DTI (Debt to Income Ratio) là gì? Tỷ lệ DTI bao nhiêu là an toàn?

Ngày đăng: 13/01/2025 lượt xem

Khi xét đến tình hình tài chính cá nhân, các tổ chức tín dụng ngoài việc đánh giá tài sản đảm bảo cho khoản vay thì còn phải đánh giá khả năng trả nợ của người đi vay. Để đánh giá được khả năng trả nợ các tổ chức tín dụng thường sử dụng tỷ lệ DTI (Debt to Income Ratio).  

Chỉ số DTI (Debt to Income Ratio) là gì?

Khái niệm DTI (Debt to Income Ratio)

Tỷ lệ DTI được tính toán bằng cách lấy tổng nợ phải trả trong một tháng của cá nhân chia cho tổng thu nhập cũng trong một tháng của cá nhân đó. Chỉ số này cho thấy cá nhân đó dành bao nhiêu phần trăm thu nhập để trả nợ trong một tháng và khả năng có thể tiếp tục trích từ khoản tiền thu nhập hằng tháng đó để trả nợ cho khoản vay mới hay không.

Chính vì vậy, DTI (Debt to Income Ratio) được hầu hết các tổ chức tín dụng dùng để quyết định có cho một cá nhân vay vốn hay không.

debt to income ratio
Hình 1. DTI phản ánh sức khỏe tài chính của cá nhân

Tầm quan trọng của DTI

DTI (Debt to Income Ratio) có tầm quan trọng đặc biệt đối với người cho vay, mặc dù người vay có nhiều tài sản đảm bảo cho khoản vay nhưng công việc của anh ta là phải trả lãi đều đặn hàng tháng do đó một khi thu nhập của anh ta không đảm bảo cho việc trả các khoản nợ hằng tháng này sẽ dẫn đến những rủi ro về thanh khoản và pháp lý đối với người cho vay.

Đối với người vay cũng vậy, việc tính toán DTI giúp người vay chủ động được tình hình tài chính của mình tránh trường hợp vay quá nhiều dẫn đến tình trạng mất thanh khoản và phải bán tài sản không mong muốn để trả nợ các khoản lãi hàng tháng.

Công thức tính và các thành phần của DTI (Debt to Income Ratio)

Công thức cơ bản

DTI = Tổng nợ phải trả hàng tháng / Tổng thu nhập hàng tháng

Trong đó, tổng nợ phải trả hàng tháng gồm các khoản phải trả hàng tháng như là nợ thẻ tín dụng, các khoản vay phải trả lãi hàng tháng,.. Tổng thu nhập hằng tháng của cá nhân có thể là tiền lương, tiền cho thuê nhà, cho thuê xe,…

Thành phần trong DTI

Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A muốn vay một khoản tiền từ ngân hàng. Để tính tỷ lệ DTI anh A có các khoản nợ như sau. Hàng tháng anh A phải trả khoản vay thế chấp mua nhà 20 triệu/tháng cả gốc và lãi, vay mua ô tô hàng tháng cũng phải trả 10 triệu cả gốc và lãi, vay thẻ tín dụng mỗi tháng trả 1 triệu.

Như vậy hàng tháng anh A có tổng khoản nợ phải trả là 31 triệu. Anh A có thu nhập từ 2 nguồn với tổng thu nhập là 50 triệu/ tháng bao gồm tiền lương và tiền lợi tức do việc góp vốn mở cửa hàng kinh doanh quán cafe.

Tỷ lệ DTI của anh A là: 31 triệu/50 triệu = 62%

Lợi ích của việc theo dõi tỷ lệ DTI

Theo dõi tỷ lệ DTI (Debt to Income Ratio) giúp cá nhân kiểm soát được khả năng thanh toán các khoản vay của mình và cũng giúp người cho vay xác định được mức độ rủi ro của việc cho vay.

Nếu một cá nhân có tỷ lệ DTI (Debt to Income Ratio) thấp có nghĩa là người nay có khả năng cao để trả nợ các khoản vay mới và ngược lại nếu một người có tỷ lệ DTI cao như anh Nguyễn Văn A ở ví dụ trên thì với tỷ lệ là 62% anh A đã dành phần lớn khoản thu nhập của mình để trả nợ hàng tháng nên phần con lại cho chi tiêu cá nhân và gia đình còn lại rất ít. Do đó, nếu nếu tiếp tục cho anh A vay thì khoản chi tiêu này càng ít đi và sẽ ảnh hưởng đến đời sống cá nhân và gia đình của anh ta.

Tỷ lệ DTI bao nhiêu là an toàn?

