Cổ phiếu ngành bảo hiểm liệu có đang giảm sức hút?

Ngày đăng: 08/08/2024 lượt xem

Ngành bảo hiểm từng là một trong những lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nhờ tính ổn định và tiềm năng tăng trưởng dài hạn. Bài viết này sẽ phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cổ phiếu ngành bảo hiểm, đánh giá triển vọng tương lai, và xem xét liệu ngành này có còn là lựa chọn hấp dẫn cho nhà đầu tư trong bối cảnh hiện tại.

Bối cảnh thị trường cổ phiếu ngành bảo hiểm

Phân khúc thị trường ngành bảo hiểm

Ngành bảo hiểm bảo gồm 2 phân khúc: 

  • Bảo hiểm Nhân thọ (Life Insurance): Cung cấp bảo vệ tài chính cho người thụ hưởng trong trường hợp người được bảo hiểm tử vong. Ngoài ra, một số sản phẩm bảo hiểm nhân thọ còn có tính năng tích lũy tài sản và đầu tư.
cổ phiếu ngành bảo hiểm
Top 10 công ty Bảo hiểm nhân thọ uy tín nhất năm 2024  (Nguồn:  Vietnam Report, tháng 6/2024)
    • Bảo hiểm sinh mạng (Term Life Insurance): Cung cấp bảo vệ trong một khoảng thời gian cố định. Nếu người được bảo hiểm tử vong trong thời gian bảo hiểm, người thụ hưởng sẽ nhận được khoản tiền bồi thường. Không có giá trị tích lũy sau khi thời gian bảo hiểm kết thúc.
    • Bảo hiểm nhân thọ trọn đời (Whole Life Insurance): Cung cấp bảo vệ suốt đời và có giá trị tích lũy theo thời gian. Người tham gia có thể nhận được khoản tiền bảo hiểm khi đáo hạn hoặc khi tử vong.
    • Bảo hiểm nhân thọ có chia lãi (Endowment Plans): Kết hợp bảo hiểm nhân thọ với tiết kiệm. Người tham gia sẽ nhận được khoản tiền bảo hiểm khi đáo hạn hoặc khi tử vong, và có thể nhận được lãi suất tích lũy.
    • Bảo hiểm nhân thọ liên kết đầu tư (Unit-linked Insurance Plans – ULIP): Kết hợp bảo hiểm nhân thọ với đầu tư. Một phần phí bảo hiểm được đầu tư vào các quỹ tương hỗ, tạo cơ hội sinh lời cho người tham gia.
  • Bảo hiểm Phi nhân thọ (Non-life Insurance): Bảo vệ tài sản và trách nhiệm pháp lý của người tham gia trước các rủi ro không lường trước như tai nạn, thiên tai, trộm cắp, và trách nhiệm pháp lý.
cổ phiếu ngành bảo hiểm - Top 10 công ty phi nhân thọ
Top 10 công ty Bảo hiểm phi nhân thọ uy tín nhất năm 2024 (Nguồn: Vietnam Report, tháng 6/2024)
    • Bảo hiểm tài sản cá nhân (Personal Property Insurance): Bảo vệ tài sản cá nhân như nhà cửa, xe cộ và tài sản cá nhân khác khỏi rủi ro như hỏa hoạn, trộm cắp, và thiên tai.
    • Bảo hiểm ô tô (Auto Insurance): Cung cấp bảo vệ tài chính trong trường hợp tai nạn xe hơi, bao gồm chi phí sửa chữa xe, trách nhiệm pháp lý và chi phí y tế.
    • Bảo hiểm nhà cửa (Homeowners Insurance): Bao phủ thiệt hại đối với nhà và tài sản trong nhà do các rủi ro như hỏa hoạn, trộm cắp và thiên tai.
    • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (Liability Insurance): Bảo vệ người tham gia bảo hiểm khỏi các yêu cầu bồi thường do gây ra tổn hại cho người khác hoặc tài sản của người khác.
    • Bảo hiểm sức khỏe (Health Insurance): Bảo vệ chi phí y tế cho cá nhân hoặc gia đình trong trường hợp bệnh tật, tai nạn, hoặc các vấn đề sức khỏe khác.
    • Bảo hiểm du lịch (Travel Insurance): Bảo vệ người tham gia trước các rủi ro liên quan đến du lịch như hủy chuyến, mất hành lý, hoặc chi phí y tế khi ở nước ngoài.

