Vòng quay hàng tồn kho trong doanh nghiệp bao nhiêu là tốt?
Mục Lục
Vòng quay hàng tồn kho là gì?
Vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover) là một tỷ lệ tài chính cho thấy công ty đã quay vòng bao nhiêu lần hàng tồn kho của mình so với chi phí hàng hóa bán ra (COGS) trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó, công ty có thể chia số ngày trong khoảng thời gian đó, thường là một năm tài chính, cho tỷ lệ vòng quay hàng tồn để tính toán thời gian bán hàng trung bình.
Chỉ số này có thể giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn về giá cả, sản xuất, tiếp thị và mua hàng. Đây là một trong các tỷ lệ hiệu quả đo lường khả năng sử dụng tài sản của công ty một cách hiệu quả.
Ý nghĩa của vòng quay hàng tồn kho
Về ý nghĩa, vòng quay hàng tồn là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu suất kinh doanh của một công ty. Các nhà bán lẻ có khả năng bán hàng nhanh hơn thường sẽ vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Chẳng hạn, các công ty thời trang nhanh như H&M và Zara là ví dụ điển hình cho việc hạn chế số lượng sản phẩm và nhanh chóng thay thế hàng hóa bị hết hàng bằng các mặt hàng mới. Các nhãn hàng này nhận thức được rằng:
- Một mặt hàng tồn kho càng lâu thì chi phí để giữ hàng càng cao và khả năng khách hàng quay lại mua hàng sẽ giảm.
- Không những thế, hàng tồn kho quá lâu dẫn để chi phí cơ hội từ việc nhập hàng mới sẽ bán được nhiều hàng hơn và tạo doanh thu cho công ty nhanh hơn.
- Việc tỷ lệ vòng quay hàng tồn giảm dần cho thấy nhu cầu đang giảm, dẫn đến việc doanh nghiệp giảm sản xuất.
Cách tính số vòng quay hàng tồn kho
Công thức tính vòng quay hàng tồn kho như sau:
Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho bình quân |
Ví dụ minh hoạ:
Trong năm 2022, các yếu tố bất ổn trong nền kinh tế toàn cầu đã có tác động tiêu cực đến thị trường hàng tiêu dùng tại Việt Nam, dẫn đến sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh trong hầu hết các ngành hàng trong ba tháng cuối năm 2022. Để ứng phó với tình hình này, MWG đã chủ động đưa hàng tồn kho về mức an toàn và kiểm soát vòng xoay hàng tồn kho đạt được kết quả như sau:
- Tổng giá vốn hàng bán trong năm 2022: 102.542.735.094.343 VNĐ
- Giá trị hàng tồn kho đầu năm (ngày 01/01/2022): 29.167.232.293.922 VNĐ
- Giá trị hàng tồn kho cuối năm (ngày 31/12/2022): 25.696.077.735.282 VNĐ
- Giá trị hàng tồn kho bình quân: (29.167.232.293.922 + 25.696.077.735.282)/2 = 27.431.655.014.602 VNĐ
- Số vòng quay hàng tồn kho: 102.542.735.094.343 / 27.431.655.014.602 = 3,7 lần
Trong năm 2023, MWG nỗ lực kiểm soát hàng tồn kho để giảm rủi ro giảm giá, đẩy mạnh thanh lý hàng tồn kho bán chậm ở tất cả các chuỗi, giảm nợ vay để đảm bảo sức khỏe tài chính lành mạnh, cân đối và tối ưu dòng tiền để tích cực cải thiện chi phí tài chính.
Nguồn thông tin: Investing
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến số vòng quay hàng tồn kho
Nhu cầu mua hàng
Nhu cầu mua hàng trực tiếp ảnh hưởng đến cách doanh nghiệp quản lý tồn kho. Khi nhu cầu tăng, doanh nghiệp cần duy trì đủ tồn kho để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời tối ưu hóa doanh thu và lợi nhuận.
Tuy nhiên, việc sản xuất quá nhiều hàng tồn kho mà không bán hết có thể làm tăng chi phí lưu kho và giảm vòng quay hàng tồn. Để duy trì vòng quay hàng tồn hiệu quả, doanh nghiệp cần linh hoạt điều chỉnh sản xuất và lên kế hoạch bán hàng theo nhu cầu thị trường.
Xu hướng mua hàng
Xu hướng mua hàng có thể ảnh hưởng đáng kể đến quy trình vòng quay hàng tồn của doanh nghiệp. Ví dụ, nếu một sản phẩm đang rất phổ biến và có nhu cầu mua lớn, doanh nghiệp có thể cần tăng sản xuất và nhập khẩu hàng hóa để đáp ứng sự yêu cầu cao từ khách hàng. Trong tình huống này, vòng quay hàng tồn có thể tăng lên khi doanh nghiệp nhập thêm hàng để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Ngược lại, nếu xu hướng mua hàng thay đổi và khách hàng chuyển sang mua các sản phẩm khác hoặc không còn quan tâm đến sản phẩm của doanh nghiệp, vòng quay hàng tồn có thể giảm xuống. Trong tình huống này, doanh nghiệp có thể cần giảm sản xuất hoặc xử lý hàng tồn kho hiệu quả để tránh gánh nặng tài chính và không tiếp tục quảng bá cho sản phẩm không được ưa chuộng.
