Chu kỳ kinh tế là gì? Cách đầu tư chứng khoán theo chu kỳ kinh tế
Chu kỳ kinh tế phản ánh sức khỏe nền kinh tế, và mọi nhà đầu tư cần phải hiểu rõ các giai đoạn của chu kỳ để đưa ra quyết định đầu tư chính xác. Chu kỳ kinh tế là gì, chu kỳ khủng hoảng kinh tế là gì. Hãy cùng tìm hiểu tất cả câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
Chu kỳ kinh tế là gì?
Chu kỳ kinh tế là sự biến động lên xuống của các hoạt động kinh tế do các cú sốc từ bên trong cũng như bên ngoài nền kinh tế gây ra. Chu kỳ kinh tế được đo lường bằng cách xem xét sự biến động của nhiều các yếu tố vĩ mô như sản xuất, việc làm, tín dụng, giá cả, tiền lương của người lao động, tăng trưởng GDP,….
Hiểu được chu kỳ kinh tế có thể giúp các nhà đầu tư và doanh nghiệp hiểu khi nào nên đầu tư và khi nào nên rút tiền ra, vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi thứ từ cổ phiếu và trái phiếu, cũng như lợi nhuận và thu nhập của công ty.
Một nền kinh tế không thể tăng trưởng mãi hay suy thoái mãi, mà hoạt động theo một chu kỳ. Ví dụ, khi nền kinh tế phát triển/ tiến bộ hơn thì người dân có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, các công ty từ đó đẩy mạnh sản xuất nhiều hàng hóa hơn. Ngược lại, khi tốc độ phát triển của nền kinh tế đã đạt đỉnh điểm, lúc này cung vượt quá cầu và nền kinh tế sẽ bước vào giai đoạn suy thoái.
Trong giai đoạn suy thoái, dễ dàng nhìn thấy lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm, nhà đầu tư có xu hướng bán bớt cổ phiếu để chuyển sang các công cụ đầu tư khác để nắm giữ, bảo vệ cho tài khoản không bị ảnh hưởng nhiều bởi biến động thị trường.
Lúc này, việc nhà đầu tư hoảng loạn bán tháo cổ phiếu sẽ làm giá cổ phiếu giảm mạnh, khiến thị trường chứng khoán sụt giảm. Sau một thời gian củng cố kinh tế với những biện pháp khắt khe của nhà nước thì nền kinh tế sẽ hồi phục và tăng trưởng trở lại, từ đây một chu kỳ mới lại bắt đầu. Bạn đọc có thể nhìn vào biểu đồ chu kỳ kinh tế để thấy rõ các giai đoạn.
- Một chu kỳ kinh tế chính là sức khỏe của nền kinh tế đó
5 Giai đoạn của chu kỳ kinh tế
Giai đoạn hưng thịnh (Expansion)
Giai đoạn hưng thịnh gắn liền với sự phục hồi kinh tế. Giai đoạn hưng thịnh được thể hiện qua các yếu tố:
- Lợi nhuận, GDP tăng
- Sản lượng sản xuất tăng
- Thu nhập bình quân đầu người tăng
- Nhu cầu lao động và việc làm tăng
- Thị trường vốn hoạt động tốt
- …
Cũng bởi tình hình tài chính tốt mà trong giai đoạn này, người vay sẽ có khả năng trả nợ. Do đó, các chủ nợ cho vay tiền với lãi suất cao hơn. Điều này dẫn đến sự gia tăng dòng tiền
. Cũng do có nguồn tiền nhàn rỗi, cơ hội đầu tư tăng nên nhiều nhà đầu tư sẽ phân bổ nguồn tiền này cho nhiều dự định khác nhau.
Giai đoạn chạm đỉnh (Peak)
Giai đoạn chạm đỉnh xảy ra vào cuối thời kỳ hưng thịnh và khi nền kinh tế bắt đầu phát triển chậm lại. Thời điểm này, các yếu tố kinh tế như sản xuất, lợi nhuận, bán hàng, việc làm có thể cao hơn nhưng không tăng thêm. Nhu cầu của các sản phẩm khác nhau giảm dần do giá đầu vào tăng.
Việc tăng giá đầu vào dẫn đến tăng giá sản phẩm cuối cùng, trong khi thu nhập của các cá nhân không đổi. Điều này khiến người tiêu dùng phải cơ cấu lại ngân sách hàng tháng. Nhu cầu về các sản phẩm, chẳng hạn như đồ trang sức, nhà cửa, ô tô, tủ lạnh và các hàng tiêu dùng lâu bền bắt đầu giảm.
