Hướng dẫn cách giao dịch chứng quyền cho người mới bắt đầu (Phần 4)

Ngày đăng: 31/10/2024 lượt xem

Chứng quyền là một sản phẩm phái sinh rất phổ biến trên thị trường chứng khoán quốc tế. Tuy nhiên khái niệm về sản phẩm này đối với nhà đầu tư ở Việt Nam còn khá mới mẻ. Vậy các bước cơ bản để bắt đầu giao dịch chứng quyền là gì? Stock Insight sẽ giới thiệu trong bài viết dưới đây.

Các khái niệm cơ bản cần biết trước khi giao dịch

Tài sản cơ sở

Các tài sản tài chính được sử dụng làm cơ sở để xác định giá trị của sản phẩm phái sinh được gọi là tài sản cơ sở. Ở Việt Nam, chứng quyền có đảm bảo là một sản phẩm phái sinh có tài sản đảm bảo là cổ phiếu phổ thông.

Ví dụ:

chứng quyền CMWG2001: có tài sản cơ sở là mã MWG (cổ phiếu của công ty Thế Giới Di Động)

Hợp đồng tương lai VN30F2105 : có tài sản cơ sở là chỉ số VN30

Giá thực hiện (Exercise price)

Mức giá mà người sở hữu chứng quyền có quyền mua chứng khoán cơ sở với đơn vị phát hành khi đến ngày đáo hạn được gọi là Giá thực hiện.

Cơ sở để xác định mức lỗ hay lãi khi đầu tư vào sản phẩm này là so sánh giữa giá thực hiện và giá thị trường của chứng khoán cơ sở. Giá thực hiện là không thay đổi trong suốt vòng đời của chứng quyền.

Người nắm giữ có thực hiện quyền mua hoặc quyền bán của mình hay không sẽ dựa vào giá thực hiện vào ngày đáo hạn. Nếu giá chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện thì người nắm giữ chứng quyền sẽ thực hiện quyền mua của mình vì có lợi nhuận tương ứng.

Giá chứng quyền

Đây là mức giá mà nhà đầu tư phải trả khi sở hữu chứng quyền hay còn gọi là phí mua quyền. Nếu mua ở thị trường sơ cấp, tức là giá IPO khi tổ chức phát hành lần đầu. Nếu mua ở thị trường thứ cấp, mua trên sàn, sau khi được niêm yết, mức giá này sẽ là giá giao dịch của chứng quyền dựa vào cung cầu.

>> Xem thêm: Tổng quan từ A-Z về IPO tại Việt Nam

Thời hạn chứng quyền

Vòng đời có hạn định là đặc điểm của sản phẩm phái sinh này. Thời hạn của chứng quyền được tính từ ngày chào bán đến ngày đáo hạn tối thiểu là 03 tháng và tối đa là 24 tháng (02 năm).

Vòng đời càng dài thì giá trị càng cao. Do đó nhà đầu tư chỉ nên quan tâm những chứng quyền có vòng đời không quá ngắn, khi sắp đến ngày đáo hạn thì không nên tham gia mua bán nữa vì có thể sẽ đối diện khả năng thua lỗ hoặc mất hết vốn đầu tư. 

Sau ngày đáo hạn, chứng quyền sẽ không còn được niêm yết và không còn giá trị nữa. Điều này sẽ tạo áp lực cho nhà đầu tư nếu đang nắm giữ sản phẩm sắp đáo hạn mà xu hướng thị trường đang giảm.

Các bước cơ bản để bắt đầu giao dịch chứng quyền

Mở tài khoản chứng khoán

Nếu bạn đã có một tài khoản cơ sở thì sẽ dùng tài khoản đó để giao dịch chứng quyền mà không cần phải mở thêm tài khoản mới.

Nếu bạn chưa có tài khoản thì việc trước tiên là phải mở tài khoản chứng khoán tại một công ty chứng khoán.

>>>> Mở tài khoản nhanh 2 phút tại đây

Nên mở tài khoản ở những công ty chứng khoán uy. Các tiêu chí lựa chọn công ty uy tín: có thương hiệu nhận diện phổ biến, quy mô lớn, có đầy đủ các nghiệp vụ chứng khoán cần thiết, có đội ngũ môi giới tư vấn chuyên nghiệp, đội ngũ phân tích chuyên sâu… bạn cũng có thể xem thêm những đánh giá của cộng đồng nhà đầu tư về công ty đó.

Quy trình mở tài khoản: bạn cần chuẩn bị bản chính CCCD gắn chip, điền thông tin cá nhân cần thiết như số điện thoại, email, số tài khoản ngân hàng…việc mở tài khoản có thể thực hiện online hay offline đều hợp lệ. Sau khi tiếp nhận thông tin, công ty chứng khoán sẽ mất vài phút để kiểm tra thông tin, nếu không có vấn đề gì thì bạn sẽ nhận được thông báo về số tài khoản chứng khoán của mình.

Nghiên cứu và lựa chọn chứng quyền

Đầu tư vào chứng quyền từ thực tiễn cho thấy luôn có tỷ suất sinh lợi cao. Đây là kênh khá tiềm năng thế nhưng không phải ai cũng có thể kiếm được tiền. Sản phẩm này mang tính đầu cơ cao, nên tránh giao dịch mua bán khi sắp tới ngày đáo hạn.

Các yếu tố lựa chọn:

Các yếu tố lựa chọn chứng quyền tốt để đầu tư
Các yếu tố lựa chọn chứng quyền tốt để đầu tư

Tìm hiểu về tài sản cơ sở: Chứng khoán cơ sở là tài sản mà giá chứng quyền sẽ phụ thuộc vào đó. Sự biến động của giá chứng khoán cơ sở càng cao thì khả năng tạo ra lợi nhuận càng lớn. Đa số nhà đầu tư thường ưa thích các chứng quyền mà có tài sản đảm bảo là những cổ phiếu có yếu tố cơ bản tương đối tốt, có những sự kiện tạo được cú huých với kỳ vọng của thị trường thì sẽ càng hấp dẫn.

