Mô hình nến búa ngược (Inverted Hammer) là gì? Ý nghĩa và cách nhận biết

Ngày đăng: 15/01/2025 lượt xem

Nến búa ngược (Inverted Hammer) là một mô hình đảo chiều tăng giá nổi tiếng thường được nhiều nhà phân tích kỹ thuật sử dụng trong giao dịch. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng rất hay nhầm lẫn nến Inverted Hammer với nến Hammer hoặc nến Shooting Star. Trong bài viết này Stock Insight sẽ trình bày chi tiết về nến búa ngược (Inverted Hammer) và cách sử dụng nến này trong giao dịch.

Mô hình nến búa ngược (Inverted Hammer) là gì?

Định nghĩa

Mô hình nến búa ngược thường xuất hiện sau một quá trình giảm giá (downtrend) với thân nền ngắn ở phía dưới, bóng trên dài gấp từ 2, 3 lần so với thân nến, râu dưới có thể không có hoặc nếu có thì rất ngắn, màu sắc nến không quan trọng.

Nến búa ngược xuất hiện ở cuối quá trình giảm giá
Hình 1. Nến búa ngược xuất hiện ở cuối quá trình giảm giá
inverted hammer - Bóng trên của nến dài gấp 2, 3 lần thân nến
Hình 2. Bóng trên của nến dài gấp 2, 3 lần thân nến

Diễn biến tâm lý của mô hình nến búa ngược (Inverted Hammer)

Diễn biến tâm lý của nhà đầu tư cũng như thị trường trong mô hình Inverted hammer diễn ra như sau. Sau một quá trình giảm giá của thị trường lực cầu bắt đầu xuất hiện và đẩy giá tăng cao hơn nhiều so với mức mở cửa của cây nến, tức là bên mua đã bắt đầu có dấu hiệu sẵn sàng mua vào để đẩy giá lên thoát khỏi quá trình giảm giá (downtrend). Tuy nhiên sức nặng của lực bán vẫn còn nhiều, lực cầu sau một giai đoạn thắng thế đã bị lực bán đẩy trở lại. Lực bán này cũng không đẩy xuống quá mạnh nên râu dưới của nến ngắn hoặc không có. 

Như vậy, cây nến búa ngược (Inverted Hammer) thể hiện một diễn biến tâm lý biến động muốn thay đổi trạng thái của thị trường, mặc dù sự thay đổi này chưa thành công nhưng nó cũng thể hiện sức mạnh của bên mua đang cân bằng với bên bán và sẽ có xu hướng mạnh lên trong thời gian tới.

>> Xem thêm: 9 tâm lý nhà đầu tư chứng khoán hay mắc phải và cách khắc phục

nến búa ngược ở đỉnh - Lực mua đã cân bằng hơn với lực bán thông qua nến búa ngược
Hình 3. Lực mua đã cân bằng hơn với lực bán thông qua nến búa ngược

Điều kiện để xác định mô hình nến búa ngược Inverted Hammer

Nến búa ngược thường xuất hiện trong quá trình giảm giá đã được xác định do để một trong những điều kiện tiên quyết để có thể coi một nến là nến búa ngược là trước đó đã xuất hiện một quá trình giảm giá rõ ràng. 

Mặc dù không xuất hiện trong hình mẫu của cây nến nhưng khối lượng giao dịch cũng đóng vai trò quan trọng đối với độ tin cậy của mô hình. Đây là cây nến thể hiện sự “đấu tranh” của bên mua và bên bán nên thường có khối lượng giao dịch cao. Do vậy, nến búa ngược thường xuất hiện với giá trị giao dịch cao hơn mức trung bình. 

Cách nhận biết và phân biệt nến búa ngược với các mẫu nến khác

So sánh với nến sao băng (Shooting Star)

mô hình nến búa ngược - Phân biệt Inverted Hammer vs Shooting Star
Hình 4. Phân biệt Inverted Hammer vs Shooting Star

Nếu đứng riêng rẽ và biệt lập thì nến Búa ngược (Inverted Hammer) rất giống với nến Shooting Star. Điểm khác biệt giữa hai loại nến này chính là tổ hợp các nến xung quanh và quá trình diễn tiến trước đó.

Đối với nến Inverted Hammer thì diễn tiến trước đó là quá trình đi xuống và với sự xuất hiện của Inverted Hammer người ta kỳ vọng thị trường sẽ xuất hiện sự đảo chiều đi lên. Ngược lại, đối với Shooting Star thì trước đó là quá trình đi lên và với sự xuất hiện của nến Shooting Star nhà phân tích sẽ kỳ vọng giá sẽ đảo chiều và đi xuống.

