Hedge với hợp đồng tương lai được thực hiện như thế nào?

Ngày đăng: 11/12/2023 lượt xem

Hedge là một công cụ quan trọng trong lĩnh vực tài chính, nhằm mục đích giới hạn rủi ro và tối ưu hóa tỷ lệ rủi ro/tỷ lệ lợi nhuận. Chiến lược này thường liên quan đến việc sử dụng các công cụ tài chính, như quyền chọn (options) và các hợp đồng phái sinh, để bảo vệ danh mục đầu tư khỏi những biến động giá không mong muốn. Tuy nhiên, sự ứng dụng của hedging không chỉ dừng lại ở việc mua bán các tài sản phái sinh, mà còn liên quan đến các phương pháp đa dạng hóa đầu tư và quản lý rủi ro.

Trong bài viết này, Stock Insight sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện hedge bằng hợp đồng tương lai, từ các khái niệm cơ bản đến những bước cụ thể để bảo vệ tài sản và tối ưu hóa lợi nhuận.

Thị trường (VN30) thường mất bao nhiêu điểm khi vào xu hướng giảm?

Theo định nghĩa về thị trường giảm điểm (thị trường con gấu), giá sẽ mất ít nhất 20% kể từ mức giá cao gần nhất. Ví dụ: Từ mức điểm 1200 của VN30, VN30 sẽ kỳ vọng lùi về 1000 điểm.

Trong quá khứ, khi gãy một xu hướng tăng, giá sẽ điều chỉnh ít nhất 7 – 15% trước khi tích lũy trở lại. Nếu như không thực hiện các phương pháp phòng ngừa rủi ro (Hedge), khả năng nhà đầu tư phải chịu tổn thất là rất lớn khi thị trường giảm điểm.

Thị trường VN30 thường mất bao nhiêu điểm khi vào xu hướng giảm-Kỹ thuật hedge
Thị trường VN30 thường mất bao nhiêu điểm khi vào xu hướng giảm-Kỹ thuật hedge

Hedge bảo vệ danh mục của bạn như thế nào?

Hedge sẽ khiến cho rủi ro biến động giá trong danh mục đầu tư giảm đi. Đây chính là cách kỹ thuật này bảo vệ tài sản cho nhà đầu tư.

Khi thị trường bắt đầu biến động giá, Hedge sẽ làm danh mục đầu tư bất động. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư không phải lo lắng với bất cứ đợt giảm nào từ thị trường.

Bài toán ví dụ

Danh mục đầu tư mô phỏng VN30 trị giá 100 triệu với Beta bằng 1.0.

VN30 đang tại mức 850 điểm. Thị trường có nhiều tin tức xấu khiến cho VN30 về lại 800 điểm sau 1 tháng.

Nhà đầu tư quyết định 2 phương án:

  1. Không Hedge, chấp nhận giữ vị thế.
  2. Hedge đưa beta về mức 0.5

Thị trường sau đó giảm về 820, mất 3.65%.

Theo phương án 1, nhà đầu tư đã thua lỗ 100 x 3.6% x 1.0 = 3.6 triệu.

Theo phương án 2, nhà đầu tư đã thua lỗ 100 x 3.6% x 0.5 = 1.8 triệu.

⇒ Với phương án 2, nhà đầu tư có thể hạn chế thua lỗ trong trường hợp thị trường giảm điểm.

Tại sao không nên kỳ vọng nhiều vào lợi nhuận khi Hedging?

Kỹ thuật Hedge nhằm bảo đảm danh mục đầu tư không bị biến động theo thị trường. Do vậy, nếu thị trường xấu, giảm điểm mạnh sẽ giúp cho danh mục không bị thiệt hại quá lớn theo thị trường.

Tuy nhiên, điều ngược lại cũng xảy ra. Khi thị trường tăng điểm, kỹ thuật Hedge cũng làm cho danh mục đầu tư không thể tăng giá trị cao như thị trường. Khoản lãi trên thị trường cơ sở sẽ tương ứng là khoản lỗ trên thị trường phái sinh.

Do vậy, khi dùng Hedge, nhà đầu tư kỳ vọng không bị thua lỗ nhiều hơn thay thì có thể kỳ vọng vào lợi nhuận.

Hedge với Hợp đồng tương lai được thực hiện như thế nào?

Mỗi danh mục đầu tư sẽ có một mức hệ số rủi ro Beta khác nhau so với thị trường. Hegde với hợp đồng tương lai sẽ điều chỉnh lại mức độ biến động qua việc giảm đi hệ số Beta này.

Hedge với hợp đồng tương lai được thực hiện như thế nào
Hedge với hợp đồng tương lai được thực hiện như thế nào

(*) Lưu ý: Các thông số trên đã được tính toán và hỗ trợ bởi hệ thống công cụ hedging của HSC.

Kết luận

Hedge, hay còn gọi là phòng ngừa rủi ro, là một chiến lược quan trọng trong giao dịch tài chính giúp bảo vệ danh mục đầu tư khỏi các biến động không mong muốn của thị trường. Sử dụng hợp đồng tương lai là một trong những phương pháp phổ biến để thực hiện chiến lược hedge.

Hedge với hợp đồng tương lai là một chiến lược hiệu quả giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro và bảo vệ giá trị danh mục đầu tư trước những biến động của thị trường. Tuy nhiên, để thành công, nhà đầu tư cần hiểu rõ cơ chế hoạt động và áp dụng đúng các bước trong quy trình hedge. Việc kết hợp kiến thức và kinh nghiệm sẽ giúp bạn thực hiện chiến lược này một cách chính xác và hiệu quả, đảm bảo an toàn cho tài sản và tối đa hóa lợi nhuận trong đầu tư tài chính.

Học thêm về các chỉ báo quan trọng trong Phân tích kỹ thuật tại HSCEdu.

Bài viết cùng chuyên mục

công cụ chứng khoán phái sinh

2 công cụ chứng khoán phái sinh tại Việt Nam hiện nay

Sau rất nhiều chờ đợi, thị trường chứng khoán phái sinh đã chính thức được vận hành vào 08/2017. Sự kiện này đánh dấu thêm một bước hoàn thiện cấu trúc thị...

tài sản ròng là gì

Tài sản ròng là gì? Cách tính và ý nghĩa trong chứng khoán

Tài sản ròng là gì? Tài sản ròng (net worth) là giá trị tài sản mà một cá nhân hoặc doanh nghiệp sở hữu sau khi trừ đi các khoản...

cfd là gì

CFD là gì? 9 dấu hiệu cần tránh khi giao dịch với CFD

  CFD là gì? CFD là gì? CFD (contract for differences) là một hợp đồng tài chính mà hai bên đồng ý trao đổi sự chênh lệch giữa giá mua...