Mô hình giá là gì? Các loại mô hình và cách nhận diện

Ngày đăng: 17/12/2024 lượt xem

Biểu đồ mô hình giá là một trong những công cụ giúp trader có thể dự đoán xu hướng trong phân tích kỹ thuật. Bài viết dưới đây Stock Insight sẽ giới thiệu về khái niệm và một số các mẫu hình giá được sử dụng nhiều nhất. 

Mô hình giá là gì? 

Mô hình giá là một dạng biểu đồ mô phỏng các giao dịch diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định. Mẫu hình giá có những hình dạng nhất định lặp đi lặp lại, từ đó là cơ sở để dự đoán xu hướng tiếp theo của đường giá trong tương lai.

mô hình giá​

Nến thể hiện những giao dịch mua bán và tập hợp nhiều nến trong một khoảng thời gian sẽ tạo nên mô hình giá. Các trader thường tận dụng những mẫu hình giá để có thể hành động trước khi xu hướng hình thành.

Cách nhận diện mô hình giá

Phân tích biểu đồ nến: Cách thông dụng nhất để nhận biết mô hình giá là nối các điểm giá được tạo từ biểu đồ nến.

>>> Đọc và thực hành tìm hiểu các mô hình giá trên HSC ONE

Các loại mô hình giá phổ biến

Mô hình giá đảo chiều

Mô hình Đỉnh Đôi (Double Top)

Mô hình đỉnh đôi xuất hiện trong xu hướng tăng với hình dạng chữ M, báo hiệu tín hiệu đảo chiều giảm trong tương lai. 

mô hình giá đảo chiều - Mô hình 2 đỉnh trong xu hướng tăng
Mô hình 2 đỉnh trong xu hướng tăng

Đường neckline (viền cổ) được tạo bởi vùng hỗ trợ sau khi đường giá phục hồi sau đỉnh 1. Mô hình này cho thấy đường giá không thể vượt qua đỉnh đầu tiên và chính thức tạo mô hình đỉnh đôi sau khi đường giá thủng đường neckline.

Mô hình Đáy Đôi (Double Bottom)

Trái ngược với mô hình đỉnh đôi, mô hình đáy đôi xuất hiện trong xu hướng giảm với hình dạng chữ W, báo hiệu tín hiệu tạo đáy đảo chiều tăng trong tương lai.

các mô hình giá - Mô hình 2 đáy
Mô hình 2 đáy

Neckline được tạo bởi điểm kháng cự sau khi đường giá phục hồi sau đáy 1. Khi đường giá lần nữa kiểm chứng tại hỗ trợ đáy 1, lực mua đẩy lên tạo đáy 2. Sau khi đường giá phá vỡ đường neckline thì mô hình đáy đôi được hình thành.

Mô hình Vai Đầu Vai (Head and Shoulders)

Mô hình này gồm có 3 đỉnh, đỉnh đầu tiên (vai phải) thấp hơn đỉnh thứ hai (đầu) và đỉnh thứ ba (vai trái) thấp hơn đỉnh trước báo hiệu tín hiệu đảo chiều giảm trong tương lai.

mô hình giá​ - Mô hình vai đầu vai
Mô hình vai đầu vai

Hai vùng tạo đáy của mô hình này không được cách nhau quá xa. Neckline là đường được nối bởi hai đáy của mô hình.

Mô hình này cho thấy đường giá đã có một quá trình bứt phá đỉnh đầu tiên nhưng không kéo dài lâu. Sau khi kiểm tra lại đáy trước đó lần nữa thì tiếp tục phục hồi tuy nhiên lực mua yếu dần sau đó tạo đỉnh thứ ba, đường giá thủng hỗ trợ neckline chính thức tạo mô hình vai đầu vai cho tín hiệu đảo chiều.

Mô hình Vai Đầu Vai Ngược (Inverse Head and Shoulders)

Từ tên gọi có thể thấy đây là mô hình trái ngược với vai đầu vai. Mô hình gồm có ba đáy, đáy đầu tiên cao hơn đáy thứ hai và đáy thứ ba cao hơn đáy trước.

mô hình giá đảo chiều - Mô hình vai đầu vai ngược
Mô hình vai đầu vai ngược

Hai vùng tạo đỉnh của mô hình này không được cách nhau quá xa. Neckline là đường được nối bởi hai đỉnh của mô hình.

Mô hình này cho thấy đường giá đã giảm thủng đáy đầu tiên nhưng không kéo dài lâu và phục hồi trở lại. Sau khi test lại đỉnh trước đó lần nữa thì giảm trở lại tuy nhiên lực mua mạnh dần sau đó tạo đáy thứ ba, đường giá bứt phá neckline chính thức tạo mô hình vai đầu vai ngược cho tín hiệu đảo chiều.

