Chỉ báo chứng khoán là gì? Các chỉ báo nhà đầu tư mới không nên bỏ qua

Ngày đăng: 14/07/2024 lượt xem

Các chỉ báo chứng khoán là những công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư phân tích và dự đoán xu hướng thị trường. Đặc biệt đối với những người mới bắt đầu, việc hiểu và sử dụng các chỉ báo này có thể mang lại lợi thế lớn trong việc đưa ra quyết định đầu tư. Trong bài viết này, Stock Insight sẽ cùng bạn khám phá khái niệm chỉ báo chứng khoán và giới thiệu các chỉ báo quan trọng mà nhà đầu tư mới không nên bỏ qua.

Chỉ báo chứng khoán là gì?

Các chỉ báo chứng khoán là công cụ để hỗ trợ nhà đầu tư phân tích, đo lường biến động xu hướng, sức mạnh của một loại tài sản tài chính dựa vào dữ liệu về giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ. Việc sử dụng các chỉ báo kỹ thuật giúp nhà đầu tư xây dựng được một chiến lược giao dịch hiệu quả.

Nhà đầu tư cần lưu ý, các chỉ báo kỹ thuật chứng khoán là công cụ sử dụng những dữ liệu quá khứ để phân tích và dự đoán xu hướng trong tương lai nên mọi thứ luôn có những xác suất thành công nhất định. Nhà đầu tư luôn phải có những phương án cho mọi kịch bản xảy ra, tránh sử dụng rập khuôn.

Các chỉ báo chứng khoán nhà đầu tư mới không thể bỏ qua

Đường trung bình động (SMA, EMA)

Đường trung bình động đơn giản (SMA) được tạo nên bằng cách lấy trung bình cộng các mức giá đóng cửa của giai đoạn được chọn để tính.

Đường trung bình động (SMA, EMA) là công cụ giúp nhà đầu tư xác định xu hướng. Ngoài ra còn đóng vai trò là hỗ trợ và kháng cự của đường giá.

các chỉ báo chứng khoán
Đường EMA đóng vai trò hỗ trợ, kháng cự

Ngoài đường trung bình động đơn giản (SMA) được đa số nhà đầu tư ưa chuộng thì đường trung bình trượt (EMA) cũng là một chỉ báo có độ nhạy tương đối cao đối với đường giá, nhà đầu tư ưa thích lướt sóng ngắn có thể tham khảo qua.

Chỉ báo MACD

Là một chỉ báo động lượng được rất nhiều nhà đầu tư ưa chuộng trong các chỉ báo chứng khoán vì vừa có thể dự đoán xu hướng và đo lường sức mạnh xu hướng.

Có 4 thành phần chính tạo nên chỉ báo MACD:

  • Đường MACD là hiệu số của đường EMA (12) – EMA (26)
  • Đường Signal chính là đường EMA (9) của đường MACD
  • Biểu đồ histogram thể hiện khoảng cách và vị trí lẫn nhau giữa đường MACD và đường Signal.
  • Đường 0 là mốc đo lường giúp đường MACD thể hiện xu hướng của thị trường.

Các bước sử dụng đường MACD theo thứ tự ưu tiên như sau: 

Bước 1. Khi sử dụng chỉ báo MACD nhà đầu tư cần ưu tiên xem vị trí của đường MACD so với đường 0

Bước 2. Sau đó,xét đến tương quan giữa đường MACD và đường Signal

Khi đường MACD > 0: đường giá trong vùng tăng.

  • Đường MACD > đường Signal, đường giá trong xu hướng tăng.
  • Đường MACD < đường Signal, đường giá tích luỹ trong xu hướng tăng.

Khi đường MACD < 0: đường giá trong vùng giảm.

  • Đường MACD < đường Signal, đường giá trong xu hướng giảm.
  • Đường MACD > đường Signal, đường giá tích luỹ trong xu hướng giảm.

