Chỉ báo ATR là gì? Cẩm nang giao dịch với ATR

Ngày đăng: 26/11/2024 lượt xem

Chỉ báo ATR (Average True Range) là một trong những công cụ quan trọng giúp trader đo lường mức độ biến động của giá trên thị trường. Được phát triển bởi nhà phân tích kỹ thuật J. Welles Wilder, ATR không chỉ giúp xác định rủi ro mà còn hỗ trợ tối ưu hóa các chiến lược giao dịch, đặc biệt trong những giai đoạn thị trường biến động mạnh. Trong bài viết này, hãy cùng Stock Insight khám phá cách hoạt động của ATR, cách tính toán, và ứng dụng trong quản lý rủi ro và định vị giao dịch hiệu quả.

Để vừa đọc vừa thực hành tìm hiểu chỉ báo ATR, hãy mở ứng dụng HSC ONE và cùng Stock Insight khám phá minh họa trực quan: https://one.hsc.com.vn/

Chỉ báo ATR là gì?

Chỉ báo ATR là viết tắt của Average True Range, dịch sang tiếng Việt là “Khoảng dao động thực tế trung bình”. Đây là một chỉ báo kỹ thuật được sử dụng để đo lường mức độ biến động của giá một tài sản trong một khoảng thời gian nhất định. ATR được tính toán dựa trên sự khác biệt giữa giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa của các phiên giao dịch trước đó.

Đặc điểm của chỉ báo ATR

Đo lường biến động: ATR giúp nhà đầu tư đánh giá được mức độ biến động của thị trường. Khi ATR cao, thị trường đang biến động mạnh, ngược lại khi ATR thấp, thị trường đang đi ngang.

Xác định điểm vào lệnh: ATR có thể được sử dụng để xác định kích thước dừng lỗ hoặc dùng để đặt điểm chốt lời phù hợp. Bằng cách nhân ATR với một hệ số nhất định, nhà đầu tư có thể đặt lệnh dừng lỗ ở một mức giá hợp lý, hạn chế rủi ro khi thị trường biến động mạnh.

Xây dựng các chỉ báo khác: ATR được sử dụng làm cơ sở để xây dựng nhiều chỉ báo kỹ thuật khác như Bollinger Bands, Chandelier Exit, và Average True Range Percent.

>>> Xem ngay minh họa chỉ báo ATR trực quan trên HSC ONE

Cách tính của chỉ báo ATR

Việc tính toán chỉ báo bắt đầu với một khái niệm gọi là Vùng thực tế (True Range: TR), được định nghĩa là giá trị lớn nhất trong số các vùng sau sau:

  • Giá cao nhất hiện tại trừ giá thấp nhất hiện tại
  • Giá cao nhất hiện tại trừ mức Đóng trước đó (giá trị tuyệt đối)
  • Giá thấp nhất hiện tại trừ giá đóng trước đó (giá trị tuyệt đối)
Chỉ Báo ATR - Minh họa trực quan về True Range
Minh họa trực quan về True Range

Tính ATR đầu tiên: Chỉ báo ATR được tính theo chu kỳ 14 phiên tùy thuộc theo khung thời gian giao dịch. ATR đầu tiên được tính theo công thức: 

Chỉ báo ATR là gì - Công thức ATR

Trong đó: n =14 ; TRi là giá trị lớn nhất trong vùng biên độ.

ATR = [(ATR đầu tiên x 13) + TR Hiện tại] / 14

Công thức tính ATR: 

Công thức tính ATR khá phức tạp, nhưng ý tưởng cơ bản là tính trung bình các khoảng dao động thực tế trong một khoảng thời gian nhất định.

  • True Range (TR): Là giá trị tuyệt đối của sự khác biệt giữa giá cao nhất và giá thấp nhất của một phiên.
  • ATR: Là trung bình động của True Range trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ: 14 ngày).

Hiện tại, đa phần các nền tảng giao dịch đều có cài đặt sẵn tính toán chỉ báo ATR để nhà đầu tư có thể chủ động tiến hành giao dịch một cách nhanh chóng, trực quan và thuận lợi.

Chỉ Báo ATR - Chỉ báo ATR được tích hợp trong phiên bản web HSC ONE
Chỉ báo ATR được tích hợp trong phiên bản web HSC ONE

Ứng dụng chỉ báo ATR trong giao dịch

Sử dụng ATR để đặt điểm dừng lỗ (stop-loss)

Nguyên tắc: Đặt điểm dừng lỗ ở một khoảng cách nhất định dựa trên ATR so với giá hiện tại. Điều này giúp hạn chế rủi ro khi thị trường đi ngược lại dự đoán của bạn.

Ví dụ: Nếu ATR của một cổ phiếu là 2 đồng và bạn mua vào ở mức 100 đồng, bạn có thể đặt điểm dừng lỗ ở mức 98 đồng (100 – 2). Mức cắt lỗ có thể đặt ở mức xa hơn, khoảng từ 1.5-2ATR để tránh các biến động quá lớn của thị trường.

Ưu điểm: Sử dụng ATR sẽ cho con số Khách quan với một mức dừng lỗ dựa trên dữ liệu thị trường chứ không phải cảm tính.

