HOSE, HNX, UPCOM – Đặc điểm và vai trò của các sàn chứng khoán Việt Nam

Ngày đăng: 01/07/2024 lượt xem

Cùng với sự lớn mạnh của nền kinh tế, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã có bề dày lịch sử kéo dài gần 24 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên kéo theo đó là sự gia tăng của các sàn chứng khoán Việt Nam.

Với quy mô vốn hoá ngày càng gia tăng, số lượng mã chứng khoán niêm yết ngày càng nhiều, từ phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/07/2000, trên thị trường lúc đó gồm hai mã cổ phiếu là REE (CTCP Cơ Điện Lạnh) và SAM (CTCP SAM Holdings) thì đến cuối tháng 4/2024 đã có tổng cộng gần 1.600 mã cổ phiếu giao dịch, trong đó ở HOSE là 398 mã, HNX là 322 mã và Upcom là 871 mã. Vì vậy, điều cần thiết cho các nhà đầu tư là cần nắm vững những kiến thức cơ bản về các sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam, sẽ được làm rõ và dễ hiểu trong bài viết này.

Tổng quan về các sàn chứng khoán Việt Nam

Định nghĩa các sàn chứng khoán Việt Nam

Các sàn chứng khoán Việt Nam (sàn giao dịch chứng khoán) là nơi thực hiện các giao dịch chứng khoán trên thị trường. Tại đây, các nhà đầu tư có thể thực hiện các trao đổi mua, bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán với nhau.

Theo khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, chứng khoán là tài sản, bao gồm:

– Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;

– Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;

Chứng khoán phái sinh;

– Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.

Hiện nay, tại Việt Nam đang có 3 sàn chứng khoán tập trung trực thuộc 2 Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các sàn này được thành lập và hoạt động dưới sự quản lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC). 3 sàn chứng khoán này là (1) Sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE), (2) Sàn chứng khoán Hà Nội (HNX), (3) Sàn chứng khoán UPCOM.

Các sàn chứng khoán việt nam

Vai trò của các sàn chứng khoán trong nền kinh tế

Huy động vốn cho doanh nghiệp: Các sàn chứng khoán Việt Nam là kênh huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn từ nhiều nhà đầu tư khác nhau. Doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu trên sàn nhằm huy động vốn cho hoạt động kinh doanh, đầu tư và mở rộng sản xuất. Việc huy động vốn qua sàn chứng khoán giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn vốn truyền thống như vay ngân hàng.

Cung cấp thanh khoản cho nhà đầu tư: Sàn chứng khoán là nơi mua bán, giao dịch các tài sản chứng khoán, cũng là nơi tạo thanh khoản cho nhà đầu tư. Điển hình như việc đưa cổ phần các Doanh nghiệp chưa niêm yết lên sàn chứng khoán, các cổ đông nắm giữ cổ phần của các Doanh nghiệp này có nơi để mua bán, giao dịch, rút tiền từ việc bán cổ phần, cổ phiếu. Thao tác đơn giản, nhanh gọn hơn rất nhiều so với việc cổ phiếu chưa lên sàn, phải tìm người mua, thỏa thuận giá và giao dịch trực tiếp tại Doanh nghiệp.

Tạo cơ hội đầu tư cho công chúng: Các sàn chứng khoán Việt Nam mang đến cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, giúp họ tăng trưởng tài sản và đa dạng hóa danh mục đầu tư. Nhà đầu tư có thể mua bán cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn để thực hiện lợi nhuận từ biến động giá cổ phiếu. Hoặc với khẩu vị rủi ro thấp hơn, Nhà đầu tư có thể lựa chọn các tài sản như Trái phiếu hoặc chứng chỉ quỹ.

Thúc đẩy tính minh bạch và quản trị công ty: Doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán phải tuân thủ các quản trị công ty nghiêm ngặt, đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quá trình hoạt động. Việc công bố thông tin tài chính định kỳ giúp tăng cường sự tin tưởng của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp.

