Free-float là gì? Ý nghĩa và công thức tính tỷ lệ Free-float

Ngày đăng: 30/08/2023 lượt xem

Free-Float là gì?

Free-float là tỷ lệ khối lượng cổ phiếu có thể tự do chuyển nhượng trên thị trường so với tổng số cổ phiếu đang lưu hành, đề cập đến tỷ lệ cổ phiếu của một công ty đang được giao dịch công khai trên thị trường tài chính mà không bị hạn chế bởi các quỹ chủ sở hữu lớn hay các cổ đông lớn khác. Tỷ lệ lưu hành tự do thấp có thể tạo ra tình trạng thiếu thanh khoản và làm tăng sự ảnh hưởng của các cổ đông lớn đối với giá cổ phiếu.

Trên thị trường chứng khoán, có một số lượng lớn cổ phiếu đang được phát hành mỗi ngày. Tuy nhiên, không phải tất cả các cổ phiếu đều có khả năng được tự do giao dịch và chuyển nhượng. Mặc dù vậy, người ta vẫn sử dụng tổng số cổ phiếu lưu hành để tính toán và phản ánh tình hình thị trường. Điều này có thể dẫn tới sai số trong việc đánh giá thị trường. Để giảm thiểu sai số này, free-float được sử dụng để tính toán số lượng cổ phiếu có khả năng tự do lưu hành trên thị trường.

Tỷ lệ free-float chỉ số lượng cổ phiếu hiện có trên thị trường đáp ứng đủ điều kiện giao dịch mua bán, chuyển nhượng.
Tỷ lệ free-float chỉ số lượng cổ phiếu hiện có trên thị trường đáp ứng đủ điều kiện giao dịch mua bán, chuyển nhượng.

Ý nghĩa của tỷ lệ Free-float trong đầu tư chứng khoán

Tỷ lệ Free-float trong đầu tư chứng khoán có ý nghĩa quan trọng và đóng vai trò quyết định trong việc đánh giá và lựa chọn các cổ phiếu đầu tư. Cụ thể như sau:

  • Đo lường thanh khoản: Các cổ phiếu có tỷ lệ Free-float cao hơn thường có khả năng giao dịch dễ dàng, giúp đảm bảo tính thanh khoản cao và giảm nguy cơ mắc kẹt vốn.
  • Xác định giá trị thị trường chính xác: Bằng cách loại bỏ các cổ phiếu không tự do chuyển nhượng, Free-float thể hiện rõ hơn giá trị thực tế của công ty trên thị trường.
  • Phản ánh khả năng giao dịch của cổ phiếu: Các mã cổ phiếu có tỷ lệ Free-float thấp thường đi kèm với rủi ro đầu tư cao, vì chúng dễ bị thao túng hơn. Bên cạnh đó, những mã có tỷ lệ Free-float thấp thường không được nhà đầu tư ưa chuộng. Do đó, nếu chọn đầu tư vào những mã này, nhà đầu tư sẽ đối mặt với rủi ro liên quan đến việc khó kiếm được người mua hoặc người bán cổ phiếu (rủi ro thanh khoản lớn).
  • Phản ánh xu hướng thị trường: thường phản ánh tốt hơn các xu hướng và diễn biến trên thị trường, giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về tình hình chung, từ đó đưa ra phương án đầu tư phù hợp.

Công thức tính tỷ lệ Free-float và ví dụ minh họa

Tỷ lệ Free-float được tính như sau:

f = (KL cổ phiếu lưu hành – KL cổ phiếu không tự do chuyển nhượng)/KL cổ phiếu đang lưu hành

Theo quyết định số 714/QĐ-SGDHCM ngày 09/11/2020 Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ free-float sẽ được làm tròn theo nguyên tắc sau:

  • Nếu tỷ lệ free-float ≤ 15% thì làm tròn lên theo bước 1%.
  • Nếu tỷ lệ free-float > 15% thì làm tròn lên theo bước 5%.
≤ 1% ≤ 2% ≤ 3% ≤ 4% ≤ 5% ≤ 6% ≤ 7% ≤ 8% ≤ 9% ≤ 10%
1% 2% 3% 4% 5% 6% 7% 8% 9% 10%
≤ 11% ≤ 12% ≤ 13% ≤ 14% ≤ 15% ≤ 20% ≤ 25% ≤ 30% ≤ 35% ≤ 40% ≤ 45%
11% 12% 13% 14% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45%

Ví dụ:

Giả sử một công ty có tổng số cổ phiếu đang lưu hành là 1,000,000 cổ phiếu. Trong đó, có 150,000 cổ phiếu không tự do chuyển nhượng. Áp dụng công thức tỷ lệ free-float:

f = (1,000,000 – 150,000)/1,000,000 = 0.85

Tính được tỷ lệ free-float là 0.85 (hoặc 85%).

