Cổ phiếu ngành giao thông vận tải – Triển vọng tích cực dài hạn

Ngày đăng: 12/08/2024 lượt xem

Sự phát triển của công nghệ tài chính kỹ thuật số (fintech) và đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy hành vi giao dịch không tiếp xúc của người dân. Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ. Dự báo năm 2024 sẽ tiếp tục chứng kiến sự bùng nổ của thị trường này. Đồng hành với xu hướng đó, nhu cầu giao nhận hàng hóa và vận tải cũng đang bước vào một giai đoạn mới với nhiều thay đổi lớn để bắt kịp xu hướng toàn cầu. Từ đó, cổ phiếu ngành giao thông vận tải cũng được kỳ vọng mang lại tín hiệu tích cực.

Bối cảnh thị trường cổ phiếu ngành giao thông vận tải

Trong năm 2023, hoạt động giao dịch hàng hóa tại Việt Nam vẫn duy trì liên thông với thị trường quốc tế một cách ổn định. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ đã tăng thêm khoảng 4 tỷ USD, đạt tổng cộng 20,5 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2022. Điều này cho thấy thương mại điện tử ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế số của Việt Nam.

Năm 2023, quy mô thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đạt 20,5 tỷ USD, tăng khoảng 4 tỷ USD (tương đương 25%) so với năm 2022. Theo Statista, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam thuộc top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Có khoảng 61 triệu người dân tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua sắm trung bình đạt 300 USD mỗi người mỗi năm. Dự báo năm 2024 sẽ tiếp tục chứng kiến sự bùng nổ của thị trường thương mại điện tử cũng như cổ phiếu ngành giao thông vận tải.

Cổ phiếu ngành Giao thông vận tải

Đặc điểm của cổ phiếu ngành giao thông vận tải

Dự báo thị trường dịch vụ chuyển phát nhanh tại Việt Nam sẽ đạt 4,88 tỷ USD vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt 24% từ năm 2022. Sau đại dịch Covid-19, thị trường phát triển nhanh hơn do sự bùng nổ của thương mại điện tử, phục hồi hoạt động thương mại xuyên biên giới và các dịch vụ giá trị gia tăng hấp dẫn từ các công ty chuyển phát nhanh dẫn đến sự tăng trưởng của cổ phiếu ngành giao thông vận tải.

Sự xuất hiện của nhiều đơn vị chuyển phát mạnh như Viettel Post, Giao hàng nhanh (GHN), BEST Express Việt Nam (BEST Inc.), Giao hàng tiết kiệm (GHTK), J&T Express, Kerry Express, Nasco Logistics JSC, Nhất Tín Logistics, và Tiếp vận Nin Sing (Ninja Van)… đã làm tăng thêm mức độ cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực này. Biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp ngày càng mỏng do cuộc đua giảm giá dịch vụ để giành thị phần.

Tổng Công ty Chuyển phát nhanh Bưu Điện – CTCP (UPCoM: EMS) đã công bố báo cáo tài chính quý 4/2023 với lợi nhuận ròng giảm 42% so với cùng kỳ năm trước. Khép lại năm 2023, EMS ghi nhận doanh thu thuần thấp nhất trong 5 năm qua và lợi nhuận ròng thấp nhất trong 3 năm qua.

Ngược lại, các doanh nghiệp theo kịp xu hướng trong ngành giao nhận hàng hóa đã đạt kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt. Tổng CTCP Bưu chính Viettel (Viettel Post, mã chứng khoán VTP) báo cáo doanh thu lũy kế năm 2023 đạt 19.732 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 478,58 tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2022. Sản lượng bưu chính tăng 43% so với năm 2022, và lĩnh vực chuyển phát chính tăng trưởng 29,1%, gấp 3,3 lần mức tăng trưởng chung của ngành bưu chính (8,9%). Cổ phiếu ngành giao thông vận tải tiêu biểu là VTP cũng tăng giá hơn 130% trong năm 2023.

Top các cổ phiếu ngành giao thông vận tải

Tổng CTCP Bưu chính Viettel (Viettel Post, mã chứng khoán VTP)

Địa chỉ: Số 1 Giang Văn Minh, P.Kim Mã, Q.Ba Đình, TP Hà Nội

Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) được thành lập vào ngày 01/07/1997, bắt đầu từ Trung tâm phát hành báo chí trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel. Viettel Post tập trung đầu tư vào lĩnh vực Chuyển phát và Logistics với mạng lưới rộng khắp 63 tỉnh thành trên cả nước.