Đo lường sức khỏe kinh tế: các sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam là bộ phận quan trọng của hệ thống tài chính Việt Nam, góp phần kích thích sự phát triển của nền kinh tế. Hoạt động giao dịch trên sàn chứng khoán phản ánh tình hình kinh tế vĩ mô và ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư. Việc sàn giao dịch chứng khoán hoạt động sôi nổi, giao dịch với quy mô lớn sẽ là tiền đề để các Doanh nghiệp có kế hoạch huy động vốn, phát triển mở rộng Hoạt động kinh doanh.

Vai trò trong chính sách tiền tệ và tài chính: Các sàn chứng khoán Việt Nam thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, góp phần cân đối cán cân thanh toán và nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, sàn chứng khoán vận hành tốt, sôi động cũng là nơi để Nhà nước niêm yết các Doanh nghiệp có vốn nhà nước, thực hiện thoái vốn đầu tư của Nhà nước phục vụ chính sách tiền tệ, tài chính trong từng thời kỳ.

Top 3 sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất tại Việt Nam

Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE)

Các sàn chứng khoán lớn ở việt nam

Giới thiệu về HOSE

HoSE là tên viết tắt của Hochiminh Stock Exchange, tên đầy đủ là Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM. HoSE là sàn chứng khoán lớn nhất tại Việt Nam, được thành lập ngày 20/07/2000. Tính tới 30/04/2024, HoSE có 398 mã cổ phiếu niêm yết, vốn hoá toàn thị trường đạt hơn 5.1 triệu tỷ đồng, là sàn chứng khoán đóng vai trò chính trong việc thu hút nguồn vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Sàn chứng khoán HoSE trực thuộc Uỷ ban Chứng khoán và quản lý hệ thống các sàn chứng khoán Việt Nam được niêm yết tại thị trường. Và toàn bộ các cổ phiếu thuộc VN30 đều ở sàn HOSE. Chỉ số VN30 là chỉ số thể hiện sự thay đổi trong giá trị vốn hóa của 30 doanh nghiệp uy tín và có giá trị vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ba sàn HoSE, HNX và UPCoM là các sàn chứng khoán lớn ở Việt Nam và đều giao dịch từ thứ Hai đến thứ Sáu, trừ dịp lễ Tết theo quy định. Riêng HOSE sẽ bắt đầu phiên giao dịch sáng từ 9h-11h30, phiên giao dịch chiều từ 13h-14h45. Trong đó, các phiên giao dịch khớp lệnh định kỳ ATO (9h-9h15) và ATC (14h30-14h45) dùng để xác định giá mở cửa và đóng cửa. Thời gian còn lại sẽ là phiên khớp lệnh liên tục. Chi tiết các phiên giao dịch, cách thức đặt lệnh và giao dịch sẽ được trình bày chi tiết trong mục khác trên Stock Insight, đọc giả chú ý theo dõi thêm.

Đặc điểm của HOSE

Để được niêm yết trên HoSE, doanh nghiệp cần đáp ứng nhiều tiêu chí theo quy định của Nghị định 155/2020/NĐ-CP và Quy chế niêm yết của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM.

a. Điều kiện về doanh nghiệp:

  • Doanh nghiệp cổ phần: Phải là công ty cổ phần được thành lập hợp pháp theo Luật Doanh nghiệp và hoạt động ít nhất 2 năm tính đến thời điểm đăng ký niêm yết.
  • Vốn điều lệ: Tối thiểu 80 tỷ đồng (ghi trên giá trị sổ sách kế toán) tại thời điểm đăng ký niêm yết.
  • Cơ cấu cổ đông:
    • Ít nhất 100 cổ đông ngoài công ty nắm giữ tối thiểu 20% cổ phần.
    • Không có cổ đông lớn nắm giữ quá 51% vốn điều lệ.
  • Lợi nhuận: Có lãi liên tục trong 2 năm gần nhất trước thời điểm đăng ký niêm yết.
  • Hoạt động kinh doanh: Minh bạch, hiệu quả và tuân thủ pháp luật.
  • Quản trị doanh nghiệp: Có hệ thống quản trị doanh nghiệp minh bạch, hiệu quả và tuân thủ chuẩn mực quốc tế.

b. Điều kiện về cổ phiếu:

  • Loại cổ phiếu: Phải là cổ phiếu phổ thông.
  • Số lượng cổ phiếu lưu hành: Tối thiểu 10 triệu cổ phiếu.
  • Thanh khoản: Có thanh khoản nhất định trên các sàn chứng khoán Việt Nam phi niêm yết.

