Chỉ báo Vortex: Cách sử dụng để tìm điểm vào lệnh hoàn hảo
Chỉ báo Vortex là công cụ hữu ích giúp trader xác định sức mạnh của xu hướng và tìm điểm vào lệnh hoàn hảo. Bằng cách dựa vào tín hiệu của hai đường Vortex (VI+ và VI-), nhà đầu tư có thể đánh giá khả năng tiếp diễn hoặc đảo chiều của xu hướng, từ đó đưa ra quyết định giao dịch chính xác. Cùng Stock Insight khám phá cách sử dụng chỉ báo này để tối ưu hóa hiệu quả giao dịch và quản trị rủi ro một cách hiệu quả nhất!
Để vừa đọc vừa thực hành tìm hiểu về chỉ báo Vortex, hãy mở ứng dụng HSC ONE và cùng Stock Insight khám phá minh họa trực quan: https://one.hsc.com.vn/
Mục Lục
Chỉ báo Vortex là gì?
Tìm hiểu khái niệm chỉ báo Vortex
Chỉ báo Vortex (Vortex Indicator – VI) là một công cụ phân tích kỹ thuật được phát triển vào năm 2010 bởi Etienne Botes và Douglas Siepman, giúp nhà giao dịch xác định sự khởi đầu của xu hướng mới và các điểm chuyển đổi xu hướng, dựa trên sự tương tác giữa hai đường VI+ và VI- (VI+ đại diện cho xu hướng tăng, và VI- đại diện cho xu hướng giảm)
Cấu trúc của chỉ báo Vortex:
- Đường VI+: Đo lường cường độ của xu hướng tăng. VI+ tăng lên khi xu hướng tăng mạnh lên, với giá liên tục tạo các mức cao mới; xu hướng giảm yếu đi và thị trường bắt đầu đảo chiều; xu hướng tăng được duy trì và phản ánh lực mua mạnh mẽ.
- Đường VI-: Đo lường cường độ của xu hướng giảm. VI- sẽ giảm dần khi xu hướng giảm yếu đi, xu hướng tăng bắt đầu, thị trường đi ngang, xu hướng giảm bị đảo chiều.

Công thức tính chỉ báo Vortex
Bước 1: Tính toán chuyển động theo xu hướng tăng (VM+) và xu hướng giảm (VM-)
- VM+ = |Giá cao nhất hiện tại – Giá thấp nhất trước đó|
- VM- = |Giá thấp nhất hiện tại – Giá cao nhất trước đó|
Bước 2: Tính True Range (TR) = Max(Giá cao nhất hiện tại – Giá thấp nhất hiện tại, |Giá cao nhất hiện tại – Giá đóng cửa trước đó|, |Giá thấp nhất hiện tại – Giá đóng cửa trước đó|)
Bước 3: Tính VI+, VI-
![]() |
Phân tích và đọc chỉ báo Vortex
Phân tích chỉ báo Vortex để xác định điểm vào/ra lệnh
Điểm cắt của VI+ và VI-:
- VI+ cắt lên VI-: Đây là tín hiệu mua, thị trường có xu hướng tăng.
- VI- cắt lên VI+: Đây là tín hiệu bán, thị trường có xu hướng giảm.
Lưu ý:
- Điểm cắt VI+ và VI- được sử dụng báo hiệu đảo chiều, nhưng chỉ sử dụng như vậy dễ bị các tín hiệu nhiễu, khiến việc đầu tư khó khăn. Nên đưa ra mức ngưỡng quanh đường trục 1.0 để làm tín hiệu. Như đường VI+ giảm xuống dưới 0.90, VI- tăng lên trên 1.10
- Tăng độ nhạy bằng cách thay đổi khung thời gian:
- Khung thời gian 14 ngày: Đây là khung thời gian chuẩn được sử dụng phổ biến với chỉ báo Vortex, cho độ nhạy khá cao với các xu hướng ngắn hạn.
- Khung thời gian 23 ngày: Sử dụng khung dài hơn sẽ làm giảm tín hiệu nhiễu, giúp nhận diện xu hướng dài hạn hơn và ít tín hiệu sai.
- Khung thời gian ngắn hơn (dưới 14 ngày): Nếu muốn tăng độ nhạy của chỉ báo, có thể giảm khung thời gian xuống. Tuy nhiên, điều này cũng có thể làm tăng tín hiệu nhiễu và các tín hiệu giả.

