Biên lợi nhuận hoạt động (Operating Margin) là gì? Cách tính và ý nghĩa

Ngày đăng: 31/12/2024 lượt xem

Biên lợi nhuận hoạt động (Operating Margin) là gì?

Định nghĩa biên lợi nhuận hoạt động

Biên lợi nhuận hoạt động là tỷ lệ phần trăm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh so với doanh thu, phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp từ hoạt động chính.

Biên lợi nhuận hoạt động (Operating Margin) là chỉ số tài chính quan trọng cho biết tỷ lệ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp so với doanh thu của nó trong cùng một kỳ kế toán.

Biên lợi nhuận hoạt động đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách xác định phần trăm lợi nhuận thu được trên doanh thu sau khi trừ đi chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tại sao biên lợi nhuận hoạt động quan trọng?

Biên lợi nhuận hoạt động là một chỉ số tài chính quan trọng vì nó giúp chúng ta đánh giá được khả năng quản lý chi phí của doanh nghiệp. Khi so sánh biên lợi nhuận hoạt động của các doanh nghiệp trong cùng một ngành nhà đầu tư cũng có thể so sánh được khả năng cạnh tranh giữa các công ty trong cùng một ngành.

Khi so sánh sự thay đổi biên lợi nhuận qua các kỳ kế toán nhà đầu tư cũng có thể thấy được sự thay đổi về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cạnh tranh hay thuận lợi.

Những yếu tố ảnh hưởng đến biên lợi nhuận hoạt động

Những yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến biên lợi nhuận có thể kể đến như:

  • Giá vốn hàng bán: giá vốn hàng bán là thành phần có tỷ trọng cao nhất trong giá bán. Khi các yếu tố cấu thành nên giá vốn như nhân công, nguyên vật liệu tăng giá sẽ làm cho giá vốn tăng, nếu doanh nghiệp không thể tăng giá bán tương ứng thì biên lợi nhuận sẽ giảm xuống.
  • Chi phí quản lý và bán hàng là những chi phí ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận hoạt động, và biên lợi nhuận. Hai loại chi phí này là hai loại chi phí doanh nghiệp có thể kiểm soát và tối ưu được thông qua phương thức quản trị doanh nghiệp. Việc quản trị được hai chi phí này sẽ giúp tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp so với các công ty đối thủ.
  • Giá bán và chính sách giá cũng ảnh hưởng trực tiếp tới biên lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp có thương hiệu mạnh, uy tín, chất lượng sản phẩm tốt có thể tạo lập được mặt bằng giá bán cao thì sẽ làm tăng biên lợi nhuận so với các doanh nghiệp khác.

Công thức tính biên lợi nhuận hoạt động

Công thức cơ bản

Biên lợi nhuận hoạt động = (Lợi nhuận hoạt động / Doanh thu) x 100%

Trong đó:

Lợi nhuận hoạt động là lợi nhuận của công ty sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí hoạt động, nhưng chưa trừ lãi vay và thuế.

Doanh thu thuần là tổng số tiền mà công ty thu được từ việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ.

Phân tích các thành phần trong công thức

  • Lợi nhuận hoạt động: Được tính bằng doanh thu trừ đi các chi phí hoạt động (không bao gồm chi phí lãi vay và thuế).
  • Doanh thu: Tổng doanh thu từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Ta có thể tính các thành phần của công thức trên như sau:

Lợi nhuận hoạt động =  Doanh thu thuần –  giá vốn hàng bán – chi phí bán hàng – chi phí quản lý
Doanh thu thuần = Doanh thu từ bán hàng cung cấp dịch vụ – các khoản giảm trừ doanh thu.

