc kết hợp với các chỉ báo khác sẽ giúp hoàn hiện hệ thống giao dịch và mang lại hiệu quả đầu tư. Hy vọng, với các chia sẻ trên của Stock Insight sẽ giúp nhà đầu tư hiểu rõ Pivot point là gì và ứng dụng hiệu quả PP trong giao dịch.

Lê Trọng Đại
Wealth Manager

Bài viết cùng chuyên mục

Chỉ số VN30 là gì? Các mã cổ phiếu trong rổ VN30

Chỉ số VN30 là gì? Các mã cổ phiếu trong rổ VN30

Với hơn 488 mã cổ phiếu được niêm yết trên HOSE, 322 mã trên HNX và 891 mã niêm yết trên sàn UPCOM. Tổng cộng có 1701 cổ phiếu được...

kiến thức cơ bản về chứng khoán

Tổng hợp kiến thức cơ bản về chứng khoán người mới nên đọc

Nếu như bạn muốn tìm hiểu về chứng khoán thì việc nắm vững những kiến thức cơ bản về chứng khoán là điều vô cùng quan trọng. Nếu như bạn...

Sai lam khi dau tu ETF

Các sai lầm khi đầu tư ETF (Phần 4)

Trong đầu tư, sai lầm là điều không thể nào tránh khỏi. Tuy nhiên, nhận biết sai lầm và phòng tránh rủi ro luôn là nguyên tắc đi đầu trong...