Các phần mềm phân tích kỹ thuật phổ biến hiện nay (Phần 2)

Ngày đăng: 21/10/2024 lượt xem

Phân tích kỹ thuật là phương pháp dựa trên dữ liệu giá và khối lượng cổ phiếu biến động trong quá khứ để có thể dự báo chuyển động xu hướng của giá cổ phiếu trong tương lai từ đó thiết lập các bộ chỉ báo kỹ thuật hỗ trợ mua/bán cho nhà đầu tư.

Cũng có thể nói phân tích kỹ thuật thực chất phản ánh cung cầu của thị trường/cổ phiếu nếu độ lệch pha của cung cầu càng lớn thì sẽ dễ dàng hình thành xu hướng tăng/giảm của thị trường/cổ phiếu. Vậy các phần mềm phân tích kỹ thuật phổ biến nào được sử dụng nhiều nhất và tính năng hay nhất tại thị trường Việt Nam, hãy cũng Stock Insight tìm hiểu nhé!

Các lý do nhà đầu tư nên sử dụng phần mềm phân tích kỹ thuật?

Với nhà đầu tư theo phương pháp trading, mua/bán trong ngắn hạn thì việc sử dụng phân tích kỹ thuật giúp ích rất nhiều trong việc mua/bán như là: 

Hỗ trợ ra quyết định nhanh chóng và mang tính tương đối chính xác: Phần mềm/website giúp nhà đầu tư nhanh chóng cập nhật được diễn biến đang diễn ra của cổ phiếu từ đó nhà đầu tư sẽ phần nào ra được quyết định mua/bán của cổ phiếu. 

Nếu nhà đầu tư thiết lập thông báo về điểm mua/bán của cổ phiếu đó thì khi chạm tới mức giá thì hệ thống sẽ tự động thông báo lên giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sứctối ưu được chiến lược giao dịch của mình.

>> Xem thêm: Đừng vội giao dịch khi chưa biết về phân tích kỹ thuật

Các phần mềm/ website phân tích kỹ thuật phổ biến tại Việt Nam

Metastock

MetaStock là một trong những phần mềm phân tích kỹ thuật lâu đời và uy tín nhất trên thị trường. Dựa trên đồ thị diễn biến giá và khối lượng, cung cấp hàng trăm chỉ báo kỹ thuật, các bộ lọc cổ phiếu được thiết lập sẵn, hơn hết người dùng có thể tự thiết lập bộ chỉ báo cho riêng mình hỗ trợ rất nhiều cho việc mua/bán.

Áp dụng đối với tất cả các dạng tài sản như chứng khoán trong và ngoài nước, chứng khoán phái sinh, vàng, tiền tệ, tiền điện tử, hàng hóa,…. 

Điểm đặc biệt của MetaStock: cá nhân hóa theo phong cách của nhà đầu tư, form phần mềm có nhiều điểm thao tác như các ứng dụng của Microsoft (nút open/save/new/print/undo,…). Trong quá trình sử dụng nếu như một tính năng nào đó khiến nhà đầu tư băn khoăn hay khó hiểu thì nhà đầu tư có thể click vào biểu tượng help hoặc dấu ? để có lời giải đáp.  

Cần chú ý đây là phần mềm có bản quyền và trả phí tại các quốc gia. Nhà đầu tư mới có thể dễ dàng tiếp cận với phiên bản thường và nhà đầu tư đã rất am hiểu về phân tích kỹ thuật thì có phiên bản metastock pro sẽ đáp ứng sự thích tìm tòi nghiên cứu của mình. 

Các phần mềm phân tích kỹ thuật phổ biến hiện nay
Tổng hợp các chỉ báo đang có tín hiệu tích cực ủng hộ cho xu hướng tăng mới của thị trường 

Amibroker

Amibroker là phần mềm phân tích kỹ thuật mạnh mẽ, nổi tiếng với khả năng tùy biến cao và có độ phổ biến hơn so với metastock. Các tính năng cơ bản khá tương đồng với metastock nhưng khác nhau ở code vận hành. Amibroker có nhiều chỉ báo kỹ thuật hơn so với metastock. 

Điểm nổi bật: dễ sử dụng, dễ tiếp cận các chỉ báo từ cơ bản đến chuyên sâu và đa số tiện ích của amibroker không cần phải trả phí sử dụng, nhà đầu tư chỉ trả 1 số phí để update dữ liệu giao dịch vào hệ thống. 

