Trader là gì? Điều gì làm nên một trader thành công? (Phần 1)

Ngày đăng: 18/10/2024 lượt xem

Trader là gì? Và họ làm gì trên thị trường tài chính? Phần 1 của loạt bài này sẽ giới thiệu về vai trò của một trader, các kỹ năng cần thiết và những yếu tố cốt lõi giúp họ đạt được thành công. Từ việc nắm bắt xu hướng thị trường đến quản lý cảm xúc và rủi ro, hãy cùng khám phá những nền tảng vững chắc để bắt đầu sự nghiệp giao dịch hiệu quả.

Trader là gì? Các loại Trader phổ biến

Khái niệm Trader là gì?

Trader được xem như là một người thực hiện những hoạt động giao dịch, mua bán các loại tài sản tài chính trên thị trường với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá. Trader thường hoạt động giao dịch trên thị trường tài chính như chứng khoán, ngoại hối, crypto,… 

Để là một trader chuyên nghiệp thì cần phải có những kiến thức vững vàng về kinh tế tài chính, sử dụng phân tích kỹ thuật hiệu quả và biết cách quản lý tài sản cũng như phân bổ rủi ro. Ngoài ra, tâm lý vững vàng cùng với sự kỷ luật trong giao dịch là điều không thể thiếu với một trader chuyên nghiệp.

Trader có thể là một cá nhân hoặc là đại diện một tổ chức, quỹ đầu tư để thực hiện các giao dịch trên thị trường. Trader là một phần không thể thiếu ở thị trường tài chính vì tính chất giao dịch mua bán với cường độ cao thì đối tượng này sẽ tạo nên tính thanh khoản cho thị trường tài chính.

=>> 3 phút Mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại HSC

Các loại trader phổ biến

trader là gì - Các loại trader phổ biến
Các loại trader phổ biến

1. Day Trader

Day trader là những trader sử dụng chiến lược giao dịch mua bán nhằm kiếm lợi nhuận chênh lệch giá trong ngày mà không giữ vị thế qua đêm. Chiến lược này thường được gọi là Day trading. Day trader thường hoạt động ở sàn forex hoặc crypto. 

Do tính chất thị trường chứng khoán Việt Nam, day trader sẽ bị hạn chế khá nhiều về mặt sản phẩm tài chính hiện tại, do tính chất T+2.5. Các day trader thường sẽ giao dịch ở thị trường phái sinh hoặc giao dịch trên lượng cổ phiếu có sẵn trong tài khoản cơ sở.

Đặc điểm của chiến lược Day trader

  • Day trader giao dịch ngắn hạn với cường độ rất cao. 
  • Day trader sẽ tận dụng những biến động chênh lệch trong ngày để thực hiện giao dịch.
  • Sử dụng mức đòn bẩy lớn liên tục nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
  • Mục tiêu lợi nhuận thông thường khoảng quanh 5% và tỷ lệ rủi ro quanh 2%.
  • Thời gian nắm giữ vị thế sẽ là trong ngày và không để vị thế qua đêm.
  • Day trader thường sẽ chỉ giao dịch trong khung thời gian ngắn (minute, hourly).
  • Đa số các day trader thường sẽ sử dụng phân tích kỹ thuật để giao dịch.

Ưu điểm

  • Hạn chế rủi ro thông tin biến động qua đêm bất ngờ và khó đoán.
  • Không phải trả phí qua đêm (phí quản lý vị thế, lãi margin,…).
  • Nếu giao dịch hiệu quả thì tỷ suất sinh lời sẽ tăng rất nhanh theo thời gian.

Nhược điểm

  • Vì giao dịch cường độ cao nên phí giao dịch sẽ chiếm rất lớn.
  • Dễ bị gặp những bẫy thao túng biến động trong ngày.
  • Bỏ lỡ cơ hội nếu thị trường có biến động sóng lớn.
  • Phải luôn theo sát phiên giao dịch để kịp thời ra quyết định.
  • Day trader đòi hỏi kỹ năng và kinh nghiệm khá cao nên không nhiều trader có thể giao dịch hiệu quả.
  • Tâm lý giao dịch tương đối căng thẳng.
Trading - Day trader chịu áp lực tâm lý lớn
Day trader chịu áp lực tâm lý lớn

2. Swing Trader

Swing trader vẫn là những nhà giao dịch mua bán nhằm tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn. Các giao dịch của thường sẽ có thời gian nắm giữ từ vài ngày đến vài tuần.

Đây là kiểu trader rất phổ biến trên hầu hết các thị trường tài chính cũng như tại thị trường chứng khoán Việt Nam vì tương đối dễ tiếp cận.

Đặc điểm Swing trader

  • Swing trader vẫn giao dịch với cường độ cao nhưng ít hơn so với Day trader. Thời gian ngắm giữ vị thế là vài ngày hoặc vài tuần.
  • Đa số swing trader vẫn sẽ sử dụng phân tích kỹ thuật để giao dịch. Khung thời gian giờ hoặc ngày sẽ phù hợp với phương pháp.
  • Swing trader sẽ tận dụng những biến động ngắn hạn trong vài ngày hoặc vài tuần để tìm kiếm chênh lệch giá.
  • Mục tiêu lợi nhuận thông thường trong khoảng 12% và tỷ lệ rủi ro trong khoảng 5%.

Ưu điểm

  • Có thể hạn chế được những rủi ro mang tính ngắn hạn nếu thị trường biến động.
  • Nếu giao dịch hiệu quả thì tỷ suất sinh lợi vẫn sẽ rất cao theo thời gian.
  • Những trader mới vẫn có thể tiếp cận phương pháp này.
  • Tâm lý ít căng thẳng hơn so với Day trader.
  • Thời gian nắm giữ vị thế tương không quá ngắn nên không đòi hỏi phải theo sát thị trường liên tục.

