Tính thanh khoản của cổ phiếu là gì?
Tính thanh khoản là một khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực tài chính và chứng khoán. Tính thanh khoản là gì? Tính thanh khoản của chứng khoán có ý nghĩa gì đối với nhà đầu tư? Bài viết dưới đây của Stock Insight sẽ cùng nhà đầu tư giải đáp những thắc mắc trên.
Mục Lục
Tính thanh khoản của cổ phiếu là gì?
Tính thanh khoản của cổ phiếu là khả năng dễ dàng mua bán, giao dịch với giá ổn định trong thời gian ngắn hạn. Thanh khoản càng cao thì thị trường càng có nhiều người mua bán và các giao dịch được thực hiện một cách nhanh chóng.
Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư mua và bán cổ phiếu mà không gặp khó khăn và không ảnh hưởng đáng kể đến giá cả.
Thanh khoản còn có thể được đo lường thông qua các chỉ số như khối lượng giao dịch (tổng giá trị giao dịch trong một khoảng thời gian), số lượng cổ phiếu được giao dịch (tổng số cổ phiếu được mua bán), độ sâu thị trường (khoảng cách giữa mức giá mua và bán gần nhất), và quy mô tham gia (số lượng nhà đầu tư tham gia vào thị trường).
Thanh khoản là một yếu tố quan trọng trong đánh giá tính hấp dẫn và rủi ro của một tài sản hoặc một thị trường tài chính. Thanh khoản tốt giúp tăng sự minh bạch, tính công bằng và sự tin tưởng của các nhà đầu tư trong thị trường.
Xếp hạng cổ phiếu theo tính thanh khoản
Thông thường để xác định tính thanh khoản của cổ phiếu cũng như xếp hạng cổ phiếu theo tính thanh khoản các nhà đầu tư sẽ dựa vào tổng khối lượng của cổ phiếu trong bảng giá chứng khoán
Khối lượng cổ phiếu giao dịch trong phiên càng nhiều, chứng tỏ sức mua/bán cổ phiếu đó đang tăng, thị trường trở nên nhộn nhịp, tính thanh khoản cổ phiếu đó càng cao. Tính thanh khoản càng cao thường an toàn và giảm thiểu rủi ro khi đầu tư hơn là cổ phiếu có tính thanh khoản thấp.
Cách xác định tính thanh khoản cho nhà đầu tư mới
Khi nói đến cổ phiếu, hai yếu tố quan trọng nhất thường ảnh hưởng đến tính thanh khoản là giá và khối lượng giao dịch. Để theo dõi khối lượng cổ phiếu đang giao dịch trên các sàn chứng khoán, nhà đầu tư truy cập vào https://priceonline.hsc.com.vn/ nhé!
- Khi cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn, chứng tỏ nhu cầu mua bán cao, dẫn đến tính thanh khoản cao. Một cổ phiếu được xem là có tính thanh khoản tốt khi khối lượng giao dịch khớp lệnh vượt quá 100.000 cổ phiếu mỗi phiên.
- Nếu giá người mua đưa ra và giá người bán đồng ý bán chênh lệch ít thì chứng tỏ có nhiều người mua quan tâm và sẵn sàng bỏ tiền ra mua cổ phiếu đó. Điều này thể hiện tính thanh khoản của cổ phiếu này cao.
- Ngoài 2 cách trên, nhà đầu tư cũng có thể áp dụng cách để xác định tính thanh khoản cổ phiếu qua vòng quay cổ phiếu. Vòng quay cổ phiếu được tính bằng tổng số cổ phiếu giao dịch chia cho số lượng cổ phiếu lưu hành trung bình. Khi vòng quay cổ phiếu tăng, đồng nghĩa với việc tính thanh khoản của cổ phiếu công ty càng cao.
