Vốn hóa là gì? Cách phân loại doanh nghiệp theo vốn hóa thị trường

Ngày đăng: 02/03/2023 lượt xem

Vốn hóa là gì? 

Vốn hóa (Capitalization) là một đánh giá định lượng về cấu trúc vốn của một công ty. Vốn hoá ở đây có thể đề cập đến chi phí giá trị sổ sách của vốn, là tổng nợ dài hạn, cổ phiếu và thu nhập giữ lại của một công ty. Những người chủ của công ty đều nắm giữ một phần vốn chủ sở hữu. Đối với công ty chỉ có duy nhất một loại cổ phiếu và được gọi là công ty vốn hoá đơn. Đối với công ty có nhiều loại cổ phiếu được gọi là công ty vốn hoá cơ cấu hay công ty vốn hoá phân biệt.

Trong kế toán, vốn hoá ghi nhận chi phí tiền mặt là một tài sản trên bảng cân đối kế toán, thay vì chi phí trên báo cáo thu nhập. Chi phí tài sản cố định như máy tính, ô tô, cao ốc văn phòng được ghi nhận trên sổ cái là nguyên giá của tài sản và không được tính toàn bộ chi phí so với thu nhập trong kỳ kế toán hiện hành. 

Khái niệm vốn hoá là gì?
Khái niệm vốn hoá là gì?

Các loại vốn hóa

Có 2 loại vốn hóa chính bao gồm vốn hoá trong ngành kế toán và vốn hoá trong ngành tài chính. Cụ thể như sau:

Vốn hóa trong ngành kế toán 

Trong kế toán, vốn hóa là việc ghi nhận các khoản chi phí dưới dạng tài sản trên bảng cân đối kế toán chứ không phải là chi phí trên báo cáo thu nhập. Một doanh nghiệp có thể ghi lại giá mua của một tài sản, cũng như chi phí mua lại tài sản, chẳng hạn như vận chuyển và thiết lập dưới dạng tài sản trên bảng cân đối kế toán.

Vốn hóa trong kế toán cũng đề cập đến việc chuyển một khoản thuê hoạt động ngoài bảng cân đối sang bảng cân đối kế toán và ghi nhận nó là một khoản cho thuê vốn. Để làm điều này, các nhân viên kế toán sẽ tính giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê hoạt động trong tương lai và ghi lại số tiền trên bảng cân đối kế toán dưới dạng tài sản nợ tương ứng.

Vốn hóa trong ngành tài chính

Một khía cạnh khác của vốn hóa là đề cập đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Vốn hóa có thể đề cập đến giá trị sổ sách bao gồm tổng khoản nợ dài hạn, cổ phiếu và thu nhập giữ lại của một công ty. Trong quá trình phân tích doanh nghiệp, bên cạnh giá trị số sách, nhà đầu tư có thể xem xét thêm giá trị thị trường của doanh nghiệp.

Giá trị thị trường của vốn phụ thuộc vào giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp. Giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp được tính bằng cách nhân giá cổ phiếu của công ty với số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. Các công ty có vốn hóa thị trường cao được gọi là vốn hóa lớn. 

Một doanh nghiệp sẽ có giai đoạn bị thừa hoặc thiếu vốn. Thiếu vốn xảy ra khi doanh thu của doanh nghiệp không đủ để trang trải các chi phí vốn như trả cổ tức cổ đông, trả lãi cho các trái chủ. 

Vốn hóa thị trường là gì? 

Vốn hóa thị trường (Market Capitalization) là giá trị của tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Vốn hóa thị trường của doanh nghiệp được xác định bằng tổng số tiền bỏ ra để mua lại doanh nghiệp với giá thị trường tại thời điểm mua. 