Chỉ báo ATR là gì - Ứng dụng ATR trong giao dịch
Ứng dụng ATR trong giao dịch

Sử dụng ATR để xác định mức chốt lời

Nguyên tắc: Tương tự như đặt điểm dừng lỗ, bạn có thể sử dụng ATR để xác định mức chốt lời. Ví dụ, nếu bạn muốn chốt lời khi giá tăng một khoảng bằng 2 lần ATR so với điểm mua vào.

Ưu điểm: Giúp bạn chủ động được phần lợi nhuận khi thị trường di chuyển theo hướng có lợi cho bạn. Tránh trường hợp để lỡ cơ hội chốt lời khi thị trường đảo chiều.

Sử dụng ATR để đánh giá biến động của thị trường

Nguyên tắc: ATR cao cho thấy thị trường đang biến động mạnh, ngược lại, ATR thấp cho thấy thị trường đang đi ngang.

Xác định thời điểm vào lệnh: Khi ATR thấp, thị trường ít biến động, đây có thể là thời điểm tốt để vào lệnh.

Điều chỉnh kích thước vị thế: Khi ATR cao, thị trường biến động mạnh, bạn nên giảm kích thước vị thế để hạn chế rủi ro.

Sử dụng ATR để lọc tín hiệu giao dịch

Nguyên tắc: Kết hợp ATR với các chỉ báo kỹ thuật khác để xác nhận tín hiệu giao dịch. Ví dụ, khi một tín hiệu mua xuất hiện, bạn có thể kiểm tra xem ATR có đang giảm không để xác nhận xu hướng đang yếu đi.

Ưu điểm: Tăng độ tin cậy của tín hiệu: Giúp bạn loại bỏ các tín hiệu giao dịch giả.

Cải thiện tỷ lệ thắng: Tăng khả năng giao dịch thành công.

Ưu và nhược điểm của chỉ báo ATR

Chỉ báo ATR (Average True Range) là một công cụ hữu ích trong phân tích kỹ thuật, giúp nhà đầu tư đánh giá mức độ biến động của thị trường. Tuy nhiên, như mọi công cụ khác, ATR cũng có những ưu và nhược điểm riêng.

Ưu điểm của chỉ báo ATR

  • Đơn giản và dễ hiểu: ATR được tính toán dựa trên một công thức đơn giản, dễ dàng hiểu và áp dụng.
  • Đo lường độ biến động chính xác: ATR cung cấp một thước đo khách quan về mức độ biến động của giá, giúp nhà đầu tư đánh giá được sự biến động của thị trường một cách chính xác.
  • Ứng dụng đa dạng: ATR có thể được sử dụng trong nhiều tình huống giao dịch khác nhau, từ xác định kích thước vị thế đến xây dựng các hệ thống giao dịch tự động.
  • Linh hoạt: ATR có thể được điều chỉnh bằng cách thay đổi khoảng thời gian tính toán để phù hợp với từng loại tài sản và khung thời gian giao dịch.

Nhược điểm của chỉ báo ATR

  • Không xác định được xu hướng: ATR chỉ đo lường độ biến động của giá, không cho biết xu hướng giá đang đi lên hay đi xuống.
  • Trễ pha: ATR thường có độ trễ nhất định so với biến động giá, có thể dẫn đến tín hiệu vào lệnh không chính xác.
  • Không hoàn hảo: ATR không phải là một chỉ báo hoàn hảo, nó chỉ là một phần trong bộ công cụ phân tích kỹ thuật.
  • Cần kết hợp với các chỉ báo khác: Để đưa ra quyết định giao dịch chính xác, nhà đầu tư cần kết hợp ATR với các chỉ báo kỹ thuật khác và phân tích cơ bản.

Kết luận

Chỉ báo ATR là một công cụ hữu ích trong phân tích kỹ thuật, nhưng không phải là công cụ duy nhất. Nhà đầu tư cần hiểu rõ về ưu và nhược điểm của ATR để sử dụng nó một cách hiệu quả. Việc kết hợp ATR với các chỉ báo khác và phân tích cơ bản sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định giao dịch tốt hơn.

Các nhà đầu tư cùng tham gia vào HscEdu – Nền tảng đào tạo chứng khoán trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam. Tham gia các lớp học cùng chuyên gia giúp tối đa hóa lợi nhuận.

Sơn Mai
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

CCI là gì

Chỉ số CCI là gì? Ứng dụng của CCI trong nhận diện xu hướng thị trường

Chỉ số CCI được phát triển bởi Donald Lambert vào năm 1980, CCI giúp nhà đầu tư xác định các giai đoạn mua quá mức hoặc bán quá mức của...

vòng quay hàng tồn kho trong doanh nghiệp

Vòng quay hàng tồn kho trong doanh nghiệp bao nhiêu là tốt?

Vòng quay hàng tồn kho là gì?  Vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover) là một tỷ lệ tài chính cho thấy công ty đã quay vòng bao nhiêu lần...

kiến thức cơ bản về chứng khoán

Tổng hợp kiến thức cơ bản về chứng khoán người mới nên đọc

Nếu như bạn muốn tìm hiểu về chứng khoán thì việc nắm vững những kiến thức cơ bản về chứng khoán là điều vô cùng quan trọng. Nếu như bạn...