Lệnh MOK là gì? Ưu và nhược điểm của lệnh MOK trong giao dịch

Ngày đăng: 10/12/2024 lượt xem

Trong một môi trường diễn biến nhanh như thị trường chứng khoán thì kỹ năng đi lệnh là một trong những yếu tố quan trọng. Việc tính toán sử dụng các lệnh điều kiện sẽ giúp trader tối ưu về giá hoặc thời điểm giao dịch phù hợp. Bài viết dưới đây, Stock insight sẽ giới thiệu về lệnh MOK.

Lệnh MOK là gì?

Lệnh MOK được viết tắt từ Match or Kill, với tên gọi đã thể hiện tính chất của lệnh này. Đây là một loại lệnh thị trường (MP) với ý nghĩa khớp toàn bộ hoặc huỷ lệnh. Nghĩa là khi đặt lệnh này hệ thống sẽ hiểu, nếu như lệnh này không khớp hết toàn bộ số lượng thì lệnh sẽ bị huỷ trước khi vào bảng giá.

Với tính chất của lệnh MOK sẽ giúp trader muốn mua, bán khớp số lượng cổ phiếu cực lớn có thể kiểm soát được số lượng cổ phiếu. Tránh được rủi ro bị lệnh chờ mua, bán nếu thị trường không đáp ứng đủ thanh khoản.

Cách thức hoạt động của lệnh MOK

Tương tự với các lệnh khác, lệnh MOK cũng tuân thủ khớp lệnh theo tứ tự ưu tiên với các mức giá. Lệnh mua MOK thì sẽ khớp giá từ thấp đến cao, ngược lại lệnh bán MOK sẽ khớp giá từ cao xuống thấp.

Lệnh MOK sẽ tự động huỷ nếu thời điểm đặt lệnh cổ phiếu không đáp ứng đủ khối lượng khớp lệnh. Và lệnh sẽ không thể huỷ nếu lệnh đặt được thực hiện thành công.

Lệnh MOK được sử dụng cho cả thị trường cơ sở và thị trường phái sinh. MOK sẽ chỉ được đặt lệnh trong phiên giao dịch diễn ra, không thể đặt lệnh chờ từ sớm.

Thời gian để thực hiện được MOK là trong phiên khớp lệnh liên tục:

– Đối với thị trường cơ sở:

  • Sàn HOSE: Từ 9h15 – 11h30 và 13h00 – 14h30
  • Sàn HNX: Từ 9h00 – 11h30 và 13h00 – 14h30
  • Sàn UPCOM: Từ 9h00 – 11h30 và 13h00 – 15h00

– Đối với thị trường phái sinh: Từ 9h00 – 11h30 và 13h – 14h30:

Lệnh MOK trong phái sinh
Lệnh MOK trong phái sinh

Cách thức thực hiện của lệnh MOK:

Ví dụ với cổ phiếu A, nhà đầu tư đặt lệnh MOK mua với khối lượng 500.000 cổ phiếu. Trường hợp khớp lệnh sẽ diễn ra nếu tổng khối lượng chờ bán các mức giá của cổ phiếu A lớn hơn 500.000. Còn nếu cổ phiếu này tổng khối lượng bên bán dưới 500.000 cổ phiếu thì lệnh sẽ tự động huỷ khi vào hệ thống và không làm thay đổi bảng giá.

Ưu và nhược điểm của lệnh MOK trong giao dịch

Ưu điểm của lệnh MOK

  • Lệnh MOK là một loại lệnh thị trường (MP) nên tốc độ khớp lệnh sẽ cực kỳ nhanh chóng.
  • Lệnh MOK sẽ giúp nhà đầu tư lớn kiểm soát được số lượng giao dịch và khối lượng vị thế. Tránh một số rủi ro liên quan đến sở hữu cổ phần theo quy định của UBCK Nhà Nước.
  • Tính chất lệnh MOK sẽ khớp lệnh luôn trong một lần đặt. Tránh khớp lệnh từng phần ảnh hưởng đến tâm lý thị trường.

Nhược điểm của lệnh MOK

  • Với tính chất của lệnh MOK thì có thể sẽ không khớp lệnh nếu thời điểm đặt lệnh cổ phiếu không đáp ứng được số lượng khớp lệnh dẫn đến bị lỡ thời điểm giao dịch.
  • Với lệnh MOK thì chủ yếu phụ thuộc lớn vào điều kiện thanh khoản của cổ phiếu, sản phẩm giao dịch tại một thời điểm.
  • Lệnh MOK thường chỉ thông dụng ở một vài trader “đặt biệt” chủ yếu vừa muốn khớp lệnh và cũng muốn kiểm soát khối lượng vị thế.
  • Lệnh MOK không thể huỷ hoặc sửa lệnh sau khi đã đặt lệnh nên cần thật cẩn trọng trước thao tác nhập lệnh.

Kết luận

Lệnh giao dịch là một trong những kỹ năng mà nhiều trader cần phải có. Trong đó lệnh MOK sẽ tương đối đặt biệt phù hợp với một số trường hợp nhất định. Các trader cần phải lựa chọn tính chất, điều kiện thích hợp để lựa chọn sử dụng lệnh MOK một cách chuẩn xác. Lệnh MOK không thể chủ động huỷ hoặc sửa lệnh sau khi đã đặt lệnh nên trader luôn phải cẩn trọng khi sử dụng.

Nếu bạn là một nhà đầu tư mới, chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức, thì ứng dụng chứng khoán HSC ONE sẽ là công cụ lý tưởng để bạn tự tin khởi đầu hành trình đầu tư một cách hiệu quả và an toàn.

Song song đó, nền tảng học tập HscEdu với thiết kế sinh động cùng hệ thống lưu trữ tiến trình học sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp thu kiến thức. Nhờ đó, bạn sẽ nhanh chóng phát triển thành một nhà đầu tư chuyên nghiệp và chinh phục các danh mục đầu tư sinh lời ngay từ hôm nay.

Thiên Phú
Wealth Manager

Bài viết cùng chuyên mục

cổ phiếu thép

3 Điều cần biết trước khi đầu tư cổ phiếu thép trong năm 2023

Cổ phiếu ngành thép (cổ phiếu thép) là nhóm cổ phiếu được đông đảo các nhà đầu tư quan tâm trong thời điểm hiện tại. Vậy cổ phiếu thép là...

Vì sao quản trị rủi ro là yếu tố sống còn trong giao dịch chứng khoán? (Phần 1)

Thị trường chứng khoán luôn biến động không ngừng, bên cạnh đó luôn tiềm ẩn các rủi ro tiềm năng khiến nhà đầu tư thua lỗ. Vì vậy, quản trị...

Đặc điểm nhóm Cổ phiếu ngành Xây dựng

Đặc điểm nhóm Cổ phiếu ngành Xây dựng

Ngành xây dựng không chỉ đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển kinh tế mà còn mở ra nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn. Tuy nhiên, đầu tư...