Tính năng đa biến tùy chỉnh, nhà đầu tư hoàn toàn có thể tự thao tác kéo thả chuột tự điều chỉnh theo mong muốn của mình. 

Hệ thống tự động báo cáo cho bạn nếu như các tín hiệu được thiết lập sẵn về điểm mua/bán. Tính năng quét và thăm dò tín hiệu thị trường hỗ trợ rất nhiều cho nhà đầu tư khi giao dịch 

Nhược điểm của 2 phần mềm: Amibroker và MetaStock: nhà đầu tư phải tự cập nhật dữ liệu từng phiên qua bên thứ 3 như Cafef, Vietstock, Fintrade, Fireant,.. 

Phân tích kỹ thuật là gì - Dữ liệu lịch sử cho Amibroker và MetaStock
Dữ liệu lịch sử cho Amibroker và MetaStock

TradingView

Khác với Metastock và Amibroker thì TradingView là website theo dõi toàn bộ thị trường thế giới. Các dữ liệu phân tích kỹ thuật trên Fireant, Vietstock,… thường lấy dữ liệu từ TradingView. 

Ngoài các tính năng cơ bản của phân tích kỹ thuật nhà đầu tư hoàn toàn có thể chủ động xem được các chỉ số tài chính trên thẳng biểu đồ và thiết lập kịch bản chỉ báo cho riêng mình (có trả phí). TradingView còn là cộng đồng tạo được sự kết nối và chia sẻ giới thiệu bí quyết, kinh nghiệm giao dịch của nhà đầu tư đến với mọi người. 

Nếu như Amibroker và MetaStock trả phí sử dụng dữ liệu biến động giá trong ngày và các chỉ báo kỹ thuật được thiết lập sẵn thì TradingView có dữ liệu được cập nhật liên tục, nhà đầu tư hoàn toàn có thể xem được biến động giá của cổ phiếu mà không trả bất kỳ phí nào tuy nhiên các chỉ báo chuyên sâu và đặc biệt giúp sức cho quá trình mua/bán thì cần phải trả phí dịch vụ.

Phân tích kỹ thuật chứng khoán - Giao diện TradingView (1)
Giao diện TradingView (1)
Phân tích kỹ thuật chứng khoán là gì - Giao diện TradingView (2)
Giao diện TradingView (2)

Fintrade flatform

Nền tảng giao dịch hiện đại cập nhật đầy đủ những diễn biến trong phiên của thị trường, tập hợp tất cả các dữ liệu được thống kê một cách đầy đủ nhất trên thị trường như top cổ phiếu vượt đỉnh/thủng đáy, top cổ phiếu được nước ngoài mua nhiều nhất, top tăng giá/giảm giá… các thanh tính năng đa dạng và tùy biến các tab hiển thị rất dễ dàng sử dụng.

Ngoài ra, nhà đầu tư có thể so sánh tương quan cổ phiếu này với các cổ phiếu khác. Các số liệu, chỉ số tài chính, báo cáo kết quả hoạt động, các thông tin liên quan đến doanh nghiệp cũng được cập nhất rất chi tiết và cụ thể. Cập nhật rất đầy đủ hỗ trợ các báo cáo, khuyến nghị, nhân định về cổ phiếu của các công ty chứng khoán hỗ trợ rất nhiều cho nhà đầu tư trong việc đưa ra quyết định giao dịch.

Phân tích kỹ thuật - Giao diện Fintrade (1)
Giao diện Fintrade (1)
Phân tích kỹ thuật là gì - Giao diện Fintrade (2)
Giao diện Fintrade (2)

Các tiêu chí lựa chọn phần mềm phân tích kỹ thuật

Tính năng phân tích: Đánh giá các tính năng phân tích, số lượng chỉ báo, và khả năng tùy biến của phần mềm phù hợp với chiến lược giao dịch của nhà đầu tư.

Giao diện và trải nghiệm người dùng: Phần mềm phải có giao diện thân thiện, dễ sử dụng và trực quan. Nhà đầu tư dễ dàng sử dụng tại bất cứ đâu (nên ưu tiên nền tảng có web và app).

