Mô hình nến tweezer là gì? Đặc điểm và cách nhận diện
Mô hình nến Tweezer là một trong những mô hình nến quan trọng được các nhà đầu tư sử dụng để xác định điểm đảo chiều của giá trên thị trường. Trong bài viết này, Stock Insight sẽ giúp bạn giải thích chi tiết về mô hình nến Nhíp, đặc điểm nhận diện và cách áp dụng hiệu quả trong giao dịch. Cùng đọc tiếp nhé!
Mục Lục
Mô hình nến Tweezer là gì?
Định nghĩa mô hình nến Tweezer
Mô hình nến Nhíp (Tweezer) là một mô hình nến gồm 2 nến liên tiếp có thân nến tương đương nhau báo hiệu khả năng đảo chiều của giá. Tương ứng với 2 xu hướng tăng và xu hướng giảm thì có 2 mô hình nến Nhíp tương ứng là mô hình Đỉnh Nhíp (Tweezer Top) và Đáy Nhíp (Tweezer Bottom).
Mô hình nến Nhíp được các nhà giao dịch sử dụng như một chỉ báo thị trường có thể đảo chiều trong ngắn hạn, và điểm xảy ra mô hình Nhíp thường là điểm đảo chiều của giá.
>> Xem thêm: Nến Nhật là gì? Hướng dẫn cách đọc biểu đồ nến Nhật
>> Xem thêm: Top 5 cặp nến đảo chiều nhà đầu tư mới cần biết
Ý nghĩa của mô hình trong phân tích kỹ thuật
- Tín hiệu đảo chiều:
- Đỉnh Nhíp báo hiệu đảo chiều từ tăng sang giảm.
- Đáy Nhíp báo hiệu đảo chiều từ giảm sang tăng.
Mô hình Đỉnh Nhíp là mẫu hình xuất hiện ở cuối chu kỳ tăng giá, báo hiệu khả năng xảy ra đảo chiều giảm giá.
Mô hình Đáy Nhíp là mẫu hình có cấu trúc ngược lại với Đỉnh Nhíp là mẫu hình xuất hiện ở cuối chu kỳ giảm giá, báo hiệu khả năng xảy ra đảo chiều tăng giá.
- Tính ứng dụng thực tế:
- Phù hợp với các nhà đầu tư ngắn hạn và giao dịch theo xu hướng.
- Cảnh báo nhà đầu tư về nguy cơ tiếp tục nắm giữ vị thế cũ.
Từ ý nghĩa của mẫu hình nến Tweezer chúng ta có thể thấy rằng có thể sử dụng mẫu hình Đáy Nhíp như là một chỉ báo để xác định điểm mua, trong khi có thể sử dụng mẫu hình Đỉnh Nhíp như là một chỉ báo để xác định điểm chốt lời cổ phiếu. Hoặc nhà đầu tư cũng có thể sử dụng mẫu hình Tweezer như là một công cụ quản lý rủi ro cho danh mục, chẳng hạn như khi gặp mẫu hình Đỉnh Nhíp nhà đầu tư có thể chủ động giảm tỷ trọng cổ phiếu của danh mục,…
Mẫu hình nến Nhíp cũng phù hợp với những nhà đầu tư ngắn hạn, giao dịch theo xu hướng để dự đoán xu hướng giá của cổ phiếu, từ đó tối ưu hiệu quả giao dịch.
Đặc điểm của mô hình
Tweezer Top (Đỉnh nhíp)
Xuất hiện trong xu hướng tăng, báo hiệu khả năng đảo chiều giảm giá.
- Đặc điểm nhận diện:
- Hai cây nến có giá cao nhất gần như bằng nhau.
- Cây nến đầu tiên là nến tăng (thường thân dài), cây nến thứ hai là nến giảm.
Mẫu hình nến Đỉnh Nhíp xuất hiện ở cuối của một xu hướng tăng. Gồm có 2 cây nến lên tiếp nhau, trong đó cây nến đầu tiên là một cây nến tăng giá (nến xanh) cho thấy xu hướng tăng đang được tiếp diễn, tuy nhiên cây nến thứ 2 lại là một cây nến giảm giá (nến đỏ) báo xu hướng giá đã đảo chiều.
Hai cây nến trong mẫu hình Đỉnh Nhíp có chiều dài gần như tương đương nhau, và mức giá cao nhất của cả 2 nến đều gần bằng nhau.