Bối cảnh thị trường cổ phiếu ngành bảo hiểm

Khủng hoảng truyền thông năm 2023:

  • Đầu năm 2023, trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội xuất hiện nhiều tin tức tiêu cực về bảo hiểm nhân thọ. Bắt nguồn của thông tin tiêu cực này là vụ việc tố nhân viên bảo hiểm tư vấn sai, cung cấp cho khách hàng không đủ thông tin, thiếu trách nhiệm với khách hàng. 
  • Mở đầu với 2 vụ việc khách hàng tố nhân viên tư vấn, các chủ đề thảo luận về bảo hiểm trên không gian mạng tăng gấp 15 lần bình thường. Việc này mang đến ảnh hưởng tiêu cực cho ngành bảo hiểm, khi phải đối diện với cảm xúc tiêu cực, nghi ngờ từ khách hàng. 

Kênh bán chủ lực – Bancassurance :

  • Đi kèm với cuộc khủng hoảng truyền thông thì kênh bán chủ lực (kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance)) cũng gặp nhiều lùm xùm. Xoay quanh các thông tin nhân viên tư vấn sai, tư vấn không đủ và thông tin ép khách hàng mua bảo hiểm mới được làm hồ sơ vay. 
  • Những thông tin này rộ lên đã kéo niềm tin trên thị trường bảo hiểm xuống thấp nhất trong 30 năm phát triển của cổ phiếu ngành bảo hiểm ở Việt Nam. 
  • Tính đến tháng 6/2024 thì lượng bảo hiểm bán qua kênh bancassurance đã giảm 40%, và chưa có dấu hiệu hồi phục.

Biến động kinh tế toàn cầu:

  • Tình hình kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm, mặt bằng lãi suất giảm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm. 
  • Tính đến quý 1/2024 phần lớn công ty bảo hiểm (mãn bảo hiểm nhân thọ) vẫn tăng trưởng âm.

Đặc điểm của ngành

Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến ngành bảo hiểm

Tình hình kinh tế:

  • Tình hình kinh tế chung: sự phát triển của kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chi trả và nhu cầu mua bảo hiểm của cá nhân và doanh nghiệp. 
  • Thu nhập đầu người: yếu tố này ảnh hưởng tới khả năng chi trả cho các sản phẩm bảo hiểm của cá nhân.
  • Lãi suất: các công ty bảo hiểm sẽ sử dụng tiền để gửi ngân hàng và đầu tư vào các hạng mục. Lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi suất đầu tư của các công ty bảo hiểm, đặc biệt do yếu tố ngành nghề và quy định chính phủ mà các công ty bảo hiểm phải đảm bảo lượng tiền gửi Ngân hàng khá cao.

Chính sách Chính phủ: các quy định và luật pháp liên quan đến cổ phiếu ngành bảo hiểm như: quy định vốn tối thiểu, quy định các kênh được phép đầu tư, các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, sẽ ảnh hưởng hoạt động của công ty bảo hiểm.

Các sự kiện bất ngờ: như thiên tai, điều kiện thời tiết, dịch bệnh…. Đây là các sự kiện không lường trước được, có thể dẫn đến tăng đột biến các yêu cầu bồi thường trong thời gian ngắn, làm ảnh hưởng đến tài chính của công ty bảo hiểm.

Niềm tin người tiêu dùng: yếu tố này ảnh hưởng lớn quyết định mua bảo hiểm.

Trục lợi bảo hiểm: các hành vi trực lợi bảo hiểm đang gia tăng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của các công ty bảo hiểm.

cổ phiếu ngành bảo hiểm - 4 thách thức lớn nhất
Nguồn: Khảo sát Vietnam Report

Xu hướng của nhóm Cổ phiếu ngành bảo hiểm

Thị trường cổ phiếu ngành bảo hiểm trực tuyến: sau đại dịch Covid-19 đã khiến khách hàng thay đổi hành vi tiêu dùng, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của nhiều ngành nghề. Ngành bảo hiểm cũng không đứng ngoài xu hướng này. Nhu cầu mua bảo hiểm trực tuyến sẽ càng tăng cao, các công ty bảo hiểm phải tiến hành nhanh hơn quá trình chuyển đổi số. Cung cấp các dịch vụ trực tuyến như: mua bảo hiểm, báo cáo bồi thường, quản lý bảo hiểm… Để đáp ứng đủ các nhu cầu của khách hàng hiện nay.