Chiến lược bán hàng
Chiến lược bán hàng của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến vòng quay hàng tồn kho, tác động trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm của khách hàng. Một chiến lược bán hàng hiệu quả có thể mang lại doanh số bán hàng tốt hơn, giảm thiểu tồn kho và tăng tốc độ vòng quay hàng tồn.
Ví dụ, khi một công ty áp dụng chiến lược giảm giá hàng tồn kho để kích thích tiêu thụ, điều này có thể dẫn đến tăng vòng quay hàng tồn và giảm lượng tồn kho. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng áp dụng chiến lược giảm giá quá thường xuyên hoặc quá sớm có thể làm giảm giá trị của sản phẩm và đặt doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn đối với việc đạt được lợi nhuận mong đợi.
Một chiến lược bán hàng khác là tăng cường quảng cáo và tiếp thị sản phẩm để tạo ra nhu cầu mua hàng lớn và kích thích vòng quay hàng tồn. Tuy nhiên, nếu công ty không đáp ứng kịp thời nhu cầu mua hàng tăng lên, vòng quay hàng tồn có thể giảm và doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro tồn kho lớn.
Vì vậy, chiến lược bán hàng cần được xem xét và điều chỉnh liên tục để đảm bảo sự cân bằng hợp lý giữa cung và cầu.
Hạn chế
Vòng quay hàng tồn kho trong doanh nghiệp bao nhiêu là tốt?
Vòng quay hàng tồn kho đo lường tần suất công ty thay thế hàng tồn kho so với chi phí bán hàng. Thông thường, tỷ lệ càng cao thì càng tốt.
- Tỷ lệ vòng quay hàng tồn thấp có thể là dấu hiệu của doanh số bán hàng yếu hoặc hàng tồn kho quá nhiều, còn được gọi là tồn kho dư thừa. Điều này có thể cho thấy vấn đề về chiến lược trưng bày hàng hóa của chuỗi bán lẻ hoặc nỗ lực tiếp thị không đủ.
- Một tỷ lệ vòng quay hàng tồn cao, ngược lại, cho thấy doanh số bán hàng mạnh. Tuy nhiên, đó cũng có thể là kết quả của việc hàng tồn kho không đủ. Trong số các vấn đề này, đảm bảo công ty có đủ hàng tồn kho để hỗ trợ doanh số bán hàng mạnh là một vấn đề tốt hơn so với cần giảm tồn kho vì doanh thu giảm.
Cách tối ưu vòng quay hàng tồn kho
Để tối ưu hóa vòng quay hàng tồn kho, doanh nghiệp có thể thực hiện một số chiến lược như sau:
- Quản lý định mức tồn kho: Xác định mức tồn kho tối thiểu và tối đa để giảm chi phí lưu trữ, hạn chế rủi ro hư hỏng hoặc lỗi thời của sản phẩm, và đảm bảo cung ứng đủ hàng cho nhu cầu khách hàng.
- Điều chỉnh chiến lược giá cả: Áp dụng chiến lược giá để thúc đẩy lợi nhuận, có thể là tăng giá để tăng lợi nhuận và giảm động lực mua, hoặc giảm giá để thu hút khách hàng mua nhanh hơn và đẩy nhanh vòng quay hàng tồn.
- Cải thiện chiến lược marketing: Tăng cường chiến lược marketing để tăng doanh số bán hàng và đẩy nhanh vòng quay hàng tồn. Điều này có thể bao gồm tăng chi tiết quảng cáo, tối ưu hóa chiến lược quảng cáo trên mạng xã hội, và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ khách hàng.
- Nâng cao hiệu quả quản lý: Sử dụng công nghệ để tăng cường hiệu quả quản lý tồn kho, bao gồm việc sử dụng phần mềm quản lý kho, hệ thống quản lý định mức tồn kho, và tối ưu hóa quy trình nhập xuất kho.
Lời kết
Việc kiểm soát hiệu quả vòng quay hàng tồn kho có thể giúp doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cho khách hàng đúng lúc và giúp tăng độ tin cậy của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp, qua đó giúp tăng giá trị chứng khoán. Trong khi đó, nếu quản lý hàng tồn kho không hiệu quả, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình, dẫn đến giá cổ phiếu giảm.
Vì vậy, việc quản lý hàng tồn kho và đầu tư chứng khoán cần được thực hiện một cách cẩn thận và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hàng tồn kho và chứng khoán không chỉ phụ thuộc vào một yếu tố duy nhất mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tình hình kinh tế, đầu tư công nghệ, chính sách tài chính,….Do đó, việc tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng về quan hệ này là rất cần thiết để đưa ra quyết định đầu tư và quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả.