Nến sao mai (Morning Star) là gì? Ý nghĩa và cách nhận biết trong phân tích kỹ thuật

Ngày đăng: 09/01/2025 lượt xem

Các mẫu hình nến là một phần quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Các mẫu hình kỹ thuật giúp nhà phân tích dự đoán xu hướng sắp tới của diễn biến giá chứng khoán. Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về mẫu hình nến Sao mai (Morning Star). Cùng Stock Insight khám phá nhé!

Nến sao mai (Morning Star) là gì?

Định nghĩa

Mẫu hình nến sao mai (Morning Star) là mẫu hình nến đảo chiều tăng giá. Xuất hiện ở cuối của xu hướng giảm giá, báo hiệu khả năng cao kết thúc xu hướng giảm giá đảo chiều sang xu hướng tăng giá.

Nến Morning Star là mô hình đảo chiều báo hiệu khả năng giá sẽ tăng, thường xuất hiện ở đáy của xu hướng giảm.

Cấu trúc mô hình

Cấu trúc của mẫu hình nến Sao mai (Morning Star) bao gồm 3 cây nến liên tiếp trong đó:

  • Nến đầu tiên là một cây nến giảm giá (màu đỏ) có thân dài thể hiện áp lực bán mạnh và cho thấy xu hướng giảm giá đang tiếp tục.
  • Nến thứ hai là một cây nến có thân ngắn, có thể tăng giá hoặc giảm giá (màu xanh hoặc màu đỏ) thể hiện sự lưỡng lự của thị trường, và áp lực bán được hấp thụ tốt, và cho thấy xu hướng giảm đã giảm đi nhiều.
  • Nên thứ ba là một cây nến tăng giá (màu xanh) có thân dài thể hiện áp lực bán được bên mua hấp thụ hết và bên mua thắng thế so với bên bán. Đồng thời cho thấy sự đảo chiều của giá.
nến sao mai
Ảnh minh họa mẫu hình nến Sao mai (Morning Star)

Ý nghĩa của mô hình nến Morning Star trong phân tích kỹ thuật

Tín hiệu đảo chiều từ giảm sang tăng: Khi mô hình Morning Star xuất hiện, khả năng cao là xu hướng giảm sẽ kết thúc và giá có thể bắt đầu tăng.

Tâm lý thị trường: Cho thấy bên bán đang yếu đi và bên mua bắt đầu chiếm ưu thế, thể hiện niềm tin vào sự hồi phục giá.

Điều kiện tăng độ tin cậy: Morning Star thường đáng tin cậy hơn khi xuất hiện ở vùng hỗ trợ mạnh hoặc khi đi kèm với khối lượng giao dịch tăng cao ở nến thứ ba.

  • Mẫu hình nến Sao mai xuất hiện cho thấy sự chuyển biến trong tâm lý của thị trường từ bi quan, sang lưỡng lự, rồi chuyển sang lạc quan. Áp lực bán giảm dần và được hấp thụ, lực mua bắt đầu thắng thế, tạo điều kiện cho giá tăng.
  • Mẫu hình nến Sao mai là một chỉ báo mạnh, báo hiệu khả năng xu hướng giảm giá kết thúc và xu hướng tăng giá mới bắt đầu.
  • Mẫu hình nến Sao mai được các nhà đầu tư sử dụng như là một chỉ báo, báo hiệu cho điểm mua tiềm năng.

Cách nhận biết mô hình nến Morning Star trên biểu đồ

Các bước nhận biết

Để nhận biết được mẫu hình nến Sao mai (Morning Star) chúng ta cần xác nhận xem giá có phải đang trong xu hướng giảm hay không trước tiên. Sau đó ta tìm nhóm 3 nến theo đúng cấu trúc của mẫu hình. Và được xác nhận bằng sự gia tăng khối lượng giao dịch ở câu nến cuối cùng, cho thấy sự thắng thế của bên mua để áp đảo đà giảm giá. 

Phân biệt với các mô hình tương tự

Có một mẫu hình gần giống với mẫu hình nến Sao mai (Morning Star) là mẫu hình nến Nhấn chìm tăng (Bullish Engulfing) bao gồm 2 nến ngược chiều nhau, trong đó nến trước là nến giảm, nến sau là nến tăng giá có thân nến bao trùm cây nến trước đó. Mẫu hình này cũng là mẫu hình đảo chiều tăng giá.

>> Xem thêm: Top 5 cặp nến đảo chiều nhà đầu tư mới cần biết

morning star
Mô hình mẫu hình nến Nhấn chìm tăng (Bullish Engulfing)

Ngoài ra còn có một số mẫu hình đảo chiều tăng giá khác như:

Mẫu hình nến Doji là mẫu hình gồm có 1 cây nến có thân rất nhỏ thậm trí giá mở cửa bằng giá đóng cửa (nến Doji), nhưng có bóng dưới của nến dài. Bóng dưới dài thể hiện lực bán trong phiên khá hoảng loạn tuy nhiên lực mua cuối phiên đã hấp thụ được hết nguồn cung hoảng loạn và giành lại thế cân bằng.

>> Xem thêm: Tổng quan về Mô hình nến Doji

mô hình nến sao mai
Mẫu hình nến Doji

Mẫu hình nến cái búa (Hammer) là mẫu hình có một nến tăng giá nhưng có bóng dưới dài gấp 2 đến 3 lần thân nến, và giá đóng cửa là giá cao nhất phiên nên cũng không có bóng nến trên. Đây cũng là một mẫu hình đảo chiều tăng giá.

nến sao mai - Mẫu hình nến cái búa (Hammer)
Mẫu hình nến cái búa (Hammer)

Mẫu hình nến Đáy nhíp (Tweezer Bottom) gồm hai nến ngược chiều. Trong đó nến đầu tiên là một cây nến giảm mạnh, có giá đóng cửa gần thấp nhất phiên, nhưng nến thứ 2 thì ngược lại có giá mở cửa gần bằng giá đóng cửa của cây nến trước, nhưng cuối phiên tăng mạnh và có thân nên tương đương thân nến của cây nến trước đó. Đây là một mẫu hình đảo chiều tăng giá.

morning star - Mẫu hình nến Đáy nhíp
Mẫu hình nến Đáy nhíp (Tweezer Bottom)

Ví dụ thực tế về mô hình nến Morning Star trong giao dịch

Minh họa một ví dụ thực tế trên biểu đồ giá với mô hình Morning Star để phân tích hành động giá sau khi xuất hiện mô hình này.

Dưới đây là một ví dụ khá điển hình của mẫu hình nến Sao mai (Morning Star) của cổ phiếu VPB, với cây nến đầu tiên giá giảm mạnh khối lượng lớn, thể hiện đà bán hoảng loạn, nhưng sang nến thứ 2 khối lượng bán giảm bớt và thân nên khá nhỏ, cho thấy lực bán hoảng loạn đã vãn bớt và được bên mua hấp thụ, cuối cùng đến cây nến thứ 3 tuy khối lượng không nhiều nhưng giá tăng mạnh thể hiện bên mua hoàn toàn thắng thế. Và giá đảo chiều tăng giá.

Minh họa nến Sao mai của cổ phiếu VPB trên HSC ONE

Ví dụ về mẫu mô hình nến Sao mai (Morning Star)
Ví dụ về mẫu hình nến Sao mai (Morning Star)

Cách sử dụng mô hình nến Morning Star trong giao dịch chứng khoán

Sau khi xác nhận đồ thị nến đã hình thành mẫu hình Sao mai (Morning Star), và nhà đầu tư xác nhận chắc chắn đó là mẫu hình Sao mai (Morning Star). Nhà đầu tư có thể bắt đầu vào lệnh ngay tại giá đóng của của cây nến thứ ba. Tuy nhiên để cho chắc chắn hơn, nhà đầu tư có thể vào lệnh tại cây nến xác nhận tăng giá (nến xanh) ngay sau cây nến thứ ba.

Sau đó nhà đầu tư thiết lập lệnh dừng lỗ (stop loss) ngay tại điểm thấp nhất của cây nến thứ hai trong mẫu hình Sao mai (Morning Star). Để phòng tránh trường hợp mẫu hình thất bại nhà đầu tư hạn chế được rủi ro.

Nhà đầu thiết lập các điểm chốt lời dựa trên các mức kháng cự gần đó hoặc theo các mức tỷ lệ lợi nhuận/ rủi ro (R/R) thỏa mãn kỳ vọng của nhà đầu tư.

Để nâng cao khả năng thành công của việc sử dụng mẫu hình nến Sao mai (Morning Star) nhà đầu tư nên kết hợp với các các công cụ kỹ thuật khác như vùng hỗ trợ, MACD, RSI để chắc chắn xu hướng giảm giá có thể kết thúc. Và sự xác nhận của khối lượng giao dịch ở cây nến thứ ba, nếu có sự xác nhận của khối lượng giao dịch tăng hơn so với các phiên trước đó thì khả năng thành công của mẫu hình cao hơn, nếu khối lượng giao dịch không thay đổi nhà đầu tư nên thận trọng hơn.

Kết luận

Mẫu hình nến Sao mai (Morning Star) là một mô hình nến đáng tin cậy, tuy nhiên nhà đầu tư không chỉ nên dựa vào mỗi một mẫu hình để ra quyết định. Nhà đầu tư nên kết hợp mẫu hình nến với các công cụ kỹ thuật khác như chúng tôi đã nêu ở trên để tăng khả năng thành công của mẫu hình.

Mẫu hình nến Sao mai (Morning Star) thường phát huy hiệu quả cao nhất khi xuất hiện ở vùng hỗ trợ mạnh. Cũng như nhiều công cụ phân tích kỹ thuật khác có xác suất thành công nhất định. Do đó, khi giao dịch theo mẫu hình Sao mai (Morning Star) nhà đầu tư cần thiết lập mức stop loss phòng khi mẫu hình thất bại nhà đầu tư có thể kiểm soát được rủi ro và luôn tuân thủ kỷ luật giao dịch.

Nhà đầu tư có thể bắt đầu hành trình tìm hiểu, khám phá và học cách đầu tư tại HscEdu. Bên cạnh đó, để biết thêm nhiều thông tin cũng như tin tức từ thị trường chứng khoán hay các kiến thức về kinh tế thị trường cũng như đầu tư chứng khoán, các bạn có thể theo dõi thêm tại Stock Insight nhé!

Lâm Quách
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

chu kỳ kinh tế

Các giai đoạn chu kỳ thị trường chứng khoán Việt Nam

Có thể nhiều nhà đầu tư chưa biết thì thị trường chứng khoán cũng có tình chu kỳ. Chu kỳ chứng khoán có quan hệ cực kỳ mật thiết đối...

nhà đầu tư chứng khoán

2 cách trở thành nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp

Bất kỳ ai cũng có cơ hội để trở thành một nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, để có thể đầu tư một cách chuyên nghiệp,...

định gái hợp đồng tương lai

Định giá hợp đồng tương lai: Nguyên tắc và các lưu ý

Hiện nay, hợp đồng tương lai và các giao dịch trên thị trường tương lai còn là những khái niệm mới mẻ với nhiều nhà đầu tư Việt Nam. Không...