Ngoài ra, các sản phẩm khác như Trái phiếu, chứng quyền, Chứng chỉ quỹ cũng sẽ được quy định tiêu chuẩn niêm yết theo Quy chế.

Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)

Các sàn chứng khoán của việt nam

a. Giới thiệu về HNX

Ngày 2/1/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg về việc thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK) Hà Nội trên cơ sở chuyển đổi tổ chức lại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội. HNX hiện tại quản lý sàn chứng khoán HNX và Upcom cũng như giao dịch phái sinh. Danh sách cổ phiếu niêm yết tại HNX hiện tại có 322 mã, vốn hoá thị trường của sàn HNX đạt 327 ngàn tỷ đồng.

b. Đặc điểm của HNX

Ngoài các khung giờ giao dịch tương tự với các sàn chứng khoán Việt Nam khác như HOSE, sàn chứng khoán HNX không có phiên giao dịch ATO xác định giá mở cửa, và bắt đầu phiên giao dịch khớp lệnh liên tục từ 9h00.

Sàn giao dịch chứng khoán UPCoM

Các sàn giao dịch chứng khoán quốc tế ở việt nam

a. Giới thiệu về UPCoM

Upcom là từ viết tắt của Unlisted Public Company Market được thành lập năm 2009 bởi Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. UPCoM ra đời với mục tiêu thu hẹp thị trường tự do, mở rộng thị trường giao dịch có tổ chức, có quản lý của Nhà nước, quy tụ các cổ phiếu của các công ty chưa niêm yết về một đầu mối quản lý thống nhất, tạo ra cơ hội giao dịch chứng khoán công khai, minh bạch, an toàn và thuận lợi cho nhà đầu tư. Upcom hiện đang có 871 mã niêm yết, vốn hoá đạt 1.15 triệu tỷ đồng.

b. Đặc điểm của UPCoM

Khác với HOSE và HNX, phiên giao dịch của sàn Upcom bắt đầu giao dịch khớp lệnh liên tục từ 9h00 từ lúc mở cửa tới 11h30. Và sau đó sẽ là phiên chiều kéo dài từ 13h00 đến 15h00, giá tham chiếu cho phiên hôm sau là giá trung bình của phiên giao dịch liền trước. Các điều kiện về công bố thông tin, thông tin giao dịch sẽ không được kiểm soát chặt chẽ như ở HOSE.

Định hướng phát triển của các sàn chứng khoán Việt Nam

Kế hoạch sáp nhập HNX vào HOSE được Chính phủ Việt Nam phê duyệt vào tháng 11/2022, với mục tiêu tạo ra một thị trường chứng khoán thống nhất, minh bạch, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao hơn trên thị trường quốc tế. Ngày 23/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 37/2020/QĐ-TTg thành lập Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) theo mô hình công ty mẹ – công ty con trên cơ sở sắp xếp lại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.

Các sàn giao dịch chứng khoán tại việt nam

Kế hoạch sáp nhập các sàn chứng khoán Việt Nam được thực hiện theo các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1 (từ 01/07/2023 đến 31/12/2023):

  • Không tiếp nhận hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu mới trên HNX.
  • HNX thực hiện chuyển cổ phiếu của tổ chức niêm yết từ HNX sang HOSE.
  • Nhà đầu tư thực hiện chuyển đổi tài khoản giao dịch từ HNX sang HOSE.

