Các hệ số tài chính quan trọng cần nắm rõ khi phân tích doanh nghiệp

Ngày đăng: 18/07/2024 lượt xem

Chúng ta thường nghe nói trong đầu tư nên chọn doanh nghiệp tốt, vậy như thế nào là một doanh nghiệp tốt? Việc đánh giá một doanh nghiệp sẽ dựa vào các hệ số tài chính, từ đó có thể kết luận một doanh nghiệp là tốt hay không. Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau để lựa chọn một doanh nghiệp tốt. 

Các hệ số tài chính là gì?

Các hệ số tài chính của một doanh nghiệp là những chỉ số được tính toán từ dữ liệu trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, các hệ số này thường được so sánh với những giai đoạn cùng kỳ trong quá khứ để đánh giá hiệu quả trong quá trình kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp.

Các hệ số tài chính là công cụ không thể thiếu của các nhà quản trị, các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng,… giúp phân tích và đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời và tiềm năng của doanh nghiệp.

Để làm rõ và dễ hiểu về các chỉ số tài chính, trong phần này sẽ sử dụng số liệu từ báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 đã kiểm toán của Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán: HPG) để làm mẫu, xem số liệu báo cáo tại đây:

Hệ số khả năng thanh toán (Liquidity Ratios)

Hệ số thanh toán hiện hành (Current Ratio)

Định nghĩa: Là tỷ số cho biết tài sản mà doanh nghiệp có thể chuyển đổi thành tiền mặt để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn (dưới 1 năm).

CT Tỉ số thanh toán hiện hành

Ý nghĩa và ứng dụng trong phân tích: Tỷ số này lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp có đủ nguồn lực để thanh toán các khoản nợ trong ngắn hạn, ngược lại nếu nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh toán.

Ví dụ: Chỉ số thanh toán hiện hành của HPG = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn = 1.15 lần. Cho thấy HPG có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ trong ngắn hạn. 

các hệ số tài chính
Nguồn: Tập đoàn Hòa Phát, Báo cáo thường niên 2023, Bảng cân đối kế toán hợp nhất 2023
hệ số tài chính
Nguồn: Tập đoàn Hòa Phát, Báo cáo thường niên 2023, Bảng cân đối kế toán hợp nhất 2023

Hệ số thanh toán nhanh (Quick Ratio)

Định nghĩa: Là tỷ số cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn từ các nguồn tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao. 

CT tỷ số thanh toán nhanh

Ý nghĩa và ứng dụng trong phân tích: Hệ số thanh toán nhanh cho biết lượng tiền và các nguồn lực tài chính sẵn có để thanh toán được bao nhiêu trong khoản nợ đến hạn trong thời gian ngắn hạn, từ đó doanh nghiệp có kế hoạch thu xếp các nguồn lực khác để thanh toán.

Ví dụ: Chỉ số thanh toán nhanh của HPG = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn = 0.67 lần. Lượng tiền và tương đương tiền của HPG đang có thể thanh toán 67% nợ ngắn hạn, doanh nghiệp cần thu xếp thêm 23% để thanh toán đủ nợ đến hạn.

Hệ số hiệu quả hoạt động (Efficiency Ratios)

Vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover)

Định nghĩa: Là chỉ số dùng để biểu thị số lần tồn đọng của hàng tồn kho trong năm, hay nói cách khác là trong một năm hàng tồn kho được xuất đi bao nhiêu lần. Chỉ số này càng cao doanh nghiệp bán hàng càng hiệu quả.

CT Vòng quay hàng tồn kho

Ví dụ: Vòng quay hàng tồn kho của HPG = Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân = 3.07 lần. Trong năm hàng tồn kho của HPG xuất kho hơn 3 lần.

các hệ số tài chính
Nguồn: Tập đoàn Hòa Phát, Báo cáo thường niên 2023, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất 2023
hệ số tài chính
Nguồn: Tập đoàn Hòa Phát, Báo cáo thường niên 2023, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất 2023

Vòng quay khoản phải thu (Receivables Turnover)

Định nghĩa: Là chỉ số dùng để biểu thị số lần khoản phải thu được được doanh nghiệp thu được từ khách hàng trong năm. Chỉ số này càng cao chứng tỏ nghiệp vụ thu tiền bán hàng của doanh nghiệp càng tốt.

CT vòng quay khoản phải thu

Ví dụ: Vòng quay khoản phải thu của HPG = Doanh thu thuần/Khoản phải thu bình quân = 5.9 lần. Trung bình trong năm HPG thu được công nợ từ khách hàng gần 6 lần.

Hệ số đòn bẩy tài chính (Leverage Ratios)

Hệ số nợ trên tổng tài sản (Debt to Total Assets Ratio)

Định nghĩa: Là tỷ số cho biết nợ đang chiếm bao nhiêu trong tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp.

CT Tỷ số nợ
các hệ số tài chính
Nguồn: Tập đoàn Hòa Phát, Báo cáo thường niên 2023, Bảng cân đối kế toán hợp nhất 2023
hệ số tài chính
Nguồn: Tập đoàn Hòa Phát, Báo cáo thường niên 2023, Bảng cân đối kế toán hợp nhất 2023

Ví dụ: Tỷ số nợ trên tổng tài sản của HPG = Tổng nợ/Tổng tài sản = 0.45. Tổng nợ của HPG đang chiếm 45% tổng tài sản của doanh nghiệp.

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (Debt to Equity Ratio – D/E)

Định nghĩa: Là tỷ số cho biết lượng tiền mà doanh nghiệp đã vay so với tiền mà doanh nghiệp đã huy động được (VCSH).