Ví dụ minh họa cách tính biên lợi nhuận hoạt động

Một ví dụ cụ thể về cách tính biên lợi nhuận hoạt động của một doanh nghiệp trên sàn dựa vào các dữ liệu công bố trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp như sau:

Ví dụ minh họa về dữ liệu tính biên lợi nhuận hoạt động
Ví dụ minh họa về dữ liệu tính biên lợi nhuận hoạt động

Ở đây ta có:

Lợi nhuận hoạt động =  doanh thu thuần –  giá vốn hàng bán – chi phí bán hàng – chi phí quản lý

= (70.407.869.419.171 – 61.006.405.968.929 – 1.386.888.438.053 – 706.696.394.353)

= 7.307.878.617.836 (VNĐ)

Doanh thu thuần = 70.407.869.419.171 (VNĐ)

Operating Margin là gì

Ý nghĩa của biên lợi nhuận hoạt động trong đầu tư

Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

Biên lợi nhuận hoạt động cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng kiểm soát chi phí tốt và có chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Biên lợi nhuận cao và ổn định cho thấy ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp có mức độ cạnh tranh thấp và công ty có thể tiếp tục tạo ra được nhiều lợi nhuận cho cổ đông.

Biên lợi nhuận cao cũng giúp doanh nghiệp có bộ đệm tốt hơn khi môi trường kinh doanh thay đổi không thuận lợi.

So sánh giữa các doanh nghiệp

Sử dụng biên lợi nhuận hoạt động để so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành và tìm ra những công ty có tiềm năng tăng trưởng tốt.

Biên lợi nhuận của doanh nghiệp cao hơn các đối thủ cùng ngành cho thấy doanh nghiệp quản lý chi phí tốt hơn, có sức cạnh tranh cao hơn, hoạt động hiệu quả hơn. Điều này sẽ đưa doanh nghiệp vươn lên vị trí dẫn đầu ngành và dẫn dắt xu hướng của cả ngành. Cũng cho thấy đây là doanh nghiệp nghiệp tốt.

Dự báo xu hướng tương lai

Biên lợi nhuận hoạt động ổn định hoặc tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang trên đà phát triển bền vững.

Theo dõi xu hướng thay đổi của biên lợi nhuận chúng ta có thể thấy được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp hay môi trường kinh doanh. Từ đó chúng ta có thể dự báo được xu hướng kinh doanh, lợi nhuận trọng những quý tiếp theo.

Kết luận

Biên lợi nhuận hoạt động là thông số tài chính quan trọng mà nhà đầu tư có thể dùng để so sánh chất lượng giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, để từ đó nhà đầu tư có thể chọn lựa được những doanh nghiệp tốt.

Ngoài ra, dựa vào sự tăng trưởng trong biên lợi nhuận, nhà đầu tư cũng có thể dự báo được tiềm năng, triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai. Để từ đó đưa ra phương án đầu tư phù hợp.

Quý nhà đầu tư có thể bắt đầu hành trình tìm hiểu, khám phá và học cách đầu tư tại HscEdu. Ngoài ra, để biết thêm nhiều thông tin cũng như tin tức từ thị trường chứng khoán hay các kiến thức về đầu tư tài chính, các bạn có thể theo dõi thêm tại Stock Insight

Lâm Quách
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

Khủng hoảng kinh tế là điều không mong muốn đối với tất cả quốc gia. Khủng hoảng sẽ để lại hậu quả nặng nề và lâu dài đối với sự phát triển của một đất nước.

Khủng hoảng kinh tế là gì? 5 Nguyên nhân gây ra khủng hoảng

Khủng hoảng kinh tế là gì? Khủng hoảng kinh tế là hiện tượng mà nền kinh tế của một quốc gia, một vùng lãnh thổ hoặc toàn cầu đột ngột...

Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất liên ngân hàng

Lãi suất liên ngân hàng là gì? Cơ cấu và yếu tố ảnh hưởng

Lãi suất liên ngân hàng là gì? Lãi suất liên ngân hàng, hay còn được gọi là Interbank interest rate, là mức lãi suất mà các ngân hàng sử dụng...

Quy tắc 72

Quy tắc 72 là gì? Áp dụng quy tắc này trong lập kế hoạch tài chính

Bài viết này giới thiệu và trình bày chi tiết về “Quy tắc 72,” một công cụ hữu ích trong lĩnh vực quản lý tài chính cá nhân và đầu...