ETF – Arbitrage và ứng dụng thực tế

Ngày đăng: 09/01/2023 lượt xem

Chứng chỉ quỹ ETF là công cụ đầu tư phổ biến với khả năng linh hoạt và chi phí thấp. Arbitrage, một chiến lược đầu tư đặc biệt trong quỹ ETF, giúp khai thác chênh lệch giá giữa các thị trường. Vậy ETF là gì, chiến lược Arbitrage, và cách ứng dụng thực tế để tối ưu hóa lợi nhuận đầu tư như thế nào? Hãy cùng Stock Insight khám phá trong bài viết này nhé. 

Giao dịch kinh doanh chênh lệch giá được thực hiện như thế nào?

Giao dịch kinh doanh chênh lệch giá – Arbitrage là hình thức giao dịch đặc trưng của chứng chỉ quỹ ETF. Hoạt động này có được thực hiện dựa trên sự chênh lệch giữa giá trị trường của chứng chỉ quỹ ETF và giá trị tài sản ròng (NAV). Ở đây NAV được hiểu là khi quỹ huy động được 10 tỷ và quỹ sẽ đem 10 tỷ này mua 34 cổ phiếu A, B, C trên thị trường chứng khoán.

Lúc này NAV của quỹ sẽ là 10 tỷ, khi giá của danh mục chứng khoán này thay đổi thì sẽ làm NAV của quỹ thay đổi theo. Khi nhận thấy có sự chênh lệch này, thành viên lập quỹ sẽ thực hiện việc mua/bán chứng chỉ quỹ ETF/chứng khoán cơ cấu trên thị trường thứ cấp, đồng thời thực hiện giao dịch hoán đổi ETF trên thị trường sơ cấp để thu về lợi nhuận nhờ sự chênh lệch giá. Cơ chế này giúp cho giá chứng chỉ quỹ sẽ theo sát với NAV của nó.

cơ chế giao dịch arbitrage

Chứng chỉ quỹ ETF là gì?

Chứng chỉ quỹ ETF được giao dịch như cổ phiếu thông thường trên Sở giao dịch Chứng khoán và tất nhiên là mức độ biến động là hoàn toàn do cung cầu của thị trường quyết định. Nếu hiện tại giá thị trường của chứng chỉ quỹ ETF tăng mạnh so với NAV của nó do bởi thị trường chung tích cực và có nhiều người muốn mua.

Nhận thấy được cơ hội này, nhà tạo lập sẽ mua các chứng khoán cơ cấu trong danh mục chỉ số của quỹ ETF để hoán đổi lấy chứng chỉ quỹ trên thị trường sơ cấp, sau đó bán chứng chỉ quỹ này trên thị trường thứ cấp để hưởng lợi từ sự chênh lệch này.

Ngược lại, nếu thị giá của chứng chỉ quỹ ETF thấp hơn NAV của nó thì nhà tạo lập có thế kiếm lời bằng cách mua chứng chỉ quỹ ETF trên thị trường thứ cấp và dùng số chứng chỉ quỹ mua được này để hoán đổi lấy chứng khoán cơ cấu trên thị trường sơ cấp. Sau đó, nhà tạo lập sẽ thực hiện bán số chứng khoán này trên thị trường thứ cấp để hưởng chênh lệch giá.

Ví dụ: Khi thị trường chứng khoán Việt Nam tăng mạnh, kéo theo diễn biến tăng tích cực của E1VFVN30 tăng lên 20.000đ/ccq. Trong khi đó, NAV của quỹ là 18.000đ/ccq. Nhà đầu tư nhận thấy sự chênh lệch này nên sẽ lập tức mua vào các chứng khoán cơ sở là các cổ phiếu trong rổ VN30 để đổi lấy chứng chỉ quỹ và thực hiện bán chứng chỉ quỹ này với giá 20.000đ trên thị trường => số tiền lời là 2.000đ (chưa trừ phí, thuế…).

Ngược lại, trong bối cảnh thị trường chung tiêu cực, giá chứng chỉ quỹ E1VFVN30 giảm xuống còn 15.000đ/ccq. Trong khi đó, NAV của quỹ hiện đang là 18.000đ/ccq. Nhà đầu tư nhận thấy sự chênh lệch này nên sẽ mua chứng chỉ quỹ E1VFVN30 trên thị trường với giá 15.000đ/ccq để đổi lấy các chứng khoán cơ sở là các cổ phiếu trong rổ VN30 và thực hiện bán số cổ phiếu này trên thị trường ở mức giá hiện tại với NAV là 18.000đ/ccq => số tiền lời chênh lệch là 3.000đ (chừa trừ phí, thuế…).

Kết luận

Chứng chỉ quỹ ETF và chiến lược Arbitrage là công cụ mạnh mẽ trong đầu tư, cho phép nhà đầu tư tận dụng sự khác biệt giá của các tài sản để đạt lợi nhuận. Áp dụng chiến lược này, nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi ích từ sự hiệu quả của thị trường tài chính. Quá trình này không chỉ mang lại sự ổn định mà còn tăng tính dài hạn cho chiến lược đầu tư.

Bài viết cùng chuyên mục

Ichimoku là gì

Mây Ichimoku là gì? Hướng dẫn đọc chỉ báo Ichimoku A-Z

Mây Ichimoku là gì? Mây Ichimoku Kinko Hyo (IKH), hay được gọi là mây Ichimoku trong tiếng Nhật, có nghĩa là “một cái nhìn thoáng qua về sự cân bằng...

Giao dịch ký quỹ

Giao dịch ký quỹ là gì? Các chiến lược khi sử dụng giao dịch ký quỹ

Giao dịch ký quỹ là gì? Định nghĩa của Giao dịch ký quỹ (margin) Giao dịch ký quỹ (margin) là dịch vụ cho phép nhà đầu tư vay tiền của...

Đáo hạn phái sinh là ngày mà nhà đầu tư đặc biệt phải chú ý khi mua hợp đồng phái sinh

Đáo hạn phái sinh là gì? Phiên đáo hạn phái sinh là ngày nào?

Đáo hạn phái sinh là gì? Đáo hạn phái sinh (Expiration date) là ngày cuối cùng mà một hợp đồng phái sinh sẽ có hiệu lực. Đây là thời điểm...