Chiến lược giao dịch với tín hiệu phân kỳ trong phái sinh

Ngày đăng: 11/12/2023 lượt xem

Tín hiệu phân kỳ

Trong phân tích kỹ thuật, tín hiệu phân kỳ được đánh giá là tín hiệu báo trước về sự đảo chiều trong xu hướng giá. Đối với sản phẩm phái sinh, tín hiệu phân kỳ được áp dụng rộng rãi do tính chất linh hoạt của sản phẩm, có thể giao dịch 2 chiều.

Về bản chất, tín hiệu phân kỳ được xác định khi:

– Chỉ báo có xu hướng trái ngược với xu hướng giá.

– Khối lượng có xu hướng tăng giảm trái ngược với xu hướng giá.

– Động lượng có xu hướng giảm trái ngược với xu hướng giá.

Ví dụ phân kỳ giữa xu hướng giá và khối lượng:

Ví dụ phân kỳ giữa xu hướng giá và khối lượng-Tín hiệu phân kỳ
Ví dụ phân kỳ giữa xu hướng giá và khối lượng

Bước 1: Giá tăng lên nhưng khối lượng giảm đi, tạo ra sự phân kỳ giữa giá và khối lượng giao dịch.

Bước 2: Giá đã mất đà tăng, trong khi đó khối lượng giảm đột ngột. Điều này tạo cảnh mất hụt lực đẩy từ giá.

Sau khi đoạn phân kỳ, giá đã thật sự lao dốc và tạo Gap. Nói cách khác, tín hiệu phân kỳ này đã dự báo đúng được đà giảm của giá sau đó.

Phân tích tín hiệu phân kỳ

Tín hiệu phân kỳ được tạo ra khi đã có sự thay đổi trong đà tăng của giá.

Ví dụ về bài toán phân tích phân kỳ giữa giá và khối lượng giao dịch. Giá tăng lên cho thấy hiện nhu cầu về sản phẩm tài chính này đã tăng lên, trong khi nguồn cung ít đi.

Khối lượng giao dịch lúc này ủng hộ lực cầu mua lên. Nói cách khác, nhiều nhà đầu tư đang thấy hấp dẫn bởi giá của sản phẩm tài chính đang giao dịch. Khi giá bắt đầu tăng lên, lực mua bắt đầu giảm đi khi giá đã trở nên đắt hơn. Đây là lúc tín hiệu phân kỳ giữa giá và khối lượng xuất hiện. Nếu sự phân kỳ càng mạnh, dự báo giá sẽ đảo xu hướng sau đó càng lớn.

Một số lưu ý khi sử dụng tín hiệu phân kỳ trong phái sinh

Đối với thị trường phái sinh, một vài thời điểm tín hiệu phân kỳ được tạo ra ngẫu nhiên và gây nhầm lẫn. Bên cạnh đó, chênh lệch giá lớn giữa thị trường cơ sở và thị trường phái sinh cũng khiến cho tín hiệu phân kỳ bị nhiễu.

Ví dụ: Thời điểm đáo hạn có thể khiến cho khối lượng giao dịch tăng lên tại các hợp kỳ hạn dài hơn.

Thời điểm đáo hạn có thể khiến cho khối lượng giao dịch tăng lên tại các hợp kỳ hạn dài hơn - Tính hiệu phân kỳ
Thời điểm đáo hạn có thể khiến cho khối lượng giao dịch tăng lên tại các hợp kỳ hạn dài hơn

Giá không thật sự tăng mặc dù khối lượng và giá đã phân kỳ trong một giai đoạn.

Để khắc phục các điểm yếu trong chiến lược giao dịch với tín hiệu phân kỳ, nhà đầu tư nên xác định tín hiệu phân kỳ đến từ nguyên nhân gì. Nếu loại trừ các nguyên nhân gây nhiễu, nhà đầu tư có thể tự tin áp dụng chiến lược giao dịch này.

Để biết thêm các Chiến lược giao dịch hiệu quả, Nhà đầu tư có thể tham khảo thêm khóa học Làm chủ phương pháp – Tự tin giao dịch hoàn toàn miễn phí tại HscEdu

Bài viết cùng chuyên mục

đường MA 200 là gì

Đường MA200 và quy tắc ngầm khi giao dịch cổ phiếu

Khi tham gia thị trường chứng khoán, việc hiểu và áp dụng các công cụ phân tích kỹ thuật có thể là một lợi thế lớn đối với nhà đầu...

morning star candledick

Nến sao mai (Morning Star) là gì? Ý nghĩa và cách nhận biết trong phân tích kỹ thuật

Các mẫu hình nến là một phần quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Các mẫu hình kỹ thuật giúp nhà phân tích dự đoán xu hướng sắp tới của...

thao túng thị trường chứng khoán

Thao túng thị trường chứng khoán là gì? Hậu quả và quy định xử phạt?

Hành động thao túng thị trường chứng khoán đặt ra những tác động nghiêm trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ cộng đồng nhà đầu tư. Để hiểu rõ hơn về...