Tỷ lệ DTI (Debt to Income Ratio) giới hạn để cho vay rất khác nhau tùy vào từng người cho vay. Thông thường thì nếu cá nhân có DTI ở mức từ 43% trở lên thì người đó khó có thể tiếp tục được cho vay các khoản vay mới. Các tổ chức tín dụng thường yêu thích cho vay những người có tỷ lệ DTI dưới 35% hoặc dưới 28% thì càng tốt.

Theo các đánh giá và nghiên cứu thì những người có tỷ lệ DTI dưới 36% là những người có khả năng thanh toán nợ tốt và có thể tiếp tục cho vay. Những người có DTI từ 36% đến 43% là ở mức trung bình, có khả năng thanh toán nợ nhưng cần phải cân nhắc khi vay thêm.

Những người có DTI (Debt to Income Ratio) lớn hơn 43% tức là các khoản trả nợ hàng tháng là gánh nặng lên thu nhập và gây sức ép lên chi tiêu hàng tháng do đó các tổ chức tín dụng thường hạn chế cho vay đối với những người có tỷ lệ DTI ở mức này.

Cách kiểm soát và làm giảm tỷ lệ DTI để đạt mức an toàn

Như trong ví dụ ở trên, anh Nguyễn Văn A đang có tỷ lệ DTI (Debt to Income Ratio) khá cao là 62%, điều này khiến anh gặp bất lợi trong việc đàm phán các khoản vay mới. Chính vì vậy, để giảm tỷ lệ DTI anh ta phải giảm tổng số nợ phải trả hàng tháng hoặc tăng thu nhập của anh ta lên.

Để giảm số nợ phải trả hàng tháng anh A có thể đàm phán với các chủ nợ kéo dài thời gian trả nợ gốc để giảm nợ phải trả. Ví dụ, trong khoản vay mua nhà hiện tại đang ở mức trả trong vòng 10 năm thì anh ta có thể đàm phán để kéo dài thời gian trả nợ lên 15 năm qua đó giảm số tiền phải trả hàng tháng. Anh A cũng có thể hạn chế chi tiêu qua thẻ tín dụng để hạn chế nợ phải trả qua thẻ tín dụng. 

Để giảm các khoản nợ phải trả hàng tháng anh ta cũng có thể tiết kiệm chi tiêu để trả dần các khoản nợ. Ví dụ anh ta tiết kiệm chi tiêu để trả hết khoản nợ vay mua ô tô chẳng hạn.

Anh A cũng có thể tái cấu trúc các khoản nợ, gộp các khoản nợ vào một chủ nợ để được hưởng các ưu đãi về lãi suất qua đó cũng giảm được các khoản nợ phải trả hàng tháng.

Để tăng thu nhập anh A có thể sử dụng các tài sản của mình để cho thuê tạo ra các nguồn thu đều đặn hàng tháng qua đó giúp tăng thu nhập hàng tháng.

Kết luận

Mặc dù có những hạn chế như là không phân biệt được các loại nợ khác nhau cũng như chi phí để thanh toán các khoản nợ nhưng chỉ số DTI (Debt to Income Ratio) vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng vay nợ của cá nhân và thường xuyên được các tổ chức tín dụng sử dụng khi xét duyệt điều kiện cho vay. Do đó việc hiểu, quản lý và theo dõi chỉ số DTI của cá nhân sẽ giúp anh ta thực hiện tốt khả năng thanh toán các khoản nợ của mình cũng như không gây tác động đến những chi tiêu thiết yếu hàng tháng.

Quý nhà đầu tư có thể bắt đầu hành trình tìm hiểu, khám phá và học cách đầu tư tại HscEdu. Ngoài ra, để biết thêm nhiều thông tin cũng như tin tức từ thị trường chứng khoán hay các kiến thức về kinh tế thị trường cũng như đầu tư chứng khoán, các bạn có thể theo dõi thêm tại Stock Insight nhé!

Phạm Thạch
Wealth Manager

Bài viết cùng chuyên mục

xác định đáy và đỉnh theo phân tích kỹ thuật

Cách xác định vùng đỉnh và đáy theo phân tích kỹ thuật

Xác định vùng đỉnh và đáy là một kỹ năng quan trọng trong đầu tư chứng khoán để tối đa hóa lợi nhuận. Cùng HSC tìm hiểu cách xác định...

Pullback là gì?

Pullback là gì? Dấu hiệu nhận biết pullback trong biểu đồ chứng khoán

Trong quá trình đầu tư chứng khoán, việc hiểu và nhận biết các mô hình giá là vô cùng quan trọng. Pullback là một thuật ngữ được sử dụng phổ...

đòn bẩy tài chính là gì

Đòn bẩy tài chính là gì? 5 Lưu ý khi sử dụng đòn bẩy này

Đòn bẩy tài chính là một công cụ để các nhà đầu tư kiếm được số tiền gấp nhiều lần. Dù vậy, phương pháp này luôn được ví như một...