Cách giao dịch với mô hình 3 con quạ đen

Ngày đăng: 23/01/2025 lượt xem

Mô hình nến Nhật là một công cụ phân tích kỹ thuật vô cùng hữu ích, cung cấp những thông tin chi tiết về tâm lý thị trường, cung cầu và xu hướng giá. Việc hiểu và ứng dụng thành thạo các mô hình nến Nhật giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định giao dịch chính xác hơn và tăng cơ hội thành công.

Mô hình 3 con quạ đen (Three Black Crows) là một trong các mô hình nến Nhật cho thấy tín hiệu mạnh mẽ trong phân tích kỹ thuật, thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của xu hướng giảm giá. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách nhận diện mô hình này và áp dụng nó vào chiến lược giao dịch chứng khoán một cách hiệu quả.

Mô hình 3 con quạ đen là gì?

Định nghĩa

Mô hình “3 con quạ đen” (Three Black Crows) là một trong những mô hình nến Nhật phổ biến và được nhiều nhà giao dịch sử dụng. Nó là một tín hiệu đảo chiều giảm giá mạnh mẽ, thường xuất hiện sau một xu hướng tăng dài hạn. Mô hình này được hình thành bởi 3 cây nến giảm liên tiếp, có thân nến dài và giá đóng cửa của mỗi cây nến thấp hơn giá đóng cửa của cây nến trước đó.

>> Xem thêm: Nến Nhật là gì? Hướng dẫn cách đọc biểu đồ nến Nhật

Mô hình 3 con quạ đen đơn giản là mẫu hình nến gồm có 3 cây nến giảm liên tiếp nhau, sở dĩ người ta đặt tên với hình tượng con quạ đen đó là bởi vì biểu đồ nến truyền thống sử dụng nến trắng là nến tăng và nến đen là nến giảm giá.

Mô hình này thường xuất hiện sau xu hướng tăng, báo hiệu khả năng đảo chiều xu hướng và bước vào xu hướng giảm giá sau đó.

Mô hình 3 con quạ đen
Hình 1: Minh họa bộ nến 3 con quạ đen trong xu hướng

Ý nghĩa của mô hình 3 con quạ đen trong phân tích kỹ thuật

Mô hình nến 3 con quạ đen
Hình 2: Mô hình 3 con quạ đen riêng lẻ

Giải nghĩa về tâm lý đối với mẫu hình nến Three Black Crows đó là khi phe bán đã chiếm ưu thế hoàn toàn và không chỉ một lần mà đến 3 lần tạo các nến giảm liên tục, điều đó chứng tỏ rằng xu hướng giảm khả năng rất cao đã được hình thành.

Dự báo xu hướng giảm: Liên tiếp 3 nến đỏ giảm giá sau 1 nhịp tăng giá mạnh, báo hiệu bên bán đang chiếm ưu thế, tâm lý thị trường trở nên tiêu cực.

Cảnh báo đảo chiều: Là tín hiệu mạnh về khả năng xu hướng tăng kết thúc, nếu kết hợp thêm vùng kháng cự sau nhịp tăng giá sẽ tăng thêm mức độ uy tín của mô hình.

Xác định điểm vào lệnh: Mô hình hoàn thiện giúp nhà đầu tư tìm điểm vào lệnh bán hoặc thoát vị thế mua vì khi đó xu hướng tăng có khả năng đã kết thúc và đảo chiều xu hướng sang giảm với lực bán mạnh sau đó.

Đặc điểm nhận diện mô hình 3 con quạ đen

Đặc điểm chính:

  • Gồm ba cây nến giảm liên tiếp, có thân nến dài. Đây là yếu tố quan trọng nhất để xác định mô hình hình thành và hoàn thiện.
  • Giá mở cửa của mỗi cây nến nằm trong biên độ của nến trước đó. Chủ yếu là những cây nến giảm bình thường, không nên là những cây nến Doji, Pinbar…
  • Giá đóng cửa thấp hơn nến trước, tạo xu hướng giảm rõ rệt. Một số tiêu chuẩn khắt khe còn có yêu cầu là giá mở cửa của cây nến sau phải có một khoảng nhảy Gap nhỏ lên trên so với giá đóng cửa của cây nến trước đó thể hiện ý chí bên mua muốn mua lên nhưng sau đó lại thất bại trước phe bán.

Điều kiện xuất hiện: Thường xảy ra ở đỉnh xu hướng tăng kéo dài trước đó hoặc vùng kháng cự quan trọng và lực bán xuất hiện.

