Phân Tích Xu Hướng Giá Với Chỉ Báo MACD Histogram

Ngày đăng: 04/12/2024 lượt xem

Phân tích kỹ thuật là một trong những phương pháp rất phổ biến được hầu hết các nhà đầu tư trên thị trường tài chính áp dụng trong việc trading mua bán cổ phiếu, tiền điện tử, tiền tệ, hàng hóa như vàng, dầu,… Việc kết hợp nhiều phương pháp kỹ thuật để phân tích và dự đoán xu hướng của giá là rất cần thiết, trong đó có chỉ báo MACD Histogram là một trong những chỉ báo đơn giản dễ sử dụng. Ở bài viết này, hãy cùng Stock Insight khám phá các kinh nghiệm sử dụng chỉ báo này nhé.

Để vừa đọc vừa thực hành tìm hiểu về chỉ báo MACD Histogram, hãy mở ứng dụng HSC ONE và cùng Stock Insight khám phá minh họa trực quan: https://one.hsc.com.vn/

Tổng quan về chỉ báo MACD Histogram

Chỉ Báo MACD Histogram

MACD là gì?

MACD là từ viết tắt của Moving Average Convergence Divergence tức là các đường giá phân kỳ hội tụ trung bình động. Là chỉ báo giúp nhà đầu tư đo lường được xung lực, xu hướng giá, tín hiệu phân kỳ, hội tụ,… của thị trường hay riêng biệt từng cổ phiếu. Chỉ báo này có vài nét tương đồng với chỉ báo RSI hay Stochastic. 

Cấu trúc của MACD Histogram

Dưới đây sẽ chi tiết chỉ báo MACD Histogram dựa trên biểu đồ phân tích kỹ thuật:

Chỉ Báo MACD Histogram

Đường MACD (màu xanh): Được cấu thành từ hiệu của 2 đường EMA 12 ngày và EMA 26 ngày: 

MACD= EMA12- EMA26
  • MACD > 0 nếu EMA12 > EMA26 (nằm trên đường zero line)
  • MACD < 0 nếu EMA12 < EMA26 

Đường Signal (tín hiệu-màu đỏ): Là đường EMA 9 ngày. 

MACD Histogram bao gồm đường MACD và đường signal (tín hiệu). 

Vùng Histogram được hình thành theo dạng cột, hiểu đơn giản nếu chênh lệch giữa MACD và đường signal càng lớn thì cột cao và ngược lại. Khi MACD nằm trên đường signal thì cột lớn hơn 0 và ngược lại. 

Histogram= MACD – signal 

Zero line: Đường ngang ở giữa đóng vai trò quan trọng trong việc xác định được xu hướng yếu hay mạnh.

Những thay đổi trong Histogram

Histogram dương: Xu hướng tăng ngắn hạn(MACD nằm trên đường tín hiệu).

Thanh histogram tăng: Xu hướng đang mạnh lên.

Chỉ Báo MACD Histogram

Histogram âm: Xu hướng giảm (MACD nằm dưới đường tín hiệu).

Thanh histogram giảm: Xu hướng đang yếu dần.

Chỉ Báo MACD Histogram

Cách nhìn đơn giản là như thế, thế nhưng chỉ báo xu hướng cho nhà đầu tư biết trend tương lai có thể xảy ra của thị trường/cổ phiếu nhưng làm sao để nắm được điểm trading, mua/bán để tối ưu. Hãy cùng theo dõi tiếp tục nhé. 

Cách sử dụng chỉ báo MACD Histogram trong giao dịch

Xác định điểm giao cắt hay còn gọi là điểm hội tụ

Đây là điểm giao nhau của đường MACD và đường signal. Lấy MACD làm chuẩn: 

  • Nếu đường MACD cắt lên trên đường signal thì xuất hiện điểm mua ngắn hạn. Xung lực sẽ mạnh nhất nếu tổ hợp 2 đường này nằm trên 0. 
  • Nếu đường MACD cắt xuống đường signal thì xuất hiện điểm bán ngắn hạn. Xung lực bán nhẹ nếu tổ hợp 2 đường này vẫn nằm trên 0, bán mạnh hơn nếu tổ hợp 2 đường này nằm dưới 0. 

