Chứng quyền và chiến lược đầu tư: Làm thế nào để tối ưu lợi nhuận? (Phần 2)

Ngày đăng: 31/10/2024 lượt xem

Chứng quyền được ví như “con dao hai lưỡi”, đem đến cơ hội kiếm lời lớn nhờ vào đòn bẩy tài chính cao, nhưng cũng kèm theo những rủi ro không nhỏ. Chứng quyền phát triển không chỉ giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục, mà còn đòi hỏi nhà đầu tư phải có nền tảng kiến thức, chiến lược giao dịch hợp lý và quản trị rủi ro một cách hiệu quả.

Đặc điểm của chứng quyền

1. Định nghĩa chứng quyền

Chứng quyền là một sản phẩm phái sinh do công ty chứng khoán phát hành được niêm yết trên sàn chứng khoán với mã riêng biệt. Chúng cung cấp cho người nắm giữ quyền được bán hoặc quyền được mua một số lượng cổ phiếu nhất định theo mức giá và thời gian được ấn định trước.

Chứng quyền có bảo đảm (Covered warrant – CW):

  • Là một loại chứng khoán do công ty chứng khoán phát hành và sau đó được niêm yết công khai trên sàn chứng khoán TP.Hồ Chí Minh.
  • Cung cấp cho nhà đầu tư quyền được mua cổ phiếu cụ thể trong tương lai với mức giá được xác định trước.
  • Luôn có một mã chứng khoán cơ sở làm tài sản đảm bảo như cổ phiếu, chỉ số, ETF… để xác định lỗ hoặc lãi.

>> Xem thêm: Giao dịch chứng quyền có bảo đảm và những điều cần lưu ý

2. Phân loại chứng quyền

Có 2 loại là Chứng quyền mua Chứng quyền bán. Hiện tại ở thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ có Chứng quyền mua.

Đây là loại chứng quyền mà người nắm giữ được quyền mua một số lượng chứng khoán cơ sở nhất định theo đúng với mức giá thực hiện hoặc được nhận khoản tiền lãi chênh lệch trong trường hợp giá của chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện tại thời điểm đáo hạn.

3. Lợi ích của chứng quyền

Chứng quyền có bảo đảm là một công cụ phái sinh có nhiều lợi ích, trong đó có thể kể đến một số điểm nổi trội như:

  • Tỷ suất sinh lời cao: Nhà đầu tư có thể nắm giữ dài hạn hoặc lướt sóng ngắn hạn để tìm kiếm lợi nhuận mà không cần phải bỏ ra số tiền lớn như khi mua chứng khoán cơ sở.

Ví dụ: Thay vì bạn bỏ tiền mua 1 cổ phiếu XYZ với giá 50.000 đồng, nắm giữ trong 2 tháng và thu về lợi nhuận 5.000 đồng do giá cổ phiếu tăng lên 55.000 đồng (mức sinh lời là 10% = 5.000/50.000), bạn chỉ cần bỏ ra, ví dụ 3.000 đồng để mua CW đối với cổ phiếu XYZ, giá thực hiện 50.000 đồng và thời gian đáo hạn 2 tháng vào ngày hôm nay.

Vào ngày đáo hạn, giả sử giá thị trường của XYZ là 55.000, lợi nhuận thu được là 2.000 đồng (= 55.000 – 50.000 – 3.000), tương ứng với mức sinh lời 67% (=2.000/3.000). Mức sinh lời 67% của CW cao hơn rất nhiều so với mức sinh lời 10% khi mua chứng khoán cơ sở.

  • Cố định khoản lỗ tối đa: Khi nắm giữ CW, khoản lỗ tối đa mà nhà đầu tư phải chịu là phí mua chứng quyền. Nếu như giá chứng khoán cơ sở không tăng như kỳ vọng ban đầu thì nhà đầu tư chỉ chịu mức lỗ tối đa bằng với phần phí mua CW. 
  • Vốn đầu tư thấp so với mua cổ phiếu cơ sở: Nhà đầu tư không cần phải bỏ ra số tiền lớn để mua cổ phiếu cơ sở mà chỉ cần đầu tư một khoản vốn nhỏ (7% – 15%) để mua chứng quyền.
  • Không giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài: Nhà đầu tư có thể thanh toán bằng tiền mặt vào ngày đáo hạn. Trước đây nếu một cổ phiếu đã hết room thì nhà đầu tư nước ngoài không thể mua nhưng khi chứng quyền ra đời thì họ có thể mua chứng quyền của các cổ phiếu đã hết room đó.
  • Giao dịch và thanh toán dễ dàng: Nhà đầu tư có thể giao dịch CW trên tài khoản chứng khoán cơ sở mà không cần phải mở mới. 