Cách giao dịch với mô hình 3 con quạ đen

Xác nhận tín hiệu trước khi giao dịch

Luôn luôn gắn mô hình nến Nhật kèm các chỉ báo kỹ thuật khác để tăng độ uy tín cũng như tăng xác suất hoàn thiện mẫu hình. Sử dụng chỉ báo kỹ thuật hỗ trợ khác như:

  • RSI: Kiểm tra tín hiệu quá mua để củng cố khả năng đảo chiều. Thường khi chỉ số RSI tăng lên trên mốc 40 được xem là tín hiệu quá mua xuất hiện.
  • MACD: Xem xét tín hiệu phân kỳ hoặc cắt xuống của đường tín hiệu xuất hiện tại thời điểm bộ nến hình thành.
  • Khối lượng giao dịch: Khối lượng giao dịch tăng mạnh trong thời gian xuất hiện mô hình cho thấy áp lực bán gia tăng và áp đảo đáng kể với bên mua.

>> Xem thêm: 4 chỉ báo cơ bản trong phân tích kỹ thuật

Tìm điểm vào lệnh và cắt lỗ hợp lý

Điểm vào lệnh đối với mô hình 3 con quạ đen:

  • Cách 1: Có thể vào lệnh bán ngay sau khi cây nến thứ ba của mô hình đóng cửa và khi đó xác nhận hoàn thành mô hình.
  • Cách 2: Chờ giá hồi phục lên 1 nhịp để kiểm định lại vùng kháng cự trước đó. 

Đặt cắt lỗ: Trên đỉnh cây nến thứ nhất hoặc vùng kháng cự gần nhất trong biên độ hợp lý của mỗi tài khoản và mức độ rủi ro chấp nhận được.

Quản lý vốn và rủi ro

Xác định tỷ lệ R:R (Risk:Reward) tối ưu trước khi giao dịch, mức thông thường từ 1:2 hoặc 1:3 tùy theo khẩu vị và mức độ chấp nhận rủi ro.

Không sử dụng toàn bộ vốn cho một lệnh duy nhất, vì thị trường luôn luôn vận động một cách bất ngờ và không thể đoán định trước. Phân bổ vốn hợp lý, tránh dồn hết tài khoản vào 1 lệnh và thất bại.

Ví dụ minh họa giao dịch với mô hình 3 con quạ đen

Ví dụ minh họa giao dịch với mô hình 3 con quạ đen
Ví dụ minh họa giao dịch với mô hình 3 con quạ đen

Mô hình 3 con quạ đen xuất hiện sau chuỗi ngày tăng giá mạnh, 3 cây nến giảm đúng theo mô hình và khối lượng bán tăng mạnh.

Điểm vào lệnh có thể vào theo 2 phương pháp, vào ngay khi hoàn tất 3 nến hoặc chờ cho giá hồi lên kháng cự. Điểm vào chờ hồi kiểm định kháng cự có thể không xảy ra. Kết hợp thêm các chỉ báo MACD RSI quá mua hoặc phân kỳ.

Đặt điểm cắt lỗ ở trên đỉnh cây nến số 1, sau đó tính toán điểm chốt lời tiềm năng.

Kết luận

Mô hình 3 con quạ đen là một công cụ phân tích kỹ thuật hữu ích giúp nhà đầu tư nhận diện các cơ hội giao dịch tiềm năng. Tuy nhiên, không nên chỉ dựa vào một mô hình duy nhất để đưa ra quyết định giao dịch. Hãy kết hợp mô hình này với các yếu tố phân tích khác và quản lý rủi ro một cách chặt chẽ để đạt được hiệu quả giao dịch tốt nhất.

Ngoài ra, bạn có thể bắt đầu hành trình tìm hiểu, khám phá và học cách đầu tư tại HscEdu. Để biết thêm nhiều thông tin cũng như tin tức từ thị trường chứng khoán hay các kiến thức về đầu tư tài chính, các bạn có thể theo dõi thêm tại Stock Insight nhé!

Sơn Mai
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

đầu tư chứng khoán là gì

4 trường phái đầu tư chứng khoán cơ bản hiện nay

Ngày càng có nhiều nhà đầu tư chọn chứng khoán để làm kênh đầu tư lâu dài. Đặc biệt, trải qua chuỗi ngày giãn cách kéo dài dường như chứng...

Quy luật cung cầu trong nền kinh tế thị trường

Hiểu rõ về quy luật cung cầu trong nền kinh tế thị trường hiện nay

Quy luật cung cầu là nền tảng quan trọng trong việc hiểu rõ hoạt động của nền kinh tế thị trường. Cung và cầu không chỉ tác động đến giá...

Nên vào lệnh theo kiểu Break-out/Break down hay Sideway

Nên vào lệnh theo kiểu Break-out/Break down hay Sideway

Khi tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán, việc lựa chọn chiến lược vào lệnh phù hợp là rất quan trọng để đạt được kết quả đầu tư...