Khác biệt với nến Doji

Có một loại nến cũng xác định tính chất đảo chiều của diễn biến giá là nến Doji, về diễn biến tâm lý thì nến Doji cũng cho thấy sự cân bằng hơn giữa bên mua và bên bán, do đó cây nến Doji thường có thân nến hẹp hơn nến búa ngược và râu dưới của nến Doji thường dài hơn ở nến búa ngược.

>> Xem thêm: Tổng quan về mô hình nến Doji

nến búa ngược - Đặc điểm chính của nến Doji
Hình 5. Đặc điểm chính của nến Doji

Cách sử dụng mô hình nến búa ngược trong giao dịch chứng khoán

Nến búa ngược thường xuất hiện cuối của một quá trình giảm giá do đó khi xác định một mô hình xuất hiện nến búa ngược nhà đầu tư thường đặt lệnh Mua để kỳ vọng giá lên và thu được lợi nhuận. 

Để tăng độ tin cậy của nến búa ngược trong việc xác định đảo chiều của xu thế khi giá giảm các nhà phân tích thường cân nhắc thêm một số thông tin như là khối lượng, các ngưỡng hỗ trợ để quyết định có vào lệnh mua hay không.

Ví dụ minh họa mô hình búa ngược với cổ phiếu SSI trực tuyến trên HSC ONE

inverted hammer - Đồ thị SSI
Hình 6. Đồ thị SSI từ tháng 10.2023 đến tháng 11 năm 2024

Nhìn vào đồ thị SSI trong giai đoạn từ tháng 10 năm 2023 đến tháng 11 năm 2024 ta thấy có xuất hiện 2 thời điểm có xuất hiện nến Inverted Hammer được đánh dấu 1 và 2 trong hình. 

Ở thời điểm 1 cây nến búa ngược xuất hiện sau cây nến Doji và sau đó là một nến xanh tăng mạnh dứt khoát. Tổ hợp 3 cây nến này là một tổ hợp tăng giá tin cậy công với đó khối lượng giao dịch của cổ phiếu này tại thời điểm đó cũng tăng cao và duy trì nên các nhà phân tích sẽ ra quyết định mua và thu được lợi nhuận.

Ở thời điểm 2, cây nến Inverted Hammer xuất hiện cũng ở phía trước có cây nến Doji và phía sau là cây nến xanh, nhưng ở thời điểm 2 tín hiệu đảo chiều yếu hơn do: thứ nhất khối lượng không được xác nhận và vẫn duy trì ở mức độ thấp hơn trung bình, cây nến xanh phía sau cây nến Inverted Hammer yếu hơn nên sức mạnh của tổ hợp 3 cây nến này xác định mức độ đảo chiều yếu hơn hay nói cách khác là tín hiệu đảo chiều giả. Và sự thật diễn tiến giá của cổ phiếu SSI sau đó là tiếp tục đi xuống.

Kết luận

Như tất cả các mô hình phân tích kỹ thuật khác, việc sử dụng mô hình nến búa ngược (Inverted Hammer) cho giao dịch nhà đầu tư cần phải kết hợp chặt chẽ với các tín hiệu kỹ thuật khác để tăng độ tin cậy của mô hình. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần phải đặt ra các ngưỡng cắt lỗ hoặc chốt lãi thích hợp để bảo vệ tài sản cũng như hiện thực hóa lợi nhuận.

Quý nhà đầu tư có thể bắt đầu hành trình tìm hiểu, khám phá và học cách đầu tư tại HscEdu. Bên cạnh đó, để biết thêm nhiều thông tin cũng như tin tức từ thị trường chứng khoán hay các kiến thức về kinh tế thị trường cũng như đầu tư chứng khoán, các bạn có thể theo dõi thêm tại Stock Insight nhé!

Phạm Thạch
Wealth Manager

Bài viết cùng chuyên mục

Chỉ số Dow Jones phản ánh một phần nền kinh tế Mỹ

Chỉ số Dow Jones là gì? Cách tính chỉ số Dow Jones

Chỉ số Dow Jones là gì? Chỉ số Dow Jones (Dow Jones Industrial Average) là một chỉ số thể hiện giá trị trung bình của 30 công ty lớn và...

quỹ đầu tư mạo hiểm

TOP 6 quỹ đầu tư mạo hiểm lớn nhất tại Việt Nam 2023

Quỹ đầu tư mạo hiểm thuộc dòng sản phẩm mà nhà đầu tư với khẩu vị chấp nhận mức độ rủi ro cao để tìm kiếm cơ hội sinh lời....

Đường trendline

Đường trendline là gì? Cách xác định và lưu ý khi sử dụng

Trong thế giới đầy biến động của thị trường tài chính, việc hiểu và dự đoán xu hướng giá là một yếu tố quan trọng đối với các nhà đầu...