ETF – Arbitrage và ứng dụng thực tế

Ngày đăng: 09/01/2023 lượt xem

Giao dịch kinh doanh chênh lệch giá được thực hiện như thế nào?

Giao dịch kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage) là hình thức giao dịch đặc trưng của chứng chỉ quỹ ETF. Hoạt động này có được thực hiện dựa trên sự chênh lệch giữa giá trị trường của chứng chỉ quỹ ETF và giá trị tài sản ròng (NAV). Ở đây NAV được hiểu là khi quỹ huy động được 10 tỷ và quỹ sẽ đem 10 tỷ này mua 34 cổ phiếu A, B, C trên thị trường chứng khoán. Lúc này NAV của quỹ sẽ là 10 tỷ, khi giá của danh mục chứng khoán này thay đổi thì sẽ làm NAV của quỹ thay đổi theo. Khi nhận thấy có sự chênh lệch này, thành viên lập quỹ sẽ thực hiện việc mua/bán chứng chỉ quỹ ETF/chứng khoán cơ cấu trên thị trường thứ cấp, đồng thời thực hiện giao dịch hoán đổi ETF trên thị trường sơ cấp để thu về lợi nhuận nhờ sự chênh lệch giá. Cơ chế này giúp cho giá chứng chỉ quỹ sẽ theo sát với NAV của nó.

 

cơ chế giao dịch arbitrage

Chứng chỉ quỹ ETF được giao dịch như cổ phiếu thông thường trên Sở giao dịch Chứng khoán và tất nhiên là mức độ biến động là hoàn toàn do cung cầu của thị trường quyết định. Nếu hiện tại giá thị trường của chứng chỉ quỹ ETF tăng mạnh so với NAV của nó do bởi thị trường chung tích cực và có nhiều người muốn mua. Nhận thấy được cơ hội này, nhà tạo lập sẽ mua các chứng khoán cơ cấu trong danh mục chỉ số của quỹ ETF để hoán đổi lấy chứng chỉ quỹ trên thị trường sơ cấp, sau đó bán chứng chỉ quỹ này trên thị trường thứ cấp để hưởng lợi từ sự chênh lệch này.

Ngược lại, nếu thị giá của chứng chỉ quỹ ETF thấp hơn NAV của nó thì nhà tạo lập có thế kiếm lời bằng cách mua chứng chỉ quỹ ETF trên thị trường thứ cấp và dùng số chứng chỉ quỹ mua được này để hoán đổi lấy chứng khoán cơ cấu trên thị trường sơ cấp. Sau đó, nhà tạo lập sẽ thực hiện bán số chứng khoán này trên thị trường thứ cấp để hưởng chênh lệch giá.

Ví dụ: Khi thị trường chứng khoán Việt Nam tăng mạnh, kéo theo diễn biến tăng tích cực của E1VFVN30 tăng lên 20.000đ/ccq. Trong khi đó, NAV của quỹ là 18.000đ/ccq. Nhà đầu tư nhận thấy sự chênh lệch này nên sẽ lập tức mua vào các chứng khoán cơ sở là các cổ phiếu trong rổ VN30 để đổi lấy chứng chỉ quỹ và thực hiện bán chứng chỉ quỹ này với giá 20.000đ trên thị trường => số tiền lời là 2.000đ (chưa trừ phí, thuế…).

Ngược lại, trong bối cảnh thị trường chung tiêu cực, giá chứng chỉ quỹ E1VFVN30 giảm xuống còn 15.000đ/ccq. Trong khi đó, NAV của quỹ hiện đang là 18.000đ/ccq. Nhà đầu tư nhận thấy sự chênh lệch này nên sẽ mua chứng chỉ quỹ E1VFVN30 trên thị trường với giá 15.000đ/ccq để đổi lấy các chứng khoán cơ sở là các cổ phiếu trong rổ VN30 và thực hiện bán số cổ phiếu này trên thị trường ở mức giá hiện tại với NAV là 18.000đ/ccq => số tiền lời chênh lệch là 3.000đ (chừa trừ phí, thuế…).

Bài viết cùng chuyên mục

Phát hiện sớm tín hiệu đảo chiều từ RSI với Inside Bar

Inside Bar là gì? Inside Bar là tập hợp của một hay nhiều nến nằm hoàn toàn trong vùng giá của thân nến trước đó, tức là mức cao nhất...

Công thức tính chỉ số P/E là gì?

Chỉ số P/E là gì? Nên hay không sử dụng định giá P/E?

Chỉ số P/E là gì chính là câu hỏi mà các nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm luôn thắc mắc. Để có thể lựa chọn được những loại cổ...

góc nhìn thị trường

Góc nhìn thị trường qua phân tích Open Interest + Trend + Volume

Định nghĩa về Open Interest, Trend và Volume . Open Interest (Hợp đồng mở): Khối lượng hợp đồng đang giao dịch trên thị trường và duy trì vị thế sang các...