Bước 3. Cuối cùng là xem xét đến cột Histogram để đo lường mức độ mạnh trong từng trường hợp xu hướng của đường giá.

các chỉ báo quan trọng trong chứng khoán
Mối liên hệ giữa đường giá và chỉ báo MACD

Chỉ báo Bollinger band

Là một chỉ báo đo lường biến động trong các chỉ báo chứng khoán của đường giá trong phân tích kỹ thuật.

Cấu tạo nên chỉ báo Bollinger gồm đường giữa SMA (20) và dải trên, dải dưới với dao động ± 2 độ lệch chuẩn của đường giữa.

Bollinger band cũng đóng vai trò là hỗ trợ kháng cự của đường giá. Trong xu hướng ít biến động thì đường giá sẽ có xu hướng điều chỉnh trở lại khi vượt dải trên hoặc phục hồi khi thủng dải dưới.

Khi thị trường không có nhiều biến động, xu hướng tích lũy đi ngang thì dải Bollinger sẽ thu hẹp. Khi thị trường xu hướng rõ ràng, biến động mạnh thì dải Bollinger sẽ mở rộng tương ứng.

các chỉ báo kỹ thuật
Chỉ báo Bollinger band trong từng xu hướng

Chỉ báo RSI

Là một chỉ báo quan trọng trong các chỉ báo chứng khoán được sử dụng trong việc đo lường sức mạnh xu hướng của đường giá trong phân tích kỹ thuật.

Cấu tạo nên bộ chỉ báo RSI bao gồm : đường RSI 14 được sử dụng phổ biến. Ngưỡng trên 70 được gọi là vùng quá mua và ngưỡng dưới 30 gọi là vùng quá bán.

Phương pháp phân tích xu hướng dựa vào chỉ báo RSI

  • Trong xu hướng đi ngang thì khi đường RSI đạt trên 70, đường giá sẽ có xu hướng điều chỉnh giảm. Khi đường RSI dưới 30, đường giá sẽ phục hồi tăng.
  • Trong xu hướng mạnh. Đường RSI sẽ có xu hướng liên tục duy trì trên 70, đường giá sẽ hình thành xu hướng tăng mạnh. Khi đường RSI liên tục dưới ngưỡng 30, đường giá sẽ tạo thành xu hướng giảm mạnh.
cách phân tích kỹ thuật chứng khoán
Mối liên hệ chỉ báo RSI và đường giá trong xu hướng biên ngang

Kết luận

Việc nắm vững các chỉ báo chứng khoán là một yếu tố then chốt giúp nhà đầu tư mới tự tin và hiệu quả hơn trong các quyết định giao dịch. Các chỉ báo như RSI, MACD, MA và Bollinger Bands không chỉ cung cấp cái nhìn sâu sắc về xu hướng thị trường mà còn giúp xác định thời điểm mua bán hợp lý.

Đừng quên theo dõi và học hỏi từ các tài liệu và bài viết tại Stock Insight để không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng đầu tư của mình. Hãy bắt đầu hành trình đầu tư của bạn với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thông tin chính xác để đạt được thành công bền vững!

Thiên Phú
Wealth Manager

Bài viết cùng chuyên mục

Capex

Capex là gì? Cách tính và ứng dụng Capex trong đầu tư tài chính

Trong quá trình quản lý tài chính và phát triển doanh nghiệp, Capex (viết tắt của “capital expenditures”) là một thuật ngữ quan trọng mà các doanh nhân và nhà...

GAP là gì? Cách giao dịch với khoảng trống giá GAP

GAP là gì? Tận dụng khoản trống GAP trong chứng khoán

GAP là gì? GAP (khoảng trống giá) là một hiện tượng xảy ra sau khi mở cửa phiên giao dịch, giá cổ phiếu không nối tiếp với bước giá của...

Sàn HNX trong tiếng Anh là Hanoi Stock Exchange

Sàn HNX là gì? Tìm hiểu Quy định giao dịch trên sàn HNX 2023

Sàn HNX là gì? Sàn HNX (Hà Nội Stock Exchange), viết tắt của “Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội”, là một trong hai sàn giao dịch chứng khoán lớn...