Đọc tín hiệu xu hướng tăng/giảm từ Vortex
Xu hướng mạnh: Khi VI+ và VI- di chuyển xa nhau, điều này có nghĩa là xu hướng đang mạnh mẽ. Nếu VI+ vượt xa so với VI-, xu hướng tăng đang mạnh. Ngược lại, nếu VI- vượt xa so với VI+, xu hướng giảm đang chiếm ưu thế.

Ví dụ thực tế về việc ứng dụng chỉ báo Vortex
Kết hợp với chỉ báo khác trong chiến lược giao dịch thực tế:
- Mẫu hình giá: Mẫu hình cái nêm là một chỉ báo kỹ thuật mạnh cho xu hướng đảo chiều. Khi kết hợp với chỉ báo Vortex, sự phá vỡ của mẫu hình (ví dụ như phá vỡ nêm tăng hoặc nêm giảm) cùng tín hiệu từ Vortex (VI+ vượt lên trên VI- hoặc ngược lại) giúp xác nhận xu hướng một cách mạnh mẽ hơn.
- Kết hợp với RSI: Trong cả hai trường hợp nêm tăng và nêm giảm, bạn có thể sử dụng RSI để xác định xem thị trường có đang quá mua hay quá bán hay không. Nếu RSI ở mức quá bán trong thời điểm +VI cắt lên trên -VI, tín hiệu mua sẽ càng được củng cố.
- Kết hợp với MACD: Để xác nhận thêm xu hướng dài hạn, việc sử dụng MACD có thể giúp bạn lọc nhiễu. Ví dụ, nếu MACD cũng đang cho tín hiệu mua khi +VI vượt -VI và đường giá phá vỡ nêm giảm, đó sẽ là dấu hiệu đáng tin cậy về xu hướng tăng.
- Đường Trung Bình Động (MA): Bạn có thể kiểm tra xem đường giá có nằm trên hay dưới các đường trung bình động quan trọng như MA50 hoặc MA200. Điều này giúp đánh giá liệu xu hướng dài hạn có đang ủng hộ tín hiệu từ Vortex hay không.
Ví dụ: Ứng dụng vào cổ phiếu SSI
- Cuối tháng 3/2022: Sau khi VI+ cắt xuống dưới 0.90 và VI- vượt lên trên 1.10, đó là tín hiệu cho xu hướng giảm mạnh, xác nhận sự tiếp diễn của xu hướng giảm.
- Cuối tháng 5/2022: Tín hiệu giao cắt và VI- đi xuống dưới 0.90 cho thấy xu hướng giảm đã yếu đi. VI+ gần đạt 1.10, nhưng chưa thể vượt qua mức này, dẫn đến việc không có sự đảo chiều hoàn toàn. Sau đó, xu hướng giảm tiếp tục vào giữa tháng 6.

Kết luận
Chỉ báo Vortex là công cụ hữu ích để xác định xu hướng và điểm vào lệnh, tuy nhiên không nên dựa hoàn toàn vào chỉ một chỉ báo. Nhà giao dịch cần kết hợp với các công cụ phân tích kỹ thuật khác để có cái nhìn toàn diện hơn. Luôn thực hành trên tài khoản demo trước khi giao dịch trên tài khoản thực để hiểu rõ cách chỉ báo hoạt động trong các tình huống khác nhau.
Hãy theo dõi Stock Insight để cập nhật thêm nhiều kiến thức tài chính và chứng khoán hấp dẫn! Ngoài ra, các nhà đầu tư còn có thể tham gia vào HscEdu – Nền tảng đào tạo chứng khoán trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam, để tham gia các lớp học đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia ngay hôm nay!
Nguyễn Thị Vui
Account Manager