Cách quản lý rủi ro trong đầu tư chứng khoán Phái Sinh (Phần 3)

Ngày đăng: 01/11/2024 lượt xem

Đối với bất kỳ kênh đầu tư nào, việc quản lý rủi ro luôn là vấn đề cần lưu tâm và đặc biệt coi trọng, nhất là với kênh đầu tư có đòn bẩy cao như chứng khoán phái sinh. Những biến động tương đương với chỉ số cơ sở nhưng với tỷ lệ đòn bẩy cao, mức biến động tài khoản sẽ rất  lớn và mang lại nhiều rủi ro cho nhà đầu tư nếu không quản lý rủi ro một cách nghiêm túc.

>>> 2 phút Mở tài khoản Phái sinh dễ dàng tại HSC

Những rủi ro phổ biến trong đầu tư chứng khoán phái sinh

Rủi ro thị trường: Cũng là rủi ro gặp phải khi tham gia đầu tư tài chính. Những tài sản, hàng hóa đều chịu những rủi ro từ thị trường bên ngoài, bao gồm các yếu tố ảnh hưởng tới cung cầu mua bán, tâm lý nhà đầu tư. Nhất là trong thị trường tài chính, ngày càng có rất nhiều biến số tác động tới thị trường như: Biến động giá của hàng hóa, chứng khoán cơ sở tham chiếu cho chứng khoán phái sinh, ảnh hưởng từ các yếu tố kinh tế và chính trị làm tâm lý và kỳ vọng nhà đầu tư thay đổi khi đánh giá tác động đến thị trường.

Rủi ro đòn bẩy: Các chứng khoán phái sinh thường có mức đòn bẩy cao. Ví dụ với mức ký quỹ 17% trên thị trường chứng khoán phái sinh, bạn chỉ cần bỏ 17% giá trị của hợp đồng để được sở hữu 1 hợp đồng. Chẳng hạn chỉ số phái sinh hợp đồng tương lai VN30 có số điểm là 1.200, tương đương với số tiền bạn cần bỏ ra là 1.200*100,000*17%=20.400.000đ. Tức là chỉ cần bỏ 20.4 triệu đồng đã sở hữu 1 hợp đồng phái sinh VN30 trị giá 1.2 tỷ đồng.

Mức đòn bẩy cao dẫn đến những biến động của thị trường sẽ gây ra thay đổi lớn trong tài khoản của nhà đầu tư, và vi phạm tỷ lệ tối thiểu sẽ phải đóng vị thế.

Rủi ro thanh khoản: Khi biến động lớn trên thị trường dưới các sự kiện lớn và đột ngột về chính trị, kinh tế, quân sự, tác động tâm lý nhà đầu tư ở mức mạnh và khiến thị trường biến động nhanh và mạnh, nhiều trường hợp sẽ mất thanh khoản và không mua bán đóng vị thế được. Đây là rủi ro về mặt kỹ thuật và thị trường với các nhà đầu tư.

Rủi ro tín dụng: Rủi ro xảy ra khi các bên cung cấp sàn giao dịch bị đóng cửa, bị vi phạm pháp luật và bị xử lý, hoặc các hành vi lừa dối khách hàng. Vì thế, cần lựa chọn kỹ các sàn giao dịch, nhà cung cấp dịch vụ uy tín và có tiềm lực tài chính tốt

Các chiến lược quản lý rủi ro trong đầu tư chứng khoán phái sinh

Cách quản lý rủi ro trong đầu tư chứng khoán Phái Sinh

Sử dụng lệnh dừng lỗ (Stop-loss)

Đây là một trong những lệnh quan trọng bậc nhất cho các nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán phái sinh. Việc dừng lỗ nếu vận động của thị trường ngược hướng kỳ vọng của nhà đầu tư là điều rất quan trọng. Nhất là khi thị trường phái sinh với đặc tính biến động mạnh và đòn bẩy cao. Ngoài ra, việc đặt sẵn lệnh dừng lỗ sẽ giúp nhà đầu tư quản trị được cảm xúc, tránh việc không cắt lỗ dừng lỗ khiến mức thua lỗ lên quá lớn.

Thông thường, lệnh dừng lỗ dùng để hệ thống tự đặt lệnh đóng vị thế khi vi phạm một mức giá nào đó (do nhà giao dịch tự đặt sẵn). Ngoài ra, còn có lệnh nâng cao hơn là Trailing Stop, dời điểm thoái vị thế lên theo xu hướng đúng của vị thế, nhằm bảo toàn lợi nhuận cho tài khoản.

>> Xem thêm: Stop loss là gì? Vì sao nên dùng lệnh này?

Đáo hạn phái sinh - Hình minh họa lệnh Stop và Trailing Stop trên app winnertrade của HSC
Hình minh họa lệnh Stop và Trailing Stop trên app winnertrade của HSC.

Phân bổ tài sản hợp lý

Việc đa dạng hóa tài sản, các loại hình đầu tư, các loại chứng khoán cơ sở khác nhau là điều cần thiết cho các nhà đầu tư để tránh rủi ro tập trung. Ngoài việc nắm chứng khoán cơ sở, nhà đầu tư có thể mở vị thế chứng khoán phái sinh để phòng ngừa rủi ro cho danh mục nếu thị trường có biến động lớn.