Thời điểm này, lạm phát bắt đầu tăng nhanh, tiền mất giá…Có nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế sắp bước vào giai đoạn suy thoái.
Giai đoạn suy thoái (Recession)
Suy thoái là giai đoạn mà nền kinh tế đi xuống, sản xuất suy giảm, doanh nghiệp hoạt động trì trệ, tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng. Người tiêu dùng và doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng xấu.
Các nhà sản xuất ban đầu thường không nhận thức được sự sụt giảm nhu cầu của sản phẩm và họ tiếp tục sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Trong trường hợp như vậy, nguồn cung sản phẩm vượt quá nhu cầu. Theo thời gian, các nhà sản xuất nhận ra thặng dư nguồn cung khi chi phí sản xuất sản phẩm nhiều hơn lợi nhuận tạo ra. Tình trạng này sẽ được trải nghiệm bởi một số công ty, ngành hàng và dần dần lan sang tất cả thị trường.
Với tình huống này trước tiên được coi là một biến động nhỏ trên thị trường, nhưng khi vấn đề tồn tại trong một thời gian dài hơn, các nhà sản xuất bắt đầu nhận thức được và hạn chế tối đa ngân sách cho việc sản xuất, chẳng hạn như lao động, máy móc và đồ nội thất. Điều này dẫn đến sự suy giảm nhu cầu đầu vào cũng như sản lượng.
Giai đoạn đáy chu kỳ (Trough)
Trong giai đoạn đáy, các hoạt động kinh tế của một quốc gia giảm xuống dưới mức bình thường, tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế trở nên tiêu cực. Ngoài ra, trong giai đoạn này, thu nhập và chi tiêu giảm nhanh chóng.
Bên cạnh đó, con nợ trở nên khó khăn trong việc trả hết nợ. Kết quả là, lãi suất giảm. Do đó, các ngân hàng thường từ chối cho vay tiền. Cũng vì thế mà họ phải đối mặt với tình trạng tăng số dư tiền mặt. Ngoài ra, mức sản lượng kinh tế của một quốc gia cũng thấp và tỷ lệ thất nghiệp trở nên cao.
Tại giai đoạn này, nền kinh tế chạm đáy và chính phủ bắt buộc phải đưa ra các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế, có thể giảm lãi suất để hỗ trợ các công ty. Nguồn tiền được bơm vào nền kinh tế giúp cho người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể tăng chi tiêu.
Giai đoạn phục hồi (Recovery)
Sau thời gian dài thắt chặt chính sách để giải quyết các vấn đề kinh tế tăng trưởng quá nóng, dẫn đến suy thoái như xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, cải thiện chất lượng tín dụng, chính phủ bắt đầu mở rộng chính sách tiền tệ, kích thích nền kinh tế.
Các cá nhân và tổ chức bắt đầu có thái độ tích cực đối với các yếu tố kinh tế như sản xuất, đầu tư, việc làm,…Lúc này, các ngân hàng sẽ tăng lãi suất vay vốn, mức tín dụng cũng tiếp tục tăng trưởng. Sản lượng sản xuất sẽ tăng lên đáng kể, đi kèm với đó là doanh thu và lợi nhuận cũng tăng lên.
Lãi suất thấp nên chi phí đi vay giảm giúp doanh nghiệp thuộc các ngành cần sử dụng vốn vay cải thiện tình hình kinh doanh. Các doanh nghiệp cũng hạn chế sa thải nhân viên và bắt đầu các đợt tuyển dụng trở lại, nhưng với số lượng hạn chế.
Đồng thời, trong giai đoạn hồi phục, nhân viên sẽ nhận được ít lương hơn so với khả năng làm việc và sức lao động bỏ ra. Đây là một bước ngoặt từ suy thoái sang phục hồi. Điều này thường dẫn đến sự gia tăng niềm tin của người dân.
2 Cách đầu tư chứng khoán theo chu kỳ kinh tế
Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán thường đi trước so với nền kinh tế, bởi vì chứng khoán phản ánh kỳ vọng vào tương lai của các công ty.
Trong lúc kinh tế suy thoái thì thị trường chứng khoán cũng chạm đáy. Đáy của một chu kỳ kinh tế lại là điểm bắt đầu cho thị trường chứng khoán tăng nhẹ. Chứng khoán tăng trưởng mạnh nhất khi nền kinh tế đang trong giai đoạn hồi phục.