Chiến lược đầu tư với chứng quyền

Đầu tư vào chứng quyền luôn có tỷ suất sinh lợi cao. Đây là kênh khá tiềm năng thế nhưng không phải ai cũng có thể kiếm được tiền. Chúng mang tính đầu cơ cao, nên tránh giao dịch mua bán khi sắp tới ngày đáo hạn. Như vậy, để có thể hiệu quả với chứng quyền, nhà đầu tư cần phải có chiến lược giao dịch phù hợp.

Xác định đầu tư vào loại sản phẩm phái sinh này, nhà đầu tư có thể tham khảo 2 chiến lược mua bán như sau:

  • Chiến lược mua và nắm giữ: Nếu nhà đầu tư nhận thấy thị trường có xác suất bước vào giai đoạn tăng khá bền vững, hoặc ít nhất tới ngày đáo hạn giá cổ phiếu cơ sở vẫn tăng và cao hơn giá thực hiện chứng quyền. Lúc này, nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ suất sinh lời bằng chiến lược mua ngay khi IPO hoặc mua trên sàn khi vừa niêm yết và nắm giữ tới khi đáo hạn.
  • Chiến lược giao dịch ngắn hạn: Giá của chứng quyền luôn phụ thuộc vào biến động của giá cổ phiếu cơ sở. Trong giai đoạn mà xu hướng tăng không rõ ràng, tăng giảm đan xem, nhà đầu tư có thể xem xét lướt sóng. Áp dụng chiến lược mua ngắn hạn khi mà bạn thấy xu hướng giá cổ phiếu cơ sở có xu hướng phục hồi trở lại nhưng khả năng không giữ được đà tăng cho đến ngày đáo hạn, bạn mua CW và bán trước ngày đáo hạn càng sớm thì càng có tỷ lệ sinh lời cao hơn.
Chiến lược đầu tư với chứng quyền
Chiến lược đầu tư với chứng quyền

Làm thế nào để tối ưu lợi nhuận từ chứng quyền?

1. Phân tích thị trường

Hiện tại ở Việt Nam chỉ có chứng quyền mua, cho nên xác suất đầu tư hiệu quả với chứng quyền khi mà thị trường bước vào xu hướng tăng bền vững. Do đó, việc phân tích về xu hướng thị trường là rất quan trọng trong việc đưa ra quyết định đầu tư. Có 2 phương pháp phân tích thị trường phổ biến: Phân tích cơ bản và Phân tích kỹ thuật.

  • Phân tích cơ bản: Phân tích các chỉ số kinh tế vĩ mô như tăng trưởng GDP, tỷ giá có ổn định không, tỷ lệ thất nghiệp thấp hay cao, lạm phát như thế nào…. Các yếu tố kinh tế vĩ mô tốt thì sẽ có lợi cho chu kỳ tăng trưởng của thị trường chứng khoán.
  • Phân tích kỹ thuật: Sử dụng các mô hình nến, các chỉ báo kỹ thuật như MACD, RSI, sóng Elliott… Để dự đoán xu hướng của thị trường sắp tới là tăng hay giảm và từ đó xác định có nên tham gia thị trường hay không.

>> Xem thêm: Sự khác nhau giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật

2. Chọn đúng loại chứng quyền

Khi đã xác định được thị trường đang bước vào chu kỳ tăng giá khá bền vững, nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ trọng đầu tư. Tuy nhiên, làm thế nào để tối ưu lợi nhuận khi đầu tư vào loại sản phẩm phái sinh này, đây là vấn đề mà ai cũng quan tâm.  

Các yếu tố lựa chọn:

  • Chất lượng: Cổ phiếu là tài sản đảm bảo cho chứng quyền, do đó nhà đầu tư cần chọn những cổ phiếu cơ sở có kết quả kinh doanh ấn tượng, các chỉ số cơ bản tốt, định hướng kinh doanh phát triển mạnh mẽ… Dù nắm giữ ngắn hạn hay đầu tư dài hạn, nhà đầu tư cũng cần lựa chọn mua bán chúng trên những cổ phiếu đang được thị trường đặt nhiều kỳ vọng (kết quả kinh doanh quý tới có đột biến theo hướng tốt, các dự án triển vọng sắp triển khai….). 
  • Thanh khoản: Thanh khoản ở mức cao giúp nhà đầu tư dễ giao dịch mua bán với khối lượng lớn, qua đó giúp nhà đầu tư tối ưu hoá được lợi nhuận cũng như giảm thiểu rủi ro khi đầu tư.
  • Trạng thái: Dù xác định nắm giữ chứng quyền tới ngày đáo hạn hoặc chỉ tham gia lướt sóng thì nhà đầu tư cũng nên lựa chọn chứng quyền đang có trạng thái lãi (giá thị trường cao hơn hẳn giá thực hiện).
  • Uy tín của nhà phát hành: Do việc tạo lập thanh khoản đến từ nhà phát hành, đặc biệt thị trường chứng quyền có mức biến động khá lớn, nhà đầu tư cần chọn các mã được phát hành bởi những công ty chứng khoán lớn, uy tín trên thị trường để giảm thiểu rủi ro.
Chứng quyền là gì - Các yếu tố lựa chọn loại chứng quyền tốt
Các yếu tố lựa chọn loại chứng quyền tốt