Mô hình giá tiếp diễn

Mô hình Cờ (Flag)

Mô hình cờ thường xuyên xuất hiện trong xu hướng mạnh. Khi mô hình xuất hiện cho thấy đường giá đang trong quá trình tích luỹ trước, rung lắc trước khi khi tiếp tục xu hướng trước đó.

Có 2 loại mô hình cờ tiếp diễn:

các mô hình giá - Bearish Flag
Bearish Flag
mô hình giá​ - Bullish Flag
Bullish Flag

Lưu ý với mô hình này là quá trình tích luỹ “lá cờ” càng lài theo xu hướng, ít ngược với xu hướng trước đó thì xác suất tiếp diễn xu hướng sẽ càng cao

Mô hình Tam giác (Triangle)

Mô hình tam giác thì vùng tích lũy có hình dạng tam giác. Mức độ dao động trong vùng tam giác tích luỹ sẽ giảm dần về cuối, sau đó bứt phá và tiếp tục xu hướng trước đó

mô hình giá đảo chiều - Mô hình tam giác tăng
Mô hình tam giác tăng

Với mô hình này lưu ý, vùng tam giác tích luỹ càng có chiều hướng lài theo xu hướng trước đó thì xác suất tiếp diễn xu hướng sẽ càng cao

Mô hình Hình chữ nhật (Rectangle)

các mô hình giá - Mô hình chữ nhật
Mô hình chữ nhật

Mô hình chữ nhật hình dáng cũng khá giống với mô hình cờ chỉ khác là vùng tích luỹ của mô hình này gần như đi ngang. Chính vì thế xác suất đường giá tiếp diễn xu hướng sẽ hơn cao so với mô hình cờ.

Ứng dụng mô hình giá trong giao dịch

Mô hình giá là công cụ được rất nhiều trader áp dụng trong phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên vẫn cần phải lưu ý một số điểm khi áp dụng:

    • Xác suất thành công mô hình giá: luôn có xác suất nhất định ở mỗi mẫu hình giá và luôn phải có kế hoạch phòng ngừa rủi ro khi mô hình thất bại
    • Mô hình tiếp diễn thường có xác suất thành công cao hơn mô hình đảo chiều: với việc đi cùng chiều với dòng tiền thì sẽ thuận lợi hơn việc đi đón đầu xu hướng.
  • Mô hình tiếp diễn: vùng tích lũy càng lài theo xu hướng trước đó thì xác suất tiếp diễn sẽ cao hơn.
  • Mô hình đảo chiều: xác suất đảo chiều sẽ phụ thuộc nhiều vào đỉnh, đáy cuối của mô hình.

Khi thực hiện giao dịch với mô hình giá cần đặc biệt chú ý tại trendline và neckline. Với mẫu hình giá thì có khá nhiều vùng nhiễu nên kết hợp với nhiều chỉ báo kỹ thuật khác để có góc nhìn chính xác hơn.

Kết luận

Với mô hình giá, trader có thể dự đoán trước các kịch bản có thể diễn ra thời gian tới để có những kế hoạch giao dịch. Tuy nhiên, luôn phải có kế hoạch khi mô hình này thất bại. 

Bài viết này hi vọng sẽ giúp cho nhà đầu tư hiểu hơn về nhiều mô hình giá để có được những dự đoán tốt hơn. Ngoài ra, các nhà đầu tư cùng tham gia vào HscEdu – Nền tảng đào tạo chứng khoán trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam. Tham gia các lớp học cùng chuyên gia giúp tối đa hóa lợi nhuận ngay hôm nay!

Thiên Phú
Wealth Manager

Bài viết cùng chuyên mục

chỉ số VNIndex

Chỉ số VN-Index là gì | Các yếu tố ảnh hưởng đến VNindex

Chỉ số VN-Index là gì? Ý nghĩa của chỉ số VN-Index trong đầu tư VN-Index là một chỉ số thị trường chứng khoán của Việt Nam được tính dựa trên...

Lợi nhuận trước thuế (EBT) là gì? Cách tính lợi nhuận trước thuế (EBT công thức)

Lợi nhuận trước thuế (EBT) là gì? Cách tính lợi nhuận trước thuế (EBT công thức)

Trong quá trình ra quyết định đầu tư, các chỉ tiêu về lợi nhuận trên báo cáo tài chính của công ty rất được nhà đầu tư xem trọng. Một...

cách mua cổ phiếu

Hướng dẫn mua cổ phiếu cho người mới | 4 bước đơn giản

Bất cứ ai muốn tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán, đặc biệt là thị trường chứng khoán Việt Nam, đều phải tìm hiểu kỹ cách mua cổ...