Khi nền kinh tế đạt đỉnh thì cũng là lúc thị trường chứng khoán bắt đầu đi xuống
. Chu kỳ kinh tế và chứng khoán có mối quan hệ chặt chẽ mà các nhà đầu tư có kinh nghiệm cần phải chú ý để lựa chọn chính xác cổ phiếu cần đầu tư.
Chu kỳ của một cổ phiếu và cách ứng dụng
Tương tự như chu kỳ kinh tế thì chu kỳ cổ phiếu cũng chia làm 4 giai đoạn bao gồm tích lũy, tăng trưởng, phân phối và suy thoái
.
- Trong giai đoạn tích lũy giá cổ phiếu đi ngang trong biên độ hẹp kéo dài sẽ khiến khối lượng giao dịch dần bị cạn kiệt. Khi khối lượng ít đi đồng nghĩa với việc nguồn cung giảm, lúc này giá cổ phiếu sẽ rẻ. Lúc này nhà đầu tư nên mạnh dạn mua cổ phiếu.
- Giai đoạn tăng trưởng biểu hiện bằng việc bùng nổ giá vượt các ngưỡng kháng cự. Đồng thời khối lượng giao dịch cũng sẽ tăng dần, cổ phiếu ngày càng được các nhà đầu tư chú ý và ưa chuộng.
- Thị trường giao dịch ở giai đoạn phân phối trở nên sôi động bởi giá có thể tăng 2 đến 3 lần so với giá ban đầu. Lúc này các nhà đầu tư bắt đầu tập trung vào mua cổ phiếu. Còn đối với những nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ bắt đầu bán ra. Điều này làm cho khối lượng giao dịch nhảy vọt, thậm chí tăng lên trên MA20.
- Khi giá không còn tăng, khối lượng giao dịch cũng giảm mạnh thì đó là đặc điểm của giai đoạn suy thoái. Nhà đầu tư ở giai đoạn này bắt đầu mất kiên nhẫn, tiến hành bán tháo cổ phiếu. Điều này làm cho khối lượng giao dịch tăng chóng mặt và giá cổ phiếu giảm mạnh.
Tác động của chu kỳ kinh tế đến nền kinh tế và thị trường chứng khoán của một quốc gia
Chu kỳ kinh tế ở trong mỗi giai đoạn đều có những tác động nhất định lên hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, cũng như nhu cầu tiêu dùng của mỗi người dân. Vì thế, tốc độ tăng trưởng, phát triển của các yếu tố sản xuất, lãi suất, việc làm,… của một quốc gia cũng tăng hoặc giảm mạnh theo những chu kỳ kinh tế, phản ánh chính xác sức khỏe của nền kinh tế đó.
Thị trường chứng khoán được xem là hàn thử biểu của nền kinh tế và thường phản ánh sớm hơn các rủi ro của nền kinh tế. Hầu như các thị trường chứng khoán đều được vận động đi theo chu kỳ kinh tế.
Khi chu kỳ kinh tế đi đến giai đoạn suy thoái, tạo ra lạm phát. Lạm phát quá cao sẽ tạo ra nhiều bất ổn về mặt vĩ mô cho các quốc gia. Lúc này các ngân hàng trung ương buộc phải tăng lãi suất và người dân sẽ đổ xô đi rút tiền. Điều này ảnh hưởng đến dòng tiền có thể đổ vào thị trường cổ phiếu nói riêng và chứng khoán nói chung.
- Chu kỳ kinh tế có tác động rất lớn đến một nền kinh tế
Chu kỳ kinh tế Việt Nam
Tại Việt Nam, những chu kỳ kinh tế thường kéo dài trong khoảng thời gian 10 năm. Giai đoạn suy thoái kinh tế ở Việt Nam sẽ rơi vào những năm cuối của thập niên. Giai đoạn suy thoái tế Việt Nam cũng trùng với chu kỳ khủng hoảng kinh tế của các quốc gia châu Á khác.
- Năm 1997, khủng hoảng kinh tế châu Á bắt đầu ở Thái Lan.
- Năm 2008, khủng hoảng kinh tế thế giới bùng phát từ Mỹ.
- Năm 2019, dịch Covid-19 là nguyên nhân chính khiến kinh tế thế giới suy thoái.
- Năm 2022 thì Việt Nam đang ở trong giai đoạn hồi phục nền kinh tế.
Lời kết
Các nhà đầu tư đã biết rõ chu kỳ kinh tế là gì, cũng như cách để đầu tư theo chu kỳ kinh tế. Thường xuyên theo dõi Stock Insight để cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường chứng khoán hôm nay nhé!