Cách tính lời lỗ khi giao dịch chứng quyền có bảo đảm
Bài viết này sẽ cũng cấp cho nhà đầu tư một góc nhìn đa chiều hơn về cách tính lời lỗ khi giao dịch chứng quyền có bảo đảm.
Cấu trúc giá của chứng quyền
Theo lý thuyết, giá của một chứng quyền khi chưa đáo hạn bao gồm hai phần: giá trị nội tại và giá trị thời gian, trong đó:
Trạng thái chứng quyền
Một chứng quyền có bảo đảm khi lưu hành sẽ có các loại giá khác nhau, mỗi loại giá có một ý nghĩa riêng, do đó nhà đầu tư cần phân biệt các loại giá trong một chứng quyền có bảo đảm:
• Giá thị trường của CKCS: Giá chứng khoán cơ sở trên thị trường giao ngay.
• Giá thực hiện: là mức giá mà nhà đầu tư sở hữu chứng quyền có quyền mua/bán chứng khoán cơ sở với tổ chức phát hành chứng quyền.
Để xác định trạng thái lời/lỗ cho chứng quyền đang sỡ hữu, nhà đầu tư cần quan tâm đến trạng thái của giá CKCS và giá thực hiện. Cụ thể:
Công thức tính lãi/ lỗ khi giao dịch trước ngày đáo hạn:
Công thức tính lãi/ lỗ khi giao dịch trong ngày đáo hạn:
Mục Lục
2 Ứng dụng thực tiễn
Cách tính lời lỗ chứng quyền mua khi giao dịch trước ngày đáo hạn
NĐT A dự đoán giá cổ phiếu VNM sẽ tăng trong tương lai và mua 1000 chứng quyền mua của VNM với giá 5000đ/ 1 cq, giá cổ phiếu VNM lúc đó là 130.000đ. Vài ngày sau, cổ phiếu VNM tăng đúng như dự đoán lên 133.000, giá chứng quyền mua VNM tăng lên mức 8.000đ/ 1 cq (giả định). Nhà đầu tư A bán chốt lời và thu về khoản lời:
(8.000 – 5.000) x 1000 = 3.triệu VND
Nếu giá cổ phiếu VNM giảm xuống ngược với dự đoán còn 127.000đ, giá chứng quyền mua giảm còn 2.000đ/ 1 cq (giả định), NĐT A bán cắt lỗ và chịu khoản lỗ:
(2.000 – 5.000) x 1000 = – 3 triệu VND
Cách tính lời lỗ khi giao dịch chứng quyền mua trong ngày đáo hạn
Nếu 1 nhà đầu tư dự kiến giá của cổ phiếu HPG sẽ tăng trong tương lai. Họ có thể thực hiện quyền mua chứng quyền HPG. Với tỷ lệ và cơ cấu như sau:
Loại chứng quyền | Chứng quyền mua |
Tổ chức phát hành | HSC |
Chứng khoán cơ sở | HPG |
Thời hạn phát hành | 3 tháng |
Tỷ lê chuyển đổi | 1:1 |
Giá quyền mua | 1,000 VNĐ |
Giá thực hiện | 30,000 VNĐ |
Kiểu thực hiện | Mỹ/ Châu Âu |
Với tổng chứng quyền dự kiến mua là 1,000 chứng quyền.
Như vậy tổng số tiền đầu tư là :1000 x 1,000 VNĐ = 1,000,000 đồng
Sau 3 tháng vào ngày đáo hạn
Nếu giá của HPG là 34,000 VNĐ.
Mức lời của nhà đầu tư: 1,000 * (34,000 – 30,000 – 1,000) = 3 triệu VNĐ
Khoản lỗ tối đa của NĐT = 1,000 * 1,000 đ (Giá mua chứng quyền) = 1 triệu VNĐ
Điểm hòa vốn = 31,000 đ/ chứng quyền (Giá mua chứng quyền + Giá thực hiện)
Sau khi sở hữu chứng quyền, nhà đầu tư có thể bán lại chứng quyền trên thị trường hoặc nắm giữ cho đến ngày chứng quyền đáo hạn.
Vào ngày chứng quyền mua đáo hạn, nếu giá thanh toán của chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện của chứng quyền bảo đảm, nhà đầu tư sẽ nhận được một khoản tiền bằng chênh lệch giữa giá thanh toán và giá thực hiện.
Quý nhà đầu tư có thể tham khảo thêm kiến thức về Chứng quyền và không bỏ lỡ thông tin các Đợt phát hành chứng quyền của HSC nhé!