Mẫu hình VCP là gì? Cách nhận diện và giao dịch hiệu quả

Ngày đăng: 18/12/2024 lượt xem

Mẫu hình VCP (Volatility Contraction Pattern) được xem là “chén thánh” giúp phù thủy đầu tư Mark Minervini đạt được mức lợi nhuận hàng trăm lần. Hãy cùng Stock Insight tìm hiểu và áp dụng mẫu hình VCP trong đầu tư nhé. 

Mẫu hình VCP là gì?

Khái niệm

Mẫu hình VCP (Volatility Contraction Pattern) hay mẫu hình thu hẹp độ biến động là một mẫu hình giá được ví như “chén thánh” của phù thủy đầu tư Mark Minervini. VCP là một mẫu hình giá tiếp diễn, thể hiện sự thu hẹp biến động của giá trong giai đoạn tích lũy trước khi tiếp tục xu hướng tăng hoặc giảm.

>>> Đọc và thực hành tìm hiểu mẫu hình VCP trực tiếp trên HSC ONE

Ví dụ về mẫu hình VCP

Ví Dụ Về Mẫu Hình VCP
Hình 1: Ví Dụ Về Mẫu Hình VCP

Mẫu hình VCP là một mẫu hình tiếp diễn,  do vậy, VCP là giai đoạn củng cố lại nền giá trước 1 xu hướng tăng trước đó.

Xu hướng tăng trước đó theo Mark Minervini thì tối thiểu là 30% và đôi khi có thể là mức 100% – 300%. Mục đích của việc này là Mark muốn chúng ta tận dụng được đà tăng của xu hướng  trước đó.

Độ rộng và số lần thu hẹp biến động: như ví dụ “Hình 1” thì mẫu hình VCP có 4 lần thu hẹp, và Mark Minervini gọi 1 lần thu hẹp là “T” và ở ví dụ này có 4T. Thông thường, VCP có từ 2T-4T nhưng một số trường hợp có thể kéo dài tới 5T -6T và khi đó độ rộng càng dài.

Độ sâu hay độ thu hẹp, và lý tưởng nhất là lần thu hẹp sau biến động còn bằng ½ của lần trước.

Khối lượng giao dịch: sau mỗi lần biến động, khối lượng giao dịch giảm dần thể hiện lực cung dần đang cạn kiệt.

Lợi ích và hạn chế của mẫu hình VCP

Lợi ích của mẫu hình VCP

VCP giúp nhà đầu tư nắm bắt được xu hướng lớn trong dài hạn do thời gian quan sát mẫu hình thường tính bằng nhiều tuần, từ đó giúp nhà đầu tư tránh được tâm lý FOMO khi giá cổ phiếu đã tăng nóng.

Mẫu hình VCP rất trực quan và giúp quản trị rủi ro dễ dàng do tập trung vào việc quan sát thu hẹp độ biến động và khối lượng giao dịch, từ đó giúp nhà đầu tư mở vị thế ở vùng giá ổn định và tránh được biến động lớn của cổ phiếu.

VCP giúp dự báo điểm bứt phá của cổ phiếu, giúp nhà đầu tư tránh được phải chờ quá lâu trước khi cổ phiếu break out và bước vào xu hướng tăng giá.

Hạn chế của mẫu hình VCP

Cần sự kiên nhẫn trong quá trình quan sát mẫu hình hoàn thành, do thời gian hoàn thành mẫu hình khá lâu và tính bằng đơn vị nhiều tuần. VCP sẽ không phù hợp với nhà đầu tư ưa thích giao dịch liên tục.

Các mẫu hình dù là cùng VCP, thì cũng không giống nhau và không hoàn hảo. Do đó, sẽ dẫn tới các tình huống tín hiệu bứt phá giả gây rối cho nhà đầu tư và bị cuốn vào các giao dịch sai lầm.

Khó nhận biết nếu không có kinh nghiệm, mẫu hình VCP nhìn đơn giản nhưng cần phối hợp với khối lượng để xác nhận tín hiệu bứt phá. Chưa kể, VCP còn phụ  thuộc vào điều kiện thị trường chung để tăng khả năng thành công.

Cách Nhận Diện Mẫu Hình VCP Trong Chứng Khoán

Trong hàng ngàn cổ phiếu giao dịch hàng ngày, thì việc nhận diện nhanh mẫu hình VCP là rất cần thiết để thu hẹp số lượng cổ phiếu cần quan sát và phân tích sâu hơn trước khi ra quyết định giao dịch.

Mark Minervini gọi các tiêu chí để nhận diện nhanh mẫu hình VCP này là “Dấu Chân Kỹ Thuật” gồm 3 tiêu chí. Dấu chân kỹ thuật này giống như mô tả số đo của 1 người, giúp chúng ta hình dung được hình dáng của anh ta như thế nào? Ví dụ, số đo của anh A là:

  • Cao 160 cm
  • Nặng 90 kg
  • Vòng eo 120 cm

Và Dấu chân kỹ thuật này theo tiêu chí của Mark là:

  • Thời gian: Số ngày hoặc số tuần trôi qua từ khi bắt đầu nền giá.
  • Độ sâu giá: Mức điều chỉnh lớn nhất ban đầu và mức điều chỉnh thấp nhất ở lần thu hẹp gần nhất.
  • Tính đối xứng: Số lần thu hẹp “T” để chúng ta hình dung được mẫu hình VCP có hoàn hảo hay không, như cách chúng ta hình dung về anh A sau khi biết được 3 số đo của anh ấy là Cao 160 cm; Nặng 90 kg; Vòng eo 120 cm.
mẫu hình vcp của mark minervini - CTD Hoàn Thành Mẫu Hình VCP Và Tăng Giá
Hình 2: CTD Hoàn Thành Mẫu Hình VCP Và Tăng Giá

Nhận diện nhanh mẫu hình VCP với cổ phiếu CTD, với các tiêu chí:

Xu hướng: CTD có 1 nhịp tăng giá 75% đạt tiêu chí tăng tối thiểu 30% trước khi tích lũy nền giá.