Theo quy tắc làm tròn được mô tả trong quyết định số 714/QĐ-SGDHCM, với tỷ lệ free-float là 85%, quyết định làm tròn như sau:

, nên ta làm tròn lên theo bước 5%. Do đó, tỷ lệ free-float sau khi làm tròn là 90%

Để hiểu hơn về công thức tính trên, cùng Stock Insight phân tích ví dụ về Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn sau:

Nguồn hình ảnh: s.cafef.vn

Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn có 7 cổ đông. Trong đó 2 cổ đông lớn nhất chiếm hơn 89% là Bộ Công thương và Công ty TNHH Vietnam Beverage. Như vậy chúng ta có thể tạm tính như sau:

  • Khối lượng cổ phiếu không được tự do chuyển nhượng: 343,642,587 + 230,876,547 = 574.519.134
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 641,281,186
  • Tỷ lệ Free-float = (641,281,186 – 574,519,134) / 641,281,186 = 10,41%

Lưu ý: bài tính trên chưa loại trừ hoàn toàn các trường hợp cổ phiếu bị hạn chế tự do chuyển nhượng.

Trường hợp cổ phiếu bị hạn chế tự do chuyển nhượng

Trong một số trường hợp cụ thể, cổ phiếu có thể bị hạn chế về quyền tự do chuyển nhượng. Điều này được chi tiết quy định trong quyết định số 714/QĐ-SGDHCM ngày 09/11/2020 tại khoản 3.3.2 như sau:

Cổ phiếu của các đối tượng đang trong thời gian hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật, bao gồm:

  • Cổ đông sáng lập.
  • Cổ phiếu phát hành riêng lẻ dưới 100 nhà đầu tư.
  • Cổ phiếu phát hành cho cán bộ công nhân viên.
  • Cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng của doanh nghiệp FDI khi chuyển đổi thành công ty cổ phần.
  • Các trường hợp khác được hạn chế chuyển nhượng theo quy định.

Cổ phiếu thuộc sở hữu của:

  • Cổ đông nội bộ và người có liên quan.
  • Cổ đông chiến lược.
  • Cổ đông nhà nước.
  • Cổ đông lớn, ngoại trừ nắm giữ của các tổ chức kinh doanh bảo hiểm, tổ chức kinh doanh chứng khoán (công ty quản lý quỹ và công ty chứng khoán), và quỹ đầu tư chứng khoán.

Sở hữu cổ phiếu của cổ đông lớn vẫn sẽ bị hạn chế chuyển nhượng cho đến khi tỷ lệ nắm giữ giảm xuống dưới 4%.

Lời kết

Tỷ lệ Free-Float là một trong những thông số quan trọng giúp bạn lựa chọn cổ phiếu đầu tư phù hợp. Hy vọng bài viết đã giúp nhà đầu tư hiểu rõ về Free-Float là gì và cách tính tỷ lệ Free-Float.

Để có thêm kiến thức và kinh nghiệm về đầu tư chứng khoán, hãy mở tài khoản chứng khoán online tại HSC và tham gia các khoá học hoàn toàn miễn phí trên HscEdu ngay hôm nay nhé!

Bài viết cùng chuyên mục

Đầu tư chứng khoán hình thức lướt sóng là gì? Bí quyết lướt sóng chứng khoán hiệu quả

Đầu tư chứng khoán là một trong những kênh đầu tư tài chính được quan tâm và ưa chuộng nhất hiện nay. Có 2 dạng đầu tư đó là đầu...

Tỷ giá hối đoái thường được biểu diễn dưới dạng cặp tiền tệ, như VNĐ/USD

Tỷ giá hối đoái là gì? Cách tính và tác động đến nền kinh tế

Tỷ giá hối đoái là gì? Tỷ giá hối đoái (Exchange rate) là tỷ lệ mà một loại tiền tệ sẽ được trao đổi với một loại tiền tệ khác....

định nghĩa khấu hao là gì?

Khấu hao là gì? Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định

Khấu hao là gì? Khấu hao là quá trình xác định, tính toán và phân bổ giá trị hao mòn của tài sản sau một khoảng thời gian sử dụng....