Tweezer Bottom (Đáy nhíp)
Xuất hiện trong xu hướng giảm, báo hiệu khả năng đảo chiều tăng giá.
- Đặc điểm nhận diện:
- Hai cây nến có giá thấp nhất gần như bằng nhau.
- Cây nến đầu tiên là nến giảm (thường thân dài), cây nến thứ hai là nến tăng.
Mẫu hình nến Đáy Nhíp ngược lại với mẫu hình nến Đỉnh Nhíp, Đáy Nhíp xuất hiện ở cuối của xu hướng giảm giá. Gồm có 2 cây nến cạnh nhau, trong đó cây nến đầu tiên là nến giảm giá (nến đỏ) cho thấy xu hướng giảm giá vẫn đang tiếp tục, tuy nhiên cây nến thứ 2 là một cây nến tăng giá (nến xanh) cho thấy xu hướng giảm giá đã đảo chiều.
Tương tự mẫu hình Tweezer Top, hai cây nến trong mẫu hình Đáy Nhíp cũng có chiều dài nến gần như tương đương nhau, và mức giá thấp nhất của 2 nến gần như bằng nhau.
Khối lượng giao dịch
Khối lượng thường tăng đáng kể tại các cây nến trong mô hình Tweezer, củng cố tín hiệu đảo chiều.
Khối lượng giao dịch cũng là một tín hiệu củng cố thêm cho mẫu hình Tweezer, nếu khối lượng giao dịch ở cây nên thứ 2 tăng đáng kể so với cây nến thứ nhất cho thấy sức mạnh của bên đối lập đã thắng thế, và do đó khả năng thành công của mẫu hình cũng cao hơn.
Cách giao dịch hiệu quả với nến Tweezer Top và Tweezer Bottom
Lưu ý khi sử dụng mô hình
Mẫu hình nến Tweezer là một mẫu hình nến tương đối mạnh, thường được sử dụng tuy nhiên vẫn có khả năng mẫu hình thất bại. Đặc biệt là khi thị trường biến động mạnh thì việc đoán đỉnh hay đoán đáy đều rất rủi ro. Do đó, nhà đầu tư cần phải có chiến lược quản trị rủi ro tốt để giảm thiểu thiệt hại nếu mẫu hình thất bại.
Mẫu hình Tweezer sẽ hiệu quả hơn khi có những tín hiệu kỹ thuật khác xác nhận đồng thuận, chẳng hạn như giá đã về vùng hỗ trợ, khối lượng ở cây nến thứ 2 cao hơn cây nến thứ nhất. Và các chỉ báo khác như RSI, MACD,… cũng đồng thuận.
>> Xem thêm: 4 chỉ báo cơ bản trong phân tích kỹ thuật
Ví dụ minh họa mô hình
Ví dụ 1: Tweezer Top trong xu hướng tăng
Minh họa cách mô hình báo hiệu đảo chiều giảm.

Hình trên là ví dụ về mẫu hình Tweezer Top, sau một nhịp tăng giá mạnh VN30 tạo mẫu hình và sau đó đã nhanh chóng giảm mạnh. Chúng ta cũng có thể thấy khối lượng của cây nến thứ hai cao hơn một chút so với cây nến thứ nhất.
Ví dụ 2: Tweezer Bottom trong xu hướng giảm
Minh họa cách mô hình báo hiệu đảo chiều tăng.

Hình trên là ví dụ về mẫu hình Đáy Nhíp của chỉ số VN30, sau một nhịp giảm giá mạnh VN30 cũng tạo mẫu hình Đáy Nhíp và sau đó đã đảo chiều hình thành xu hướng tăng giá mới. Chúng ta cũng có thể thấy khối lượng của cây nến thứ hai cao hơn so với cây nến thứ nhất, ngoài ra VN30 cũng đã giảm giá về vùng hỗ trợ nên khả năng thành công của mẫu hình cũng cao hơn.
Kết luận
Mẫu hình Tweezer là một mẫu hình hay cho các nhà giao dịch tìm điểm đảo chiều của giá, việc xác định được điều đảo chiều của giá có thể giúp nhà đầu tư tối đa hiệu quả giao dịch tốt hơn. Tuy nhiên, nó cũng hàm chứa nhiều rủi ro vì thường những điểm đó những điểm mà tâm lý nhà đầu tư đang bi quan hoặc lạc quan cực hạn. Do đó, nhà đầu tư cũng cần phải kết hợp với nguyên tắc quản trị rủi ro để hạn chế rủi ro nếu sai.
Ngoài ra cũng giống như nhiều công cụ kỹ thuật khác, để sử dụng mẫu hình Tweezer hiệu quả nhà đầu tư nên kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác nữa để xác nhận cho mẫu hình.
Bạn có thể học thêm các chỉ báo trong phân tích kỹ thuật tại HscEdu. Để biết thêm nhiều thông tin cũng như tin tức từ thị trường chứng khoán hay các kiến thức về đầu tư tài chính, các bạn có thể theo dõi thêm tại Stock Insight nhé!
Lâm Quách
Account Manager