Mẫu hình cốc tay cầm trong giao dịch chứng khoán

Ngày đăng: 05/01/2023 lượt xem

Mẫu hình cốc tay cầm là một trong những mẫu hình tiếp diễn xu hướng được sử dụng rất nhiều trong phân tích kỹ thuật. Cùng HSC tìm hiểu về khái niệm, chiến lược sử dụng và ví dụ minh họa của mẫu hình cốc tay cầm.

Khái niệm & chiến lược

Mẫu hình cốc tay cầm là gì?

Mẫu hình cốc tay cầm (Cup and Handle) là một dạng mô hình biểu đồ được mô tả như một chiếc cốc hình chữ U với tay cầm nhẹ, được giới thiệu bởi William J. O’Neil trong cuốn sách “How to Make Money in Stocks” vào năm 1988.

  • Xu hướng: giá đang hình thành xu hướng tăng mạnh
  • Mức độ biến động: giá thu hẹp dần độ biến động từ trái qua phải. Mẫu hình tương tự chiếc cốc với khoảng cách đỉnh-đáy lớn (< 30-35%) và mẫu hình tay cầm với khoảng cách đỉnh-đáy nhỏ hơn (< 10-15%).
  • Khối lượng: thấp dần trong quá trình hình thành mẫu hình và tăng mạnh khi bứt phá qua mẫu hình.
  • Vùng mua: mua khi giá bứt phá qua đỉnh của tay cầm. Mục tiêu tăng 30% tính từ điểm break, hoặc 50% chiều cao thân cốc.

Tại sao chiến lược này thành công?

Các lý do dẫn đến sự thành công của chiến lược này bao gồm:

  • Được ủng hộ bởi CANSLIM & SM
  • Sự hào hứng đã có sẵn và tâm lý sợ mất cơ hội
  • Cú bứt phá đã có sự tích lũy
  • Tâm lý giao dịch đã bị nén và bùng nổ trở lại (vùng quai cốc)

Ví dụ minh họa mẫu hình cốc tay cầm

 

Mẫu hình cốc tay cầm
Mẫu hình cốc tay cầm

(1)    Giá hình thành xu hướng tăng mạnh trước đó.

(2)    Giá xuất hiện nhịp điều chỉnh và hồi phục trở lại để hình thành cốc lớn.

(3)    Giá xuất hiện nhịp điều chỉnh nhẹ và cũng hồi phục trở lại để hình thành cốc nhỏ cũng là tay cầm.

(4)    KLGD tăng rất đột biến theo đà tăng mạnh của giá trước đó phản ánh có lực mua gom mạnh của dòng tiền lớn.

(5)    KLGD giảm dần trong nền giá chứng tỏ áp lực bán ra cạn kiệt dần.

(6)    Giá bứt phá qua mẫu hình một cách rất dứt khoát đi kèm với KLGD bùng nổ!

Kết luận

Mẫu hình cốc tay cầm là một công cụ phân tích kỹ thuật mạnh mẽ giúp nhà đầu tư xác định các cơ hội giao dịch tiềm năng trong thị trường chứng khoán. Việc nắm vững cách nhận diện và áp dụng mẫu hình này có thể cải thiện đáng kể kết quả đầu tư của bạn. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa, cần kết hợp với các công cụ phân tích khác và duy trì kỷ luật trong giao dịch. Hãy tiếp tục học hỏi và thực hành để nâng cao kỹ năng, từ đó xây dựng chiến lược giao dịch vững chắc và hiệu quả.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về các mẫu hình, các chỉ báo quan trọng thường dùng kết hợp trong quá trình phân tích kỹ thuật cũng như mọi thông tin liên quan khác về chứng khoán, nhà đầu tư có thể tham khảo khóa học Xây dựng chiến lược giao dịch ngắn hạn hiệu quả trên HSCEdu.

Bài viết cùng chuyên mục

tự học chứng khoán

Khóa học đầu tư chứng khoán cơ bản cho người mới bắt đầu

Khóa học đầu tư chứng khoán online phù hợp với các đối tượng: Nhà đầu tư mới tìm hiểu về chứng khoán, chưa biết chứng khoán là gì Nhà đầu tư chưa...

Tạo lập chiến lược giao dịch dựa trên sự kết hợp giữa dải Bollinger và chỉ báo Stochastic Oscillator

Dải Bollinger là gì? Kết hợp dải Bollinger với các chỉ báo

Phân tích kỹ thuật thường sử dụng dải Bollinger  để đo lường mức biến động của giá. Để tăng độ nhạy và sự chính xác của dải Bollinger, nhà đầu...

Chứng khoán phái sinh

Hướng dẫn cách đọc bảng giá phái sinh cho người mới bắt đầu

Bước đầu sơ khai khi bắt đầu tìm hiểu và giao dịch phái sinh thì chúng ta cần phải hiểu rõ hết những gì được hiển thị trên bảng điện....