Chỉ Báo MACD Histogram

Ví dụ: Về vận động giá của CTG, ở đây chia thành 5 vùng như sau: 

  • Vùng 1: MACD cắt lên signal và nằm dưới 0 và có xu hướng đi lên trở lại → giá tăng nhẹ trong ngắn hạn chưa vào vùng mạnh.
  • Vùng 2: Khi MACD bắt đầu cắt signal nằm trên 0 và histogram mở rộng càng ngày càng cao → tổ hợp này tạo ra xung lực tăng giá mạnh.
  • Vùng 3: Vùng giao dịch hạ nhiệt với 2 điểm MACD cắt xuống signal → xu hướng tăng dần kết thúc quay lại vùng muốn điều chỉnh ngắn hạn → đây sẽ vùng nhà đầu tư canh giá bull để bán. 
  • Vùng 4 – vùng 5: Khi MACD cắt xuống signal và histogram bắt đầu mở rộng trend giảm dần được hình thành → đây sẽ là vùng nhà đầu tư out hết vị thế. 

Một điểm đáng chú ý: Nếu độ rộng của MACD và signal càng lớn thì nhà đầu tư nên tiếp tục nắm giữ để giá tiếp tục chạy (trend tăng) hoặc bán ra trong nhịp hồi (trend giảm).

Chỉ Báo MACD Histogram

Nếu tổ hợp MACD và signal vận động với biên độ hẹp → chưa rõ xu hướng → giá cũng vận động theo biên độ sideway. Bám theo độ biến động nhẹ giữa MACD và signal để tìm vị thế ngắn hạn mua biên trên bán biên dưới. Tuy nhiên đây là vùng giao dịch sẽ ít hiệu quả.

Xác định vùng quá mua và quá bán: (có nét tương đồng với chỉ báo RSI)

Khi MACD ngày càng mở rộng cho thấy xung lực cổ phiếu đang mạnh dần hoặc yếu dần tuy nhiên sẽ tới một lúc cổ phiếu đạt ở độ quá mua hoặc quá bán. Vậy làm sao để xác định? Nhà đầu tư cần nhìn về lịch sử để ước đoán mang tính tương đối để xác định khi MACD vùng nào sẽ hạ nhiệt  và vùng nào sẽ có nhịp hồi phục. 

Chỉ Báo MACD Histogram

Ví dụ như đồ thị CTG: Khi tổ hợp MACD cắt lên signal (nằm dưới 0) về vùng thấp đều có điểm bật hồi trở lại. Nhà đầu tư có thể tham gia bắt đáy với tỷ trọng hợp lý. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm cá nhân, lúc đó giá chỉ mang tính chất hồi nhẹ để tìm điểm out vị thế.  

Chỉ Báo MACD Histogram

Hoặc ví dụ ở đồ thị TCB: Khi tổ hợp MACD cắt xuống signal (nằm trên 0) lên vùng cao trước đó thì vùng chốt lời xuất hiện. 

Hiểu đơn giản là như thế, tuy nhiên, nhà đầu tư cần kết hợp thêm nhiều yếu tố để tối ưu nhất các vị thế bán.

Phát hiện tín hiệu phân kỳ

Một xu hướng bắt đầu kết thúc khi tín hiệu phân kỳ xuất hiện. Một tín hiệu phân kỳ lớn sẽ cho xu hướng lớn, ngược lại phân kỳ nhỏ sẽ cho xu hướng nhỏ. 

  • Phân kỳ dương: Khi giá hình thành mẫu hình đáy sau thấp hơn đáy trước nhưng tổ hợp MACD và đường signal có vùng đáy sau cao hơn đáy trước → XU HƯỚNG TĂNG dần được hình thành.
    Chỉ Báo MACD Histogram
  • Phân kỳ âm: Khi giá hình thành mẫu hình đỉnh sau cao hơn đỉnh trước nhưng tổ hợp MACD và đường signal có vùng đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước → XU HƯỚNG GIẢM dần được hình thành.
    Chỉ Báo MACD Histogram

Giao dịch với histogram chuyển từ âm sang dương và ngược lại từ dương sang âm 

Histogram đang dưới 0 vận động theo hướng thu hẹp dần và về 0 cho thấy điểm mua nhẹ bắt đầu xuất hiện. Ngược lại, nếu histogram đang trên 0 vận động theo hướng thu hẹp dần và về 0 cho thấy điểm bán dần được hình thành. 