Phần mềm phải có thông tin phải đầy đủ và chính xác.

Chi phí và mô hình giá: Đánh giá chi phí sử dụng phần mềm và mô hình giá (miễn phí, trả phí theo tháng/năm). 

Lợi ích và hạn chế của việc sử dụng phần mềm phân tích kỹ thuật

Lợi ích

Rất có ích cho nhà đầu tư giao dịch theo phương pháp trading lướt sóng. Nhà đầu tư mới tham gia trên thị trường có thể tiếp cận phân tích kỹ thuật một cách dễ dàng, không cần hiểu biết quá nhiều kiến thức tài chính mà chỉ cần làm quen với sự vận động của giá và khối lượng là có thể bám vào các chỉ báo để xác định thời điểm mua vào và bán ra của cổ phiếu.

>> Xem thêm: 4 chỉ báo cơ bản trong phân tích kỹ thuật

Hạn chế

Nhà đầu tư nên biết rằng tất cả kĩ thuật được tính toán dựa trên dữ liệu lịch sử và làm chỉ báo cho tương lai và chắc chắn sẽ không có cảm xúc nhưng mọi diễn biến trên thị trường phần lớn là tâm lý và cảm xúc chi phối. Nên đôi lúc với các chỉ báo quá đơn giản dễ dàng bị chi phối bởi các đội lớn và dễ dàng điều tiết giá, nhà đầu tư nên lưu ý chỉ chọn những chỉ báo chất lượng để quan sát. 

Với quá nhiều chỉ báo trên thị trường, đôi lúc khiến nhà đầu tư rối trong cách vận dụng. Lời khuyên chỉ nên quan sát và theo dõi vài chỉ báo hợp với phong cách giao dịch của mình, không nên sử dụng quá nhiều chỉ báo cũng một lúc sẽ không rút ra được điều gì cả. Và hơn hết cần vận dụng linh động giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật để mang lại hiệu quả giao dịch tốt nhất. 

Phần lớn các phần mềm đều có dịch vụ trả phí tương đối cao. 

Kết luận

Để vận dụng thành công phân tích kỹ thuật tại thị trường chứng khoán Việt Nam, nhà đầu tư nên loại bỏ tâm lý cảm xúc trong giao dịch, thực hiện đúng nguyên tắc và thật kỷ luật trong phạm vi chỉ báo đó.

Với phân tích kỹ thuật giá và khối lượng là yếu tố tiên quyết làm cơ sở cho các chỉ báo. Nên quá trình quan sát giá và theo dõi biến động của từng mã cổ phiếu cũng sẽ giúp nhà đầu tư tự rút ra được chỉ báo cho riêng mình. Mong rằng ở bài viết này sẽ cung cấp các thông tin bổ ích về phần mềm phân tích kỹ thuật.

Ngoài ra, để cập nhật tin tức thị trường chứng khoán và các nhận định đầu tư từ chuyên gia, nhà đầu tư có thể mở tài khoản HSC và tham gia các room tư vấn mỗi ngày của HSC. 

Xem thêm các bài viết cùng chuyên mục:

Phần 1: Giới thiệu về Công cụ hỗ trợ đầu tư chứng khoán
Phần 3: Các web chứng khoán, tài chính uy tín dành cho nhà đầu tư
Phần 4: Các công cụ quản lý danh mục đầu tư hiệu quả

Phạm Minh Hậu
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

giao dịch theo cảm tính

Giao dịch theo cảm tính: Đâu là lối thoát?

Người bạn đồng hành của đầu tư chứng khoán theo hệ tâm linh chính là đầu tư cảm tính. Họ dễ dàng bị cảm xúc chi phối trong quá trình ra...

Fomo là gì

FOMO là gì? 5 Cách đánh bại bẫy FOMO trong chứng khoán

Là một nhà đầu tư chứng khoán, chắc hẳn đã có lúc bạn rơi vào hiệu ứng tâm lý FOMO mà không hề hay biết. Vậy FOMO là gì? FOMO...

Quản trị rủi ro không quá 10%

Chinh phục thị trường: Quản trị rủi ro không quá 10% (Phần 4)

Quản trị rủi ro 10% không đơn thuần chỉ là cắt lỗ, phương pháp này như một khoản bảo hiểm vốn đầu tư của bạn, đồng thời từ mức lỗ...