Nhược điểm

  • Vẫn có những rủi ro về mặt tin tức qua đêm.
  • Phương pháp này vẫn đòi hỏi trader cần có kỹ năng, kinh nghiệm và tâm lý giao dịch vững vàng.
  • Cường độ giao dịch của phương pháp này vẫn ở mức cao nên phí giao dịch vẫn đáng kể.

3. Position Trader

Position trader là những nhà giao dịch nắm giữ vị thế khá dài hạn, có thể từ vài tháng đến vài năm. Position trader thường chiếm phần ít trên thị trường vì thời gian nắm giữ vị thế tương đối dài.

Đặc điểm position trader

  • Vị thế nắm giữ tính từ vài tháng đến nhiều năm.
  • Position trader đòi hỏi kỹ năng phân tích cơ bản khá cao. Ngoài ra có thể sử dụng phân tích kỹ thuật với khung đồ thị tuần hoặc tháng.
  • Position trader tham gia phổ biến ở thị trường chứng khoán hơn là forex hoặc crypto.
  • Không cần thiết phải theo dõi thị trường thường xuyên.
  • Biên lợi nhuận của từng vị thế thường kỳ vọng khá cao. Tương tự tỷ lệ chấp nhận rủi ro cũng cao tương ứng.

Ưu điểm

  • Position trader cường độ giao dịch rất thấp nên chi phí giao dịch sẽ ít nhất.
  • Không mất nhiều thời gian để theo dõi diễn biến thị trường.
  • Tâm lý giao dịch sẽ nhẹ nhàng hơn.
  • Tránh được những rủi ro bẫy tâm lý của thị trường.

Nhược điểm

  • Position trader thường sẽ ra quyết định tương đối chậm nên sẽ không phản ứng kịp thời nếu có yếu tố rủi ro bất thường xảy ra.
  • Position trader đòi hỏi phải nắm vững kiến thức lượng lớn về phân tích cơ bản, phân tích tài chính. Cập nhật thường xuyên các biến động nền kinh tế.
  • Mức lợi nhuận thường không quá cao, tương đối ổn định.
  • Chi phí nắm giữ vị thế qua đêm hoặc chi phí lãi vay (nếu sử dụng đòn bẩy) sẽ rất cao nên cần phải tính toán kỹ, tránh bào mòn tài khoản.

Các yếu tố tiên quyết làm nên một trader thành công

Cách để trở thành một trader thành công thì việc đầu tiên cần phải xác định được phương pháp trading phù hợp với tính cách và sở thích bản thân để hạn chế những ảnh hưởng tâm lý khi ra quyết định.

Sau khi xác định được phương pháp đầu tư, trader cần phải trau dồi những kiến thức chuyên môn liên quan tài chính về phân tích cơ bản và kỹ thuật. Ngoài ra, phương pháp quản lý tài sản, quản trị rủi ro cũng quan trọng không kém.

Các trader luôn phải thống kê lại lịch sử giao dịch của bản thân để tìm được cách khắc phục những lỗi sai khi vào lệnh. Từ đó nâng cấp được quá trình giao dịch theo thời gian.

Tìm được chiến lược giao dịch hiệu quả là mục tiêu cuối cùng của một trader thành công. Khi có chiến lược giao dịch của bản thân, trader phải tuyệt đối tuân thủ theo chiến lược đã đề ra. Từ đó sẽ tạo nên sự kỷ luật trong đầu tư.

=>> Giao dịch chứng khoán thuận tiện trên HSC ONE

Cơ hội & thách thức của trader hiện nay

Thị trường tài chính đang ngày càng được mở rộng và phát triển. Số lượng người tham gia thị trường chứng khoán ngày càng tăng lên, nhiều sản phẩm tài chính mới được hình thành sẽ là cơ hội lớn cho các trader biết nắm bắt.

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán luôn thay đổi cuộc chơi qua từng giai đoạn và luôn là cuộc chiến khốc liệt giữa các trader nên luôn phải trau dồi, cập nhật kiến thức liên tục.

Kết luận

Bài viết trên là những khái niệm cơ bản về trader là gì? Mong rằng sẽ giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về trader và các vấn đề liên quan để có thể trở thành một trader thành công trong thời gian tới.

Các nhà đầu tư cùng tham gia vào HscEdu – Nền tảng đào tạo chứng khoán trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam. Tham gia các lớp học cùng chuyên gia giúp tối đa hóa lợi nhuận.

Xem thêm các bài viết cùng chuyên mục:

Phần 2: Tư duy xác suất: Bí quyết trading của giới đầu tư 
Phần 3: Trading là gì? Cách xây dựng tính kiên trì và kỷ luật trong trading
Phần 4: Hãy coi trading như là một nghề kinh doanh thực thụ

Thiên Phú
Wealth Manager

Bài viết cùng chuyên mục

Nghệ thuật quản trị rủi ro: Chiếc la bàn của trader tài ba (Phần 5)

Trong thị trường đầy biến động, quản trị rủi ro như chiếc la bàn giúp nhà đầu tư luôn xác định được phương hướng để lèo lái con thuyền danh...

Tháp tài sản – Bí quyết quản lý tài chính cá nhân thông minh

Tháp tài sản – Bí quyết quản lý tài chính cá nhân thông minh

Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao đã mang lại cho người dân mức thu nhập ngày càng tăng lên, dần dần...

PNJ - Cập nhật đại hội cổ đông 2024

PNJ – Cập nhật Đại hội đồng cổ đông 2024

Ngày 16.04.2024, PNJ tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên với các nội dung chính như sau: Kế hoạch năm 2024 bao gồm doanh thu 37.148 tỷ...