→ Lưu ý: Nếu độ mở rộng histogram càng cao rồi thu hẹp → biên độ giao dịch ở chiều tăng/giảm sẽ lớn. Nếu độ mở rộng histogram càng nhỏ rồi thu hẹp → biên độ giao dịch ở chiều tăng/giảm sẽ nhỏ. 

Chỉ Báo MACD Histogram

Ví dụ như đồ thị cổ phiếu VNM: Vùng màu vàng là vùng có độ mở rộng histogram không cao → giá ít biến động và vận động với biên return/risk tương đối nhỏ.

Khi điểm giao cắt histogram bắt đầu lên 0 và độ mở rộng lớn thì xu hướng bắt đầu rõ hơn và khi thu hẹp dần tuy giá đang lên nhưng bắt đầu cho thấy xung lực yếu dầu → bán ở các nhịp bull và bán hết khi bắt đầu quay về dưới 0. 

Chỉ Báo MACD Histogram

Đồ thị trên Fireant hiển thị màu sắc khá rõ ràng.

  • Histogram xanh đậm → xu hướng tăng còn. Xanh nhạt → xu hướng tăng bắt đầu chững lại.
  • Histogram đỏ đậm → xu hướng giảm tiếp tục. Đỏ nhạt → áp lực bán giảm dần. 

Tất cả đều tương đồng về tính năng nhưng cách hiển thị sẽ khác nhau. Nhà đầu tư nên chọn cho mình cách nhìn phù hợp nhất. 

Một số nhược điểm của chỉ báo MACD Histogram 

chỉ báo MACD Histogram dễ sử dụng và quan trọng để xác nhận mức độ mạnh yếu của thị trường/cổ phiếu, tuy nhiên vẫn còn vài nhược điểm nhà đầu tư cần chú ý.

  • Đơn giản là một nhược điểm, nhà đầu tư dễ rơi vào thế bị trap, những tín hiệu giả dễ gây nhầm lẫn đặc biệt vào một số cổ phiếu không mang tính thị trường và dễ dàng bị chi phối. 
  • Các cụm đường EMA9 EMA12 EMA26 là được thiết lập sẵn. Nhà đầu tư hoàn toàn có thể tự thiết lập lại dựa theo kinh nghiệm cá nhân → khi đó sẽ mang nhiều yếu tố chủ quan, không phải lúc nào cũng chính xác.
  • Chỉ báo này rất hay tạo ra các nhịp trễ về điểm mua (nhà đầu tư có thể bất lợi về giá mua quá cao) hoặc về điểm bán vì không chỉ báo nào mang được tính dứt khoát hoặc chính xác hoàn toàn cả.

Kết luận

Chỉ báo MACD histogram rất hiệu quả hoàn toàn giúp sức được nhà đầu tư theo trường phái PTKT để tối ưu vị thế cũng như tìm được điểm mua/ điểm bán tốt nhất. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần tập cách quan sát hành động và diễn biến giá qua từng phiên và kết hợp thêm các chỉ báo cũng như mẫu hình nến khác để thêm độ tin cậy như là:

Mong là ở bài viết này cung cấp đầy đủ kiến thức hỗ trợ trong hành trình đầu tư của bạn. Xem thêm các chỉ báo kỹ thuật khác tại Stock Insight. Còn nếu bạn đang là một nhà đầu tư mới, chưa biết nhiều về kiến thức và kinh nghiệm đầu tư thì việc sử dụng app chứng khoán HSC ONE là sự lựa chọn tối ưu dành cho bạn.

Phạm Minh Hậu
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

Chỉ số Dow Jones Futures là gì

Chỉ số Dow Jones Futures là gì? Ứng dụng chỉ số DJ trong chiến lược đầu tư phái sinh

Trong thị trường chứng khoán, việc đầu tư theo chỉ số Dow Jones Futures là một trong những công cụ mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư. Đây cũng...

Hệ số beta là gì

Hệ số beta là gì? Cách dùng hệ số Beta để đánh giá rủi ro cổ phiếu

  Hệ số beta là gì Hệ số beta là gì? Hệ số beta (hệ số rủi ro) là một chỉ số dùng để thể hiện mối quan hệ giữa...

đầu tư chứng khoán là gì

Đầu tư chứng khoán là gì? Tổng hợp những câu hỏi về đầu tư chứng khoán

Tình hình dịch bệnh khiến cho dòng tiền nhàn rỗi của các cá nhân hay thậm chí là cả những doanh nghiệp dường như chảy về những kênh đầu tư...