Tái cấu trúc ngành bảo hiểm: sau cuộc khủng hoảng truyền thông năm 2023, kèm với Luật kinh doanh bảo hiểm 2023 có hiệu lực từ 2023. Nên các công ty bảo hiểm cần điều chỉnh, rút ngắn lại các quy trình, hồ sơ. Kèm đó cần đào tạo lại đội ngũ nhân viên có đầy đủ nghiệp vụ, kiến thức, đạo đức nghề nghiệp để tránh những tư vấn sai, tư vấn không rõ ràng cho khách. 

Các yếu tố ảnh hưởng tới Cổ phiếu ngành bảo hiểm

Tình hình tài chính: ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu ngành bảo hiểm. 

  • Kết quả kinh doanh: Doanh thu và lợi nhuận ròng là chỉ số chính. Tăng trưởng ổn định và lợi nhuận cao có thể làm tăng giá cổ phiếu.
  • Cân đối tài chính: Quan tâm lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, các công ty bảo hiểm cần đảm bảo lượng tiền đủ lớn để đáp ứng thanh khoản giải quyết các yêu cầu bồi thường từ khách hàng. 
  • Dòng tiền: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tích cực cho thấy sức khỏe tài chính tốt.
  • Danh mục đầu tư của công ty bảo hiểm: cần đánh giá hiệu quả đầu tư của công ty bảo hiểm, xem xét mức độ rủi ro của danh mục.
  • Dự báo tài chính: Dự báo về tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ảnh hưởng đến kỳ vọng của nhà đầu tư.

Tin tức: các tin tức sẽ khiến giá cổ phiếu ngành bảo hiểm biến động mạnh. Ví dụ như cuộc khủng hoảng truyền thông đã khiến ngành bảo hiểm tăng trưởng âm năm 2023. 

Tâm lý nhà đầu tư: các kỳ vọng của nhà đầu tư có thể giúp giá cổ phiếu tăng. Hoặc các phản ứng thái quá với các tin tốt hoặc xấu sẽ khiến cổ phiếu biến động mạnh trong ngắn hạn. 

Danh sách các cổ phiếu ngành bảo hiểm

STT Mã CP Tên công ty Sàn Vốn hóa (đvt: tỷ đồng)
1 ABI Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp UpCom 1,944.68
2 BHI Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội UpCom 1,250.00
3 BIC Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam HSX 4,280.61
4 BMI Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh HSX 3,044.78
5 BLI Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Bảo Long UpCom 707.99
6 PGI Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex HSX 2,639.34
7 PTI Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện HNX 2,516.39
8 VNR Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam HNX 4,244.75
9 PVI Công ty Cổ phần PVI HNX 12,930.15

Danh sách các cổ phiếu hưởng lợi từ ngành bảo hiểm

Ngành y tế
STT Mã CP Tên công ty Sàn Vốn hóa (đvt: tỷ đồng)
1 APC Công ty Cổ phần Chiếu xạ An Phú HSX 143.32
2 DBD Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định HSX 4,116.37
3 DBT Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre HSX 213.86
4 DCL Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long HSX 2,059.76
5 DHG Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang HSX 15,297.29
6 DMC Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế DOMESCO HSX 2,378.83
7 IMP Công ty Cổ phần dược phẩm Imexpharm HSX 5,950.40
8 TRA Công ty Cổ phần Traphaco HSX 3,345.06
9 AMV Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Dược và Trang thiết bị Y tế Việt Mỹ HNX 445.76
10  PPP Công ty Cổ phần Dược phẩm Phong Phú HNX 143.44
11 VHE Công ty cổ phần Dược liệu và Thực phẩm Việt Nam HNX 106.05
12 AMP Công ty Cổ phần Armephaco UpCom 191.10
13 CNC Công ty Cổ phần Công nghệ cao Traphaco UpCom 370.48
14 DVN Tổng công ty Dược Việt Nam – CTCP UpCom 6,588.60
15 MTP Công ty cổ phần Dược Medipharco UpCom 89.41
16 PBC Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương I – Pharbaco UpCom 951.72

Lưu ý khi đầu tư

Đầu tư vào cổ phiếu ngành bảo hiểm đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về ngành và khả năng phân tích tài chính. Để đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả, nhà đầu tư cần quan tâm các yếu tố:

  • Hiểu về mô hình kinh doanh của công ty bảo hiểm
    • Loại hình bảo hiểm: Xác định xem công ty bảo hiểm kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ (tài sản và thương mại), hay cả hai. Mỗi loại hình bảo hiểm có đặc điểm và rủi ro khác nhau.
    • Sản phẩm và dịch vụ: Tìm hiểu về các sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm mà công ty cung cấp. Đánh giá khả năng cạnh tranh và sự đa dạng của danh mục sản phẩm.
  • Tình hình tài chính và quản lý rủi ro
    • Đánh giá tài chính: Xem xét báo cáo tài chính của công ty, bao gồm thu nhập, lợi nhuận, tỷ lệ chi trả bồi thường, và khả năng sinh lời. Các chỉ số tài chính quan trọng bao gồm tỷ lệ kết hợp (combined ratio), tỷ lệ bồi thường (loss ratio), và tỷ lệ chi phí (expense ratio).
    • Quỹ dự phòng: Kiểm tra mức độ đủ lớn của quỹ dự phòng của công ty để đảm bảo khả năng chi trả bồi thường khi có sự cố xảy ra đối với cổ phiếu ngành bảo hiểm.
  • Quản lý danh mục đầu tư của công ty bảo hiểm
    • Danh mục đầu tư: Các công ty bảo hiểm đầu tư phần lớn phí bảo hiểm thu được sẽ đầu tư vào các tài sản tài chính. Tìm hiểu về danh mục đầu tư của công ty và khả năng quản lý rủi ro đầu tư.
    • Lợi nhuận đầu tư: Đánh giá hiệu suất đầu tư của công ty và xem xét mức độ ổn định của lợi nhuận từ các khoản đầu tư này.
  • Quy định và chính sách pháp lý
    • Quy định ngành: Cổ phiếu ngành bảo hiểm bị ảnh hưởng mạnh bởi các quy định pháp lý. Đánh giá các quy định hiện hành và các thay đổi tiềm năng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
    • Tuân thủ pháp luật: Xem xét hồ sơ tuân thủ pháp luật của công ty và đánh giá rủi ro pháp lý có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
  • Tình hình kinh tế và lãi suất
    • Tình hình kinh tế: Ngành bảo hiểm có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, và lạm phát.
    • Lãi suất: Lãi suất ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận đầu tư của các công ty bảo hiểm. Đánh giá tác động của các thay đổi lãi suất đến hiệu suất tài chính của công ty.
  • Đa dạng hóa danh mục đầu tư: không nên đặt toàn bộ vốn vào một ngành cụ thể là cổ phiếu ngành bảo hiểm, phân bố vào các ngành có tiềm năng tăng trưởng tốt để có danh mục đầu tư hiệu quả.

Kết luận

Cổ phiếu ngành bảo hiểm đang đối mặt với nhiều thách thức, từ những biến động kinh tế đến sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành. Mặc dù có những dấu hiệu giảm sức hút, nhưng với sự thay đổi và thích ứng phù hợp, cổ phiếu ngành bảo hiểm vẫn có thể mang lại cơ hội đầu tư tiềm năng.

Quý đọc giả có thể bắt đầu hành trình tìm hiểu, khám phá và học cách đầu tư tại HSCEdu. Ngoài ra, để biết thêm nhiều thông tin cũng như tin tức từ thị trường chứng khoán, các bạn có thể theo dõi thêm tại Stock Insight nhé!

Nguyễn Thị Vui
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

Bạn là ”Trader” hay ”Gambler”?

Bạn là “Trader” hay “Gambler”? Có lẽ cứ 10 nhà đầu tư thì sẽ có 10+1 người gọi đầu tư cổ phiếu là “ chơi chứng khoán”. Phải chăng họ...

cổ phiếu ngành hàng không

Cổ phiếu ngành hàng không đã “cất cánh”: Liệu có nên tiếp tục đầu tư trong năm 2024?

Trong năm 2024, cổ phiếu ngành hàng không đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Sau 3 năm khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch...

lý thuyết bàn tay vô hình là gì

Lý thuyết bàn tay vô hình của Adam Smith – Stockinsight

Trong thế giới hiện đại, chúng ta đã quen với sự phát triển vượt bậc của kinh tế thị trường, nơi các doanh nghiệp đua nhau tìm kiếm lợi nhuận...