Giá trị vốn hoá thị trường của cổ phiếu phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu đang lưu hành và giá thị trường của cổ phiếu. Trong đó, giá cổ phiếu chịu tác động của nhiều yếu tố như chu kỳ kinh tế, lạm phát, cung cầu, lãi suất,…

Vì vậy, giá trị vốn hoá của một doanh nghiệp có thể lên xuống theo từng thời điểm chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào giá trị thực hay hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Vốn hóa thị trường giúp nhà đầu tư phân loại cổ phiếu của từng doanh nghiệp
Vốn hóa thị trường giúp nhà đầu tư phân loại cổ phiếu của từng doanh nghiệp

Công thức tính vốn hóa thị trường

Công thức tính vốn hoá thị trường như sau: 

Vốn hóa thị trường = Giá cổ phiếu hiện tại x Tổng số cổ phiếu đang lưu hành

Ví dụ: Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Novaland (NVL) đang có khoảng 1.950.104.538 cổ phiếu đang lưu hành. Giá cổ phiếu NVL tại thời điểm ngày 20/11/2023 là 16,200. Vốn hóa thị trường của Novaland tại thời điểm này là 1.950.104.538 x 16,200 ≈ 31,5 tỷ đồng.

Dựa trên công thức tính vốn hóa thị trường, có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến giá trị vốn hoá thị trường là tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành và giá cổ phiếu. Vốn hóa thị trường phụ thuộc trực tiếp vào giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Giá trị này thay đổi từ ngày giao dịch này sang ngày khác.

Khi giá cổ phiếu tăng lên, vốn hóa thị trường tăng lên và ngược lại. Những thay đổi về số lượng cổ phiếu của doanh nghiệp đang được lưu hành cũng ảnh hưởng đến giá trị vốn hóa thị trường.

Các doanh nghiệp vẫn có thể phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn hoặc mua lại cổ phiếu. Giả sử giá cổ phiếu không đổi, việc doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu sẽ làm tăng vốn hóa thị trường của doanh nghiệp và việc mua lại sẽ làm giảm vốn hóa thị trường.

Phân loại các nhóm doanh nghiệp theo giá trị vốn hóa thị trường tại Việt Nam

Vốn hóa lớn (Large – cap)

Các doanh nghiệp có vốn hóa lớn (Large – cap) còn được gọi là cổ phiếu Bluechip thường có vốn hóa thị trường từ 10.000 tỷ đồng trở lên. Các doanh nghiệp này thường đã tồn tại lâu, có xu hướng dẫn đầu trong ngành và được nhiều người biết đến.

Dưới đây là top 10 doanh nghiệp có vốn hoá lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam tính đến ngày 31/12/2022:

  • Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) có vốn hoá 377,181.57 tỷ đồng
  • Tập đoàn VINGROUP – CTCP (VIC) có vốn hoá 222,733.84 tỷ đồng.
  • CTCP Vinhomes (VHM) có vốn hoá 214,670.32 tỷ đồng 
  • Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (GAS) có vốn hoá 203,644.28 tỷ đồng.
  • Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID) có vốn hoá 196,776.58 tỷ đồng
  • CTCP Sữa Việt Nam (VNM) có vốn hoá 163,016.52 tỷ đồng.
  • Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (CTG) có vốn hoá 134,801.30 tỷ đồng.
  • CTCP Tập đoàn Masan (MSN) có vốn hoá 133,118.27 tỷ đồng.
  • Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) có vốn hoá 124,194.27 tỷ đồng.
  • CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) có vốn hoá 118,621.63 tỷ đồng.

Vốn hóa vừa (Mid – cap)

Nhóm doanh nghiệp có vốn hóa vừa (Mid – cap) có vốn hoá từ 1.000 tỷ đồng đến 10.000 tỷ đồng. Các doanh nghiệp này thường là những doanh nghiệp đang trong giai đoạn chưa được thị trường chú ý nhiều.

Các doanh nghiệp trong nhóm này thường cố gắng gia tăng thị phần và cạnh tranh hơn thị trường nên thị giá của các doanh nghiệp này thường không cao bằng nhóm có vốn hoá lớn.

Giá cổ phiếu của các doanh nghiệp có vốn hóa vừa (Mid – cap) tỷ lệ thuận với hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay sự chú ý của thị trường đối với cổ phiếu đó. 