Ngoài ra, việc phân bổ tài sản hợp lý, có nhiều tài sản khác nhau sẽ giúp nhà đầu tư có tâm lý ổn định và vững vàng hơn khi giao dịch, không chỉ ở chứng khoán phái sinh mà còn ở các tài sản khác.

Hedging (Phòng ngừa rủi ro)

Đây cũng là tiêu chí ban đầu khi thành lập các chứng khoán phái sinh. Việc tỷ lệ đòn bẩy trên thị trường lớn, sẽ là điều kiện để nhà đầu tư có thể phòng ngừa rủi ro cho danh mục của mình. Với việc mua và nắm giữ các chứng khoán cơ sở, nhà đầu tư nên phân bổ thêm 1 phần vốn của mình vào chứng khoán phái sinh theo chiều ngược lại để nếu có biến động bất thường thì 1 phần danh mục cơ sở sẽ được bảo vệ.

>> Xem thêm: Hedging là gì? Ứng dụng chiến lược Hedging

Quản lý vốn

Với tỷ lệ đòn bẩy cao, biến động lớn và nhanh, nhà đầu tư cần tính toán thật kỹ cho 1 vị thế giao dịch để tránh những biến động bất ngờ và quá lớn có thể cuốn bay tài khoản của mình. Bên cạnh đó, việc quản trị vốn và danh mục tối ưu sẽ giúp nhà đầu tư có lợi nhuận về lâu dài và bền vững.

Sử dụng công cụ và kỹ thuật phân tích để quản lý rủi ro

Phân tích kỹ thuật: Bản chất biến động giá của thị trường phái sinh cũng phụ thuộc vào cung cầu, và phản ánh tin tức, tâm lý, tác động từ nhiều yếu tố bên ngoài. Vì vậy, phân tích kỹ thuật là áp dụng được cho giao dịch phái sinh cũng như sử dụng các chỉ báo kỹ thuật để có chiến lược giao dịch hợp lý.

Phân tích cơ bản: Chứng khoán phái sinh bản thân nó cũng đã phản ánh các yếu tố bên ngoài từ kinh tế, vĩ mô, tiền tệ, chính trị và quân sự… Ngoài ra, các hàng hóa cơ sở tham chiếu cho chứng khoán phái sinh cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố cơ bản. Vì vậy, cần nghiên cứu vào áp dụng phân tích cơ bản trong giao dịch phái sinh.

>> Xem thêm: Sự khác nhau giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật

Sử dụng phần mềm và công cụ giao dịch: Tận dụng các công cụ hiện đại để theo dõi và quản lý rủi ro. Ưu tiên các phần mềm ổn định, có lệnh dừng lỗ, ở các công ty lớn, uy tín, và tiềm lực tài chính mạnh.

Kết luận

Đầu tư, dù ở bất kỳ hình thức nào, đều đi kèm với rủi ro. Rủi ro có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, từ biến động thị trường, lãi suất, tỷ giá hối đoái, cho đến rủi ro liên quan đến doanh nghiệp, ngành nghề, hoặc thậm chí là các yếu tố bên ngoài như thiên tai, chiến tranh. Đặt trong bối cảnh giao dịch chứng khoán phái sinh có biến động rất lớn, nhạy cảm và kèm theo tỷ lệ đòn bẩy rất cao, nên việc quản trị rủi ro phải được đặt lên hàng đầu trước khi tiến hành giao dịch.

Quản trị rủi ro, đảm bảo mức thua lỗ nhỏ trước khi nghĩ đến mức lợi nhuận lớn và kiếm tiền bền vững từ giao dịch chứng khoán phái sinh. Việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia, của các trang web uy tín và nhiều kinh nghiệm như ở Stock Insight là điều cần thiết cho mỗi nhà đầu tư, nhằm xác định cho mình được phương pháp giao dịch hiệu quả, chiến lược quản trị rủi ro hợp lý và phù hợp với bản thân.

Quý nhà đầu tư có thể bắt đầu hành trình tìm hiểu, khám phá và học cách đầu tư Phái sinh tại HSCEdu. Ngoài ra, để biết thêm nhiều thông tin cũng như tin tức từ thị trường chứng khoán, các bạn có thể theo dõi thêm tại Stock Insight nhé!

Xem thêm các bài viết cùng chuyên mục:

Phần 1: Chứng khoán phái sinh là gì? Những quy định về đầu tư chứng khoán phái sinh
Phần 2: Cách đầu tư chứng khoán phái sinh cho người mới bắt đầu
Phần 4: Các sai lầm thường gặp khi đầu tư chứng khoán Phái Sinh

Sơn Mai
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

Tôn trọng xu hướng của thị trường trong giao dịch

Chống lại hoặc đối phó với xu hướng của thị trường là một tâm lý phổ biến, đặc biệt là trong cộng đồng nhà đầu tư mới. Họ thường xuyên...

Short trong chứng khoán là gì? Khi nào nên “Short”?

Short trong chứng khoán là gì? Khi nào nên “Short”?

Short trong chứng khoán là gì? Bán khống, hay còn gọi là ‘short selling’, là một chiến lược đầu tư được sử dụng khi nhà đầu tư tin rằng giá...

Chia cổ tức bằng tiền mặt

Chia cổ tức bằng tiền mặt là gì? Những lưu ý quan trọng khi thực hiện

Chia cổ tức là một khía cạnh quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một công ty, và nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của các cổ...