Thời gian: Hoàn thành mẫu hình là 14 tuần. 

Độ sâu giá: Nhịp điều chỉnh lần đầu là -22% và lần 4 là -5%. Cho thấy nhà đầu tư tổ chức đang tranh thủ gom mua vào CTD dẫn tới nguồn cung sụt giảm nhanh nên biên độ điều chỉnh giảm của CTD suy giảm nhanh chóng.

Đính đối xứng: Nền giá có 4 lần thu hẹp “T” khá tương xứng với thời gian 14  tuần.

Khối lượng giao dịch: Sụt giảm nhanh chóng trong quá trình thu hẹp nền giá.

Đánh giá tính đối xứng: Nhìn vào các tiêu chí “dấu chân kỹ thuật” cho chúng ta hình dung CTD đang hình thành mẫu hình VCP khá đẹp, khi nền giá thu hẹp 4 lần tương xứng với khoảng thời gian 14 tuần. Đi kèm đó là khối lượng giao dịch sụt giảm thể hiện sự cạn cung, và giá cổ phiếu sẽ dễ dàng tăng dù chỉ cần một lực cầu nhỏ.

Làm sao giao dịch hiệu quả với mẫu hình VCP?

Để giao dịch hiệu quả với mẫu hình VCP, nhà đầu tư không chỉ cần giỏi nhận định mẫu hình mà cần kết hợp với các chiến lược quản lý vốn, quản trị rủi ro và kết hợp với các chỉ báo khác để tăng độ tin cậy trước khi quyết định giao dịch.

Xác định đúng mô hình: Áp dụng “Dấu Chân Kỹ Thuật” cùng với xu hướng giá, và phân tích khối lượng để tăng xác suất xác định đúng mẫu hình VCP.

Xác định điểm bứt phá: Mark Minervini gọi đây là điểm Pivot hay là điểm kích hoạt lệnh mua, vì đây là nơi có ít nguồn cung nên một lượng cầu nhỏ cũng làm cổ phiếu tăng giá mạnh. Do đó, Mark khuyến khích nên mua gần điểm Pivot nhất có thể để tránh phải mua đuổi.

Chiến lược quản trị vốn hợp lý: Mark khuyến khích mua ở đỉnh nền giá, càng gần điểm Pivot càng tốt, nhưng như vậy thì R/R sẽ không tốt. Do đó, theo kinh nghiệm, nhà đầu tư nên mua trước một tỷ trọng phù hợp (ví dụ: mua trước 1/3 tới 1/2 vị thế) tương ứng với nhịp thu hẹp từ thứ 3 trở đi khi giá giảm  >5%.

Đặt stop-loss hợp lý: Giúp bảo toàn vốn khi giá bứt phá giả hoặc đảo chiều không như dự tính. Ngưỡng stop-loss thường đặt dưới các vùng hỗ trợ quan trọng như các đáy gần nhất của mẫu hình.

Kết luận

Trên đây là nội dung về mẫu hình VCP mà Stock Insight gửi tới các nhà đầu tư. Hy vọng, nội dung này sẽ bổ sung vào hệ thống giao dịch của các bạn một công cụ mạnh mẽ để tăng độ tin cậy trước khi giao dịch. Ngoài ra, để sử dụng tốt mẫu hình VCP, các nhà đầu tư có thể tham khảo thêm các nội dung khác tại Stock Insight hoặc tham gia các lớp học tại HsCEdu để trao dồi thêm kiến thức về chứng khoán.

Lê Trọng Đại
Wealth Manager

Bài viết cùng chuyên mục

Chỉ số hợp đồng tương lai là gì? Hướng dẫn giao dịch cho người mới

Chỉ số hợp đồng tương lai là gì? Hướng dẫn giao dịch cho người mới

Chỉ số hợp đồng tương lai là công cụ tài chính quan trọng giúp nhà đầu tư dự đoán xu hướng và quản lý rủi ro. Đối với người mới,...

Chỉ số OBV: Sử dụng OBV để đón đầu xu hướng thị trường

Chỉ số OBV: Sử dụng OBV để đón đầu xu hướng thị trường

Chỉ số OBV là công cụ kỹ thuật quan trọng giúp Nhà đầu tư dự đoán xu hướng thị trường bằng cách phân tích khối lượng giao dịch. Được phát...

Full margin là gì

Full margin là gì? Nhà đầu tư có nên full margin hay không?

Full Margin là gì? Full margin là trạng thái nhà đầu tư sử dụng tối đa tỷ lệ ký quỹ cho phép để mua cổ phiếu. Khi mở tài khoản...