Doanh nghiệp có vốn hóa vừa (Mid - cap) có quy mô hoạt động vừa phải và giá cổ phiếu trên thị trường không quá cao.
Doanh nghiệp có vốn hóa vừa (Mid – cap) có quy mô hoạt động vừa phải và giá cổ phiếu trên thị trường không quá cao.

Dưới đây là top 5 doanh nghiệp có vốn hoá vừa trên thị trường chứng khoán Việt Nam tính đến ngày 18/12/2022:

  • Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PVD) có vốn hoá 9,866.87 tỷ đồng.
  • CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) có vốn hoá 9,738.87 tỷ đồng.
  • CTCP Nước – Môi trường Bình Dương (BWE) có vốn hoá 9,424.14 tỷ đồng.
  • CTCP Tập đoàn Đất Xanh (DXG) có vốn hoá 9,211.48 tỷ đồng.
  • Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VCG): có vốn hoá 9,134.54 tỷ đồng.

Vốn hóa nhỏ (Small – cap)

Nhóm doanh nghiệp có vốn hóa nhỏ (Small – cap) có vốn hoá từ 100 tỷ đồng đến dưới 1000 tỷ đồng. Trong nhóm này, có những doanh nghiệp có số lượng cổ phiếu tương đối ít và giá trị cổ phiếu cũng không quá cao.

Điều này cho thấy, các doanh nghiệp có vốn hóa nhỏ thường là các doanh nghiệp có quy mô hoạt động kinh doanh tương đối nhỏ.

Bên cạnh đó, giá cổ phiếu thấp do doanh nghiệp hoạt động trong môi trường, lĩnh vực có khả năng cạnh tranh cao, tỷ suất lợi nhuận không tốt hoặc thị trường phớt lờ, định giá thấp các cổ phiếu này,…

Vốn hóa siêu nhỏ (Micro – cap)

Nhóm doanh nghiệp có vốn hóa siêu nhỏ (Micro – cap) có vốn hoá dưới 100 tỷ đồng. Các doanh nghiệp có vốn hóa siêu nhỏ thường là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, giá cổ phiếu thấp, hay còn gọi là cổ phiếu “trà đá”.

Đây có thể là những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, hoặc trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, thậm chí là những ngành nghề đang bước vào giai đoạn suy thoái. Các doanh nghiệp Micro – cap này thường có rủi ro cao và có rất ít số liệu để đánh giá.

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về vốn hoá là gì và những đặc điểm, cách phân loại doanh nghiệp theo vốn hoá thị trường. Mở tài khoản chứng khoán online ngay hôm nay để bắt đầu hành trình đầu tư cùng nhiều kiến thức được cập nhật tại HSCEduThông tin về các quyền lợi mở tài khoản bạn có thể theo dõi ảnh dưới đây: 

mở tài khoản chứng khoán

Bài viết cùng chuyên mục

Cách đầu tư chứng khoán phái sinh cho người mới bắt đầu (Phần 2)

Cách đầu tư chứng khoán phái sinh cho người mới bắt đầu (Phần 2)

Đầu tư chứng khoán phái sinh có thể là một cơ hội hấp dẫn để gia tăng lợi nhuận, nhưng đối với những người mới bắt đầu, việc tiếp cận...

Đầu tư trái phiếu

Xây dựng chiến lược đầu tư trái phiếu (Phần 2)

Sau khi nắm vững những khái niệm cơ bản về trái phiếu, giai đoạn tiếp theo là xây dựng một chiến lược đầu tư cụ thể và hiệu quả. Trong...

ý nghĩa và cách lập bảng lưu chuyển tiền tệ

Bảng lưu chuyển tiền tệ là gì? Ý nghĩa và cách lập

Bảng lưu chuyển tiền tệ là gì? Bảng lưu chuyển tiền tệ (CFS – Cash Flow Statement) là một báo cáo tài chính cung cấp dữ liệu tổng hợp về...