Giai đoạn 2 (từ 01/01/2024 đến 31/12/2026):

  • HNX tiếp tục duy trì hoạt động giao dịch cho các cổ phiếu đã niêm yết trên HNX.
  • HOSE thực hiện tiếp nhận và xem xét hồ sơ đăng ký niêm yết, tổ chức giao dịch cổ phiếu mới của tổ chức đáp ứng điều kiện niêm yết quy định tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP.
  • HNX thực hiện chuyển đổi các hệ thống, quy trình và dữ liệu sang HOSE.

Giai đoạn 3 (từ 01/01/2027):

  • HNX chính thức sáp nhập vào HOSE.
  • HOSE trở thành thị trường chứng khoán duy nhất tại Việt Nam.

Dự kiến đến hết ngày 31/12/2025, HOSE hoàn thành việc tiếp nhận cổ phiếu của tổ chức niêm yết từ HNX. Chậm nhất đến hết ngày 31/12/2026, HNX hoàn thành việc chuyển cổ phiếu của tổ chức đăng ký giao dịch từ HNX sang HOSE.

Việc sáp nhập các sàn chứng khoán Việt Nam như sáp nhập HNX vào HOSE được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho:

  • Nhà đầu tư: Thuận tiện trong việc theo dõi và thao tác giao dịch, có nhiều sự lựa chọn hơn, việc kiểm soát công bố thông tin và giao dịch nội bộ sẽ minh bạch hơn.
  • Doanh nghiệp: Thu hút sự chú ý, nâng cao vị thế đối với các đối tác, thuận lợi hơn trong quá trình huy động vốn.
  • Nền kinh tế: Góp phần phát triển thị trường tài chính, đẩy nhanh quá trình nâng hạng thị trường, tạo vị thế cao cho nền kinh tế tài chính của Việt Nam.

Tuy nhiên, quá trình sáp nhập cũng tiềm ẩn một số rủi ro như:

  • Sự gián đoạn hoạt động thị trường: Việc chuyển đổi hệ thống, quy trình và dữ liệu có thể dẫn đến gián đoạn hoạt động giao dịch trên thị trường.
  • Thay đổi quy định: Việc thống nhất quy định giao dịch giữa hai sàn có thể gây khó khăn cho một số nhà đầu tư và doanh nghiệp trong giai đoạn ban đầu.
  • Rủi ro thanh khoản: Một số cổ phiếu có thể mất thanh khoản sau khi sáp nhập.

Chính phủ Việt Nam và các cơ quan chức năng đang nỗ lực triển khai kế hoạch sáp nhập HNX vào HOSE một cách cẩn trọng và hiệu quả nhằm đảm bảo tối đa lợi ích cho nhà đầu tư, doanh nghiệp và nền kinh tế.

Việc sáp nhập 2 Sở giao dịch chứng khoán và các sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam theo hướng chuyên môn hoá là điều cần thiết. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi sáp nhập dự kiến sẽ còn rất nhiều thay đổi và biến động. Nhà đầu tư cần theo dõi kỹ các thông tin cập nhật để tránh những thiệt hại không đáng có có thể xảy ra. Stock Insight sẽ luôn cập nhật nhanh và sớm nhất các thông tin liên quan.

Sơn Mai
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

app chứng khoán

6 Tiêu chí chọn app chứng khoán tốt và uy tín trên điện thoại

Với tốc độ phát triển của khoa học và công nghệ, app chứng khoán ra đời nhằm phục vụ nhà đầu tư giao dịch và theo dõi chứng khoán được thuận...

hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai là gì? Tổng quan kiến thức từ A-Z

Hợp đồng tương lai là gì? Hợp đồng tương lai (Futures Contract – Sản phẩm phái sinh đầu tiên tại Việt Nam) là thỏa thuận mua bán giữa người mua...

phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khoán

Phân tích cơ bản là gì? Sơ lược về trường phái đầu tư cơ bản

Phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khoán là phương pháp đầu tư mà hầu như nhà đầu tư nào cũng từng nghe qua khi tham gia thị trường...