3. Thời điểm mua bán

Sau khi đã chọn được loại chứng quyền nào để đầu tư thì nhà đầu tư nên lập kế hoạch mua bán cụ thể. Ví dụ như phân bổ tỷ trọng vốn hợp lý vì nhà đầu tư có thể phải chịu rủi ro thua lỗ lớn là mất toàn bộ vốn đầu tư vào chứng quyền đó (phí mua quyền).

Khi đã có kế hoạch mua bán rõ ràng, nhà đầu tư cần xác định thời điểm nào nên mua bán chứng quyền để tối ưu hoá lợi nhuận.

Nhà đầu tư nên lưu ý đến thời gian đáo hạn của chứng quyền càng dài thì giá trị của chúng càng cao. Đến sát ngày đáo hạn thì không nên mua bán nữa để hạn chế rủi ro.

4. Quản lý rủi ro

Những rủi ro khi nắm giữ chứng quyền có thể kể đến như: có khả năng mất hết vốn (phí mua quyền ban đầu); giá CW biến động quá mạnh; CW chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian (vòng đời CW có giới hạn); rủi ro thanh khoản kém…

Do cách tính giá trần sàn của CW giúp CW có biên độ dao động giá khá lớn, về lý thuyết giá CW có thể biến động 100%-200% hoặc hơn trong 1 ngày. Mặc dù CW có khả năng sinh lời lớn nhưng rủi ro đi kèm cũng không ít, nên nhà đầu tư cũng nên chú ý quản trị rủi ro thật tốt để bảo toàn lợi nhuận.

Kết luận

Chứng quyền với những lợi ích nổi trội như giá vốn đầu tư ít, tỷ lệ sinh lời cao, mua bán dễ dàng như chứng khoán cơ sở. Đây là những điểm mạnh thu hút nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư, tuy nhiên đầu tư vào loại sản phẩm phái sinh này cũng có những rủi ro tiềm ẩn nhất định. Do đó, nhà đầu tư nên tăng cường củng cố thêm nền tảng kiến thức, áp dụng nhiều phương pháp phân tích để đạt được tỷ lệ sinh lời như kỳ vọng.

Quý nhà đầu tư có thể bắt đầu hành tìm hiểu và giao dịch chứng quyền bằng việc Mở tài khoản Chứng quyền tại HSC. 

Xem thêm các bài viết cùng chuyên mục:

Phần 1: Chứng quyền là gì? Khác gì với chứng khoán cơ sở?
Phần 3: Cách quản lý rủi ro trong đầu tư chứng quyền
Phần 4: Hướng dẫn cách giao dịch chứng quyền cho người mới bắt đầu
Phần 5: Các sai lầm thường gặp khi đầu tư chứng quyền

 Hoàng Thị Ngọc
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

Mua bán cổ phiếu có dễ không? Cách mua bán cổ phiếu cho người mới

Mua bán cổ phiếu có dễ không? Cách mua bán cổ phiếu cho người mới

Mua bán cổ phiếu như thế nào? Là câu hỏi của nhiều người mới bắt đầu tìm hiểu về chứng khoán. Thực tế, quá trình giao dịch cổ phiếu không...

Chính sách tiền tệ là gì?

Chính sách tiền tệ là gì? Công cụ và vai trò đối với nền kinh tế

Chính sách tiền tệ là cách vận hành dòng tiền lưu thông trên thị trường. Vậy chính sách tiền tệ là gì, công cụ và vai trò của chính sách...

Làm giàu từ khủng hoảng kinh tế

Làm giàu từ khủng hoảng kinh tế: Nên hay không?

Không phải lúc nào khủng hoảng kinh tế cũng chỉ là biểu tượng của tình trạng khó khăn và suy thoái. Trong thời kỳ này, cũng tồn tại những cơ...