Yếu tố chính tác động đến thanh khoản của cổ phiếu
Những yếu tố gây ảnh hưởng đến tính thanh khoản là gì? Bạn hãy cùng Stock Insight tham khảo nội dung tiếp theo dưới đây:
Chính sách kinh tế của nhà nước
Các quyết định và biện pháp kinh tế của chính phủ có thể ảnh hưởng đến hoạt động và tình hình kinh doanh của các công ty, và từ đó, tác động đến thanh khoản của cổ phiếu của họ. Dưới đây là một số cách mà chính sách kinh tế của nhà nước có thể ảnh hưởng đến thanh khoản của cổ phiếu:
- Chính sách tiền tệ: Chính phủ có thể điều chỉnh lãi suất, tỷ giá tiền tệ và chính sách tín dụng để kiểm soát nguồn cung tiền và tín dụng trong nền kinh tế. Những biến động này có thể ảnh hưởng đến sự quyết định mua bán cổ phiếu của các nhà đầu tư, và do đó tác động đến thanh khoản của cổ phiếu.
- Chính sách thuế và pháp lý: Chính sách thuế và pháp lý có thể tác động đến lợi nhuận và hoạt động kinh doanh của các công ty. Nếu chính phủ thực hiện các biện pháp thuế hoặc quy định pháp lý thân thiện với doanh nghiệp, điều này có thể làm tăng sự quan tâm của các nhà đầu tư và đồng thời tăng cường thanh khoản của cổ phiếu.
- Chính sách hỗ trợ tài chính: Chính phủ có thể thực hiện các chính sách hỗ trợ tài chính như ưu đãi vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn và đầu tư. Những biện pháp này có thể thúc đẩy hoạt động mua bán cổ phiếu và tăng cường thanh khoản của thị trường.
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả và có kết quả tích cực, điều này thường tạo niềm tin và sự quan tâm từ phía nhà đầu tư. Các chỉ số tài chính như doanh thu, lợi nhuận, tăng trưởng, tỷ suất sinh lời và lợi nhuận cổ phiếu đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành đánh giá về tiềm năng và giá trị của doanh nghiệp.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh và có kết quả không tốt, sự quan tâm của nhà đầu tư có thể giảm và cổ phiếu có thể trở nên khó mua bán. Điều này có thể dẫn đến sự giảm sút trong thanh khoản của cổ phiếu.
Tâm lý của các nhà đầu tư
Tâm lý Fomo ảnh hưởng rất nhiều đến tính thanh khoản của thị trường. Đó là khi thị trường có khởi sắc hoặc có tin tức tốt nói về công ty nào đó, các nhà đầu tư vội tranh nhau mua cổ phiếu. Lúc này tính thanh khoản của cổ phiếu cao.
Ngoài những yếu tố kể trên còn có các quy định đối với hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài. Theo quy định của Ủy ban Chứng khoán Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được mua 30% cổ phiếu do các ngân hàng thương mại phát hành và 49% cổ phiếu do các công ty niêm yết thuộc ngành nghề khác phát hành.
Những ảnh hưởng của quy định này đối với tính thanh khoản là gì? Đó là nó sẽ hạn chế phần nào quyền giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài. Nhờ vậy, khối lượng giao dịch của nhà đầu tư cũng bị hạn chế. Qua đó, hạn chế phần nào lượng cầu mua cổ phiếu và ảnh hưởng gián tiếp đến tính thanh khoản cổ phiếu.
Lưu ý nhà đầu tư cần biết về tính thanh khoản
Trong đầu tư chứng khoán, những lưu ý về tính thanh khoản là gì?
Thông tin doanh nghiệp và cổ phiếu
Khi đánh giá để lựa chọn cổ phiếu, nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ các thông tin liên quan đến nội bộ doanh nghiệp. Qua đó, nhà đầu tư sẽ sớm nhận thấy tiềm năng phát triển lâu dài hoặc rủi ro của công ty đó. Nếu công ty có tiềm năng phát triển lâu dài và ổn định thì tính thanh khoản của cổ phiếu sẽ được đảm bảo.
Biến động ngành và thị trường
Thị trường luôn biến động theo một chu kỳ nhất định. Có những giai đoạn mạnh và cũng có những giai đoạn suy thoái. Khi đầu tư chứng khoán nhà đầu tư cần theo dõi và đánh giá diễn biến của thị trường, để từ đó xem xét ảnh hưởng của nó đến tính thanh khoản là gì. Nhờ vậy mà lựa chọn được thời điểm đầu tư phù hợp.
Danh mục đầu tư
Trong đầu tư, lợi nhuận lớn luôn đi kèm với rủi ro cao. Để tận dụng tối đa cơ hội nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ mức độ an toàn, nhà đầu tư cần phải bổ sung hợp lý danh mục đầu tư. Đây cũng được xem như cách phân tán rủi ro. Danh mục đầu tư có thể bao gồm cổ phiếu ổn định, cổ phiếu tăng trưởng và cổ phiếu rủi ro. Những danh mục này được phân chia tỷ trọng vốn khác nhau tùy thuộc vào “khẩu vị” của nhà đầu tư.
Tình trạng mất thanh khoản là gì?
Đây là trường hợp cực đoan nhất trong xu hướng giảm của cổ phiếu, khi giá liên tiếp giảm sàn với lượng dư bán giá sàn lớn và gần như không có khối lượng mua vào trong phiên. Tình huống này còn đặc biệt nguy hiểm và là rủi ro lớn nhất khi nhà đầu tư sử dụng giao dịch ký quỹ.
Sau đây là một vài ví dụ của tình trạng mất rơi mất thanh khoản của cổ phiếu:
JVC (Công ty cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật): Ngày 23/06/2015 nguyên chủ tịch HĐQT của công ty cổ phần thiết bị Y tế Việt Nhật bị bắt tạm giam để làm rõ một số sai phạm cá nhân, cổ phiếu JVC liên tiếp giảm sàn và mất 2/3 giá trị chỉ trong vòng một tháng
TTF (Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành): Ngày 19/07/2016 công ty con của Vingroup là Tân Liên Phát tạm dừng việc chuyển đổi khoản vay trị giá 1.200 tỷ tại Gỗ Trường Thành sau khi phát hiện ra sai phạm nghiêm trọng về số liệu hàng tồn kho của doanh nghiệp này. Cổ phiếu TTF theo đó mất hơn 80% giá trị trong vòng một tháng:
Để PHÒNG và TRÁNH rủi ro mất thanh khoản khi giao dịch ký quỹ
Khi cổ phiếu giảm sàn liên tục, các lệnh bán bắt buộc (forced sell) của các tài khoản ký quỹ sẽ không thể thực hiện. Kéo theo đó là tình trạng giải chấp hàng loạt thực hiện bởi các công ty chứng khoán ở bất cứ pha hồi phục nào, cùng với đó là sự thiệt hại nặng nề hoặc thậm chí là mất trắng tài khoản của các nhà đầu tư.
Cách hiệu quả nhất để TRÁNH tình trạng “mắc kẹt” này đầu tiên phải nhắc đến là không tham gia mua ký quỹ ở các cổ phiếu giảm sàn liên tục (hay còn lại là không bắt dao rơi trong phân tích kỹ thuật)
Một ví dụ về TTF khi các pha hồi phục đều không bền vững bởi lực bán giải chấp của các CTCK, nhà đầu tư bắt đáy sử dụng tiền ký quỹ sẽ tiếp tục lâm vào tình trạng mất thanh khoản.
Cách hiệu quả nhất để PHÒNG tình trạng “mắc kẹt” này là phân tích kỹ các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp trước khi tham gia mua ký quỹ. Tránh việc đầu tư theo tin đồn, tin vào các “game”, “lái” trên thị trường. Nhà đầu tư cá nhân có thể tham khảo các tài liệu sau về doanh nghiệp để có được góc nhìn khách quan nhất:
– Báo cáo tài chính định kỳ
– Báo cáo phân tích và định giá của các công ty chứng khoán
Qua bài viết trên, Stock Insight đã cùng nhà đầu tư tìm hiểu tính thanh khoản là gì và những đặc điểm, yếu tố và lưu ý về tính thanh khoản. Nếu nhà đầu tư đang muốn bắt đầu tham gia đầu tư chứng khoán nhưng không biết bắt đầu từ đâu và còn “non yếu” về kiến thức thì hãy liên hệ ngay qua fanpage Chứng khoán HSC để được tư vấn.