CT D/E

Ví dụ: D/E của HPG = Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu = 0.82. tổng nợ của HPG đang chiếm 82% vốn chủ sở hữu.

Hệ số sinh lời (Profitability Ratios)

các hệ số tài chính
Nguồn: Tập đoàn Hòa Phát, Báo cáo thường niên 2023, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất 2023

Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin)

Định nghĩa: Là chỉ số dùng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc cho thấy một đồng doanh thu có được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp. Biên lợi nhuận gộp càng cao càng tốt.

CT biên lợi nhuận gộp

Ví dụ: Biên lợi nhuận gộp của HPG = (Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần)x100% = 10.87%, một đồng doanh thu của HPG tạo ra 0.1087 đồng lợi nhuận gộp.

Tỷ suất lợi nhuận hoạt động (Operating Profit Margin)

Định nghĩa: Là thông số đo lường mức lợi nhuận mà một công ty kiếm được từ một đồng doanh thu, sau khi đã trả các chi phí sản xuất biến đổi như tiền lương, nguyên liệu và trước khi trả lãi vay và thuế. 

CT tỷ suất lợi nhuân hoạt động

Ví dụ: Tỷ suất hoạt động của HPG = (Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần)x100% = 6.55%, một đồng doanh thu của HPG tạo ra 0.0655 đồng lợi nhuận trước thuế.

Tỷ suất lợi nhuận ròng (Net Profit Margin)

Hay còn gọi là biên lợi nhuận ròng là thước đo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua tỷ lệ phần trăm lợi nhuận sau thuế trên mỗi đồng doanh thu, hay nói cách khác với mỗi đồng doanh thu công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

CT biên lợi nhuận ròng

Ví dụ: Biên lợi nhuận ròng của HPG = (Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần)x100% = 5.71%, một đồng doanh thu của HPG tạo ra 0.0571 đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity – ROE)

Là thước đo khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của doanh nghiệp. ROE càng cao cho thấy doanh nghiệp càng hiệu quả.

CT ROE

Ví dụ ROE của HPG =  (Lợi nhuận ròng/Vốn chủ sở hữu)x100% = 6.61%, một đồng vốn tạo ra 0.0661 đồng lợi nhuận ròng.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (Return on Assets – ROA)

Là thước đo khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. ROA càng cao doanh nghiệp cho thấy doanh nghiệp càng hiệu quả.

CT ROA

Ví dụ ROA của HPG = (Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản)x100% = 3.62%, một đồng tài sản tạo ra 0.0362 đồng lợi nhuận ròng.

Lưu ý: ROE, ROA cao hay thấp cũng tùy thuộc vào đặc tính của từng ngành, ví dụ như ROE của các doanh nghiệp bán lẻ 5-7% được đánh giá là khá cao trong khi đối các doanh nghiệp sản xuất mức đó được cho là không hiệu quả.

Hệ số định giá (Valuation Ratios)

Hệ số giá trên thu nhập (Price to Earnings Ratio – P/E)

Là chỉ số tài chính được dùng để đánh giá thị giá cổ phiếu so với lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS), từ đó nhà đầu tư có thể đánh giá được giá cổ phiếu đắt hay rẻ.

CT P/E

Ví dụ: ROE của HPG = P(Thị giá cổ phiếu)/E(Thu nhập trên mỗi cổ phần-EPS) = 25.7 lần (giả sử thị giá của HPG là 28.700đ/cổ phiếu, EPS là 1.117đ/cổ phiếu).

Để đánh giá cổ phiếu đắt hay rẻ dựa vào P/E phải so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành vì có thể P/E ở ngành này là cao nhưng đối với ngành khác nó có thể là bình thường và với ngành khác nó có thể được đánh giá là thấp.

Hệ số giá trên giá trị sổ sách (Price to Book Ratio – P/B)

Là chỉ số tài chính được dùng để đánh giá thị giá cổ phiếu so với giá trị sổ sách của mỗi cổ phần (BVPS), tương tự như P/E, P/B cũng được dùng để đánh giá cổ phiếu đắt hay rẻ.

CT P/B

Ví dụ: P/B của HPG = P(Thị giá cổ phiếu)/B(giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần) = 1.55 (Giả sử thị giá của HPG là 28.700đ/cổ phiếu, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần là 18.500đ/cổ phiếu).

Kết luận

Trên đây là các hệ số tài chính quan trọng cần nắm rõ khi phân tích doanh nghiệp. Là một nhà đầu tư bạn cần phải nắm rõ những chỉ số tài chính của doanh nghiệp để đầu tư hiệu quả hơn, phòng tránh rủi ro và tạo ra thu nhập bền vững.

Quốc Dil
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

6 Nguyên Tắc Vàng Của Lý Thuyết Dow

6 nguyên tắc vàng của lý thuyết Dow

Bạn đã từng nghe đến Lý thuyết Dow – Nền tảng cơ bản của phân tích kỹ thuật? Cùng Stock Insight tìm hiểu về 6 nguyên tắc cốt lõi của...

dilution, pha loãng cổ phiếu

Dilution là gì? Hệ quả của sự suy giảm cổ phiếu đối với doanh nghiệp

Khi phân tích các chỉ số tài chính để đưa ra quyết định dài hạn về việc đầu tư vào doanh nghiệp hay một mã cổ phiếu, bên cạnh những...

Rủi ro gì khi giá cơ sở và hợp đồng tương lai không hội tụ vào ngày đáo hạn

Rủi ro gì khi giá cơ sở và hợp đồng tương lai không hội tụ vào ngày đáo hạn

Trong quá trình đầu tư chứng khoán, một trong những rủi ro mà nhà đầu tư cần lưu ý là khi giá cơ sở và hợp đồng tương lai không...