Xây dựng chiến lược đầu tư trái phiếu (Phần 2)

Ngày đăng: 08/10/2024 lượt xem

Sau khi nắm vững những khái niệm cơ bản về trái phiếu, giai đoạn tiếp theo là xây dựng một chiến lược