Phân tích: nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ về các thông số.

Các thông số bao gồm:

Chứng quyền là gì - Các thông số của chứng quyền
Các thông số của chứng quyền

Ví dụ:

Chứng quyền có đảm bảo - Ví dụ về chứng quyền
Ví dụ về chứng quyền

Sử dụng công cụ phân tích: một số công cụ và nguồn thông tin hữu ích để phân tích. Những phần mềm và ứng dụng phân tích tài chính sẽ giúp bạn theo dõi và phân tích rủi ro để hình dung rõ hơn các ưu và khuyết điểm của chứng quyền đó. Tìm đến các dịch vụ tư vấn tài chính để có được những lời khuyên hữu ích, khoa học từ các chuyên gia để quản lý rủi ro tốt hơn.

Không ngừng đầu tư vào kho tàng tài liệu học tập và nghiên cứu: sách chứng khoán, trang web tài chính, khóa học online… giúp hoàn thiện kiến thức về quản lý rủi ro trong đầu tư.

Thực hiện giao dịch

Đặt lệnh mua/bán:

Có 2 cách để mua:

  • Mua trên thị trường sơ cấp: tham gia mua trực tiếp từ tổ chức phát hành khi chứng quyền được phát hành lần đầu tiên ra công chúng (IPO).
  • Mua trên sàn giao dịch: sau khi IPO thì sẽ được niêm yết công khai trên Sở Giao Dịch, yếu tố cung cầu sẽ quyết định giá của chứng quyền.

Quy định về thời gian giao dịch, các phiên đóng mở cửa định kỳ, giá tham chiếu, thời gian thanh toán đều giống với chứng khoán cơ sở.

Giá trần/sàn được tính theo công thức:

Giá trần/sàn CW = Giá tham chiếu CW +/- (Giá CKCS*Biên độ dao động) / Tỷ lệ chuyển đổi

Theo dõi và quản lý giao dịch: theo dõi giá và biến động thị trường để điều chỉnh chiến lược kịp thời. Biên độ dao động trong ngày quá lớn, trần sàn có thể lên tới 100-200% nên giá có thể tăng/giảm rất mạnh trong phiên. Do đó, nhà đầu tư cần theo dõi giá và biến động thị trường để điều chỉnh chiến lược mua bán kịp thời.

Chiến lược giao dịch cho người mới bắt đầu

Nếu xu hướng thị trường có xác suất bước vào giai đoạn tăng tương đối dài hạn, hoặc ít nhất tới ngày đáo hạn giá cổ phiếu cơ sở vẫn khả quan và cao hơn giá thực hiện chứng quyền. Lúc này, nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ suất sinh lời bằng chiến lược mua ngay khi IPO hoặc mua trên sàn khi vừa niêm yết và nắm giữ tới khi đáo hạn.

Chiến lược giao dịch ngắn hạn:

Giá phụ thuộc nhiều vào biến động của giá cổ phiếu cơ sở. Trong xu hướng thị trường không rõ ràng thiên về tăng hay giảm mà chỉ giằng co biến động nhẹ, nhà đầu tư có thể áp dụng chiến lược mua bán ngắn hạn đối với chứng quyền, bạn mua và bán trước ngày đáo hạn càng sớm thì càng có tỷ lệ sinh lời cao hơn.

Kết luận

Chứng quyền với những lợi ích nổi trội như giá vốn đầu tư ít, tỷ lệ sinh lời cao, mua bán dễ dàng như chứng khoán cơ sở. Tuy nhiên đầu tư vào sản phẩm phái sinh này cũng có những rủi ro tiềm ẩn nhất định. Do đó, nhà đầu tư nên tăng cường củng cố thêm nền tảng kiến thức, áp dụng nhiều phương pháp phân tích để đạt được tỷ lệ sinh lời như kỳ vọng.

Quý nhà đầu tư có thể bắt đầu hành trình tìm hiểu, khám phá và học cách đầu tư tại HSCEdu. Ngoài ra, để biết thêm nhiều thông tin cũng như tin tức từ thị trường chứng khoán, các bạn có thể theo dõi thêm tại Stock Insight nhé!

Xem thêm các bài viết cùng chuyên mục:

Phần 1: Chứng quyền là gì? Khác gì với chứng khoán cơ sở?
Phần 2: Chứng quyền và chiến lược đầu tư: Làm thế nào để tối ưu lợi nhuận?
Phần 3: Cách quản lý rủi ro trong đầu tư chứng quyền
Phần 5: Các sai lầm thường gặp khi đầu tư chứng quyền

 Hoàng Thị Ngọc
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

Free cash flow là gì?

Free cash flow là gì? Sử dụng free cash flow trong đầu tư và quản lý tài chính

  Free cash flow là gì? Free Cash Flow (FCF) hoặc dòng tiền tự do là số tiền còn lại sau khi công ty đã trả các chi phí hoạt...

Top 5 cặp nến đảo chiều nhà đầu tư mới cần biết

Top 5 cặp nến đảo chiều nhà đầu tư mới cần biết

Nến là một thành phần quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Nến tạo nên đường giá giúp phân tích được xu hướng. Mỗi một nến đều thể hiện tâm...

Các sai lầm thường gặp khi đầu tư chứng quyền (Phần 5)

Chứng quyền là một sản phẩm phái sinh rất phổ biến trên thị trường chứng khoán quốc tế. Tuy nhiên khái niệm về chúng đối với nhà đầu tư ở...