Hiện nay, Viettel Post là một trong những doanh nghiệp chuyển phát hàng đầu tại Việt Nam cũng như có cổ phiếu ngành giao thông vận tải cực kỳ tiềm năng, sở hữu hơn 2.000 bưu cục và cửa hàng, hơn 2.000 đại lý thu gom, gần 40.000 nhân viên chuyên nghiệp, cùng 3.000 xe tải các loại hoạt động liên tục 24/24. Tỉ lệ giao hàng thành công luôn đạt mức 95%. Hệ thống logistics của công ty được đầu tư công nghệ hiện đại với 3 trung tâm phân phối vùng, 4 trung tâm phân phối FFM, và 98 trung tâm phân phối tỉnh, tổng diện tích gần 740.000m².

Tình hình tài chính tới năm 2023:

–       Doanh thu: 19.587 tỷ đồng.

–       Lợi nhuận sau thuế: 380 tỷ đồng.

–       Tổng tài sản: 6.777 tỷ đồng.

–       Vốn chủ sở hữu: 1.580 tỷ đồng.

–       Về giá trị thị trường:Vốn hóa đạt hơn 9.700 tỷ đồng (tính đến ngày 19/07/2024).

Tổng Công ty Chuyển phát nhanh Bưu Điện – CTCP (UPCoM: EMS)

Địa chỉ: Tầng 4 – Tòa nhà FLC Landmark Tower – Ngõ 5 đường Lê Đức Thọ – P. Mỹ Đình 2 – Q.

Tổng Công ty Chuyển phát nhanh Bưu điện – CTCP, đặt tại Nam Từ Liêm, Hà Nội, được thành lập vào ngày 24/01/2005 và là một phần của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cũng như có cổ phiếu ngành giao thông vận tải cực kỳ tiềm năng. Với ba chi nhánh chính tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh, công ty chính thức hoạt động từ ngày 01/01/2006, và được Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam ủy quyền quản lý, khai thác và kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh EMS trong nước và quốc tế.

Ngoài gần 50 bưu cục tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh, dịch vụ chuyển phát nhanh EMS còn được cung cấp bởi 63 Bưu điện tỉnh, thành phố trên toàn quốc, phục vụ đến các huyện, xã, biên giới và hải đảo. Hệ thống gồm hơn 13.000 điểm phục vụ, với bán kính trung bình 2,93 km/điểm, đảm bảo mỗi xã có ít nhất một điểm phục vụ và trung bình mỗi điểm phục vụ hơn 7.100 người. Từ đó mang lại tiềm năng cho cổ phiếu ngành giao thông vận tải tại công ty này.

Tình hình tài chính tới năm 2023:

–       Doanh thu: 1.797 tỷ đồng.

–       Lợi nhuận sau thuế: 65 tỷ đồng.

–       Tổng tài sản: 675 tỷ đồng.

–       Vốn chủ sở hữu: 300 tỷ đồng.

–       Về giá trị thị trường:Vốn hóa đạt hơn 743 tỷ đồng (tính đến ngày 19/07/2024).

Lưu ý khi đầu tư

Với đặc thù cổ phiếu ngành giao thông vận tải đang trong giai đoạn phát triển, số lượng công ty niêm yết không quá nhiều, các công ty giao nhận có vốn từ nước ngoài cũng đang chiếm số lượng lớn nên cơ hội đầu tư không quá nhiều trên sàn chứng khoán. Hiện tại cổ phiếu ngành giao thông vận tải có 2 mã cổ phiếu liên quan là VTP và EMS niêm yết và giao dịch.

Vì thế, nhà đầu tư cần theo dõi cũng như đánh giá rủi ro cũng như tiềm năng của từng cổ phiếu để có hành động đúng đắn. Cần thiết nên tham khảo thêm ý kiến các chuyên gia cũng như các thông tin cập nhật trên Stock Insight nhé.

Quý độc giả có thể bắt đầu hành trình tìm hiểu, khám phá và học cách đầu tư cổ phiếu ngành giao thông vận tải tại HSCEdu. Ngoài ra, để biết thêm nhiều thông tin cũng như tin tức từ thị trường chứng khoán, các bạn có thể theo dõi thêm tại Stock Insight nhé!

Sơn Mai
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

trailing stop

Trailing Stop là gì? Hướng dẫn sử dụng lệnh Trailing Stop trong giao dịch chứng khoán

Trong giao dịch chứng khoán, việc quản lý rủi ro và bảo vệ lợi nhuận là vô cùng quan trọng. Lệnh Trailing Stop là một công cụ hữu ích giúp...

Những yếu tố ảnh hưởng đến thị giá của nhóm cổ phiếu ngành thực phẩm

Những yếu tố ảnh hưởng đến thị giá của nhóm cổ phiếu ngành thực phẩm

Thực phẩm và đồ uống là những nhu cầu thiết yếu của con người. Ngành công nghiệp lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp lớn mang tính đặc biệt...

giao dịch chứng khoán phái sịnh

4 Bước giao dịch chứng khoán phái sinh cực dễ

Bài viết hướng dẫn nhà đầu tư cách giao dịch chứng khoán phái sinh qua 4 bước cơ bản sau: Mở tài khoản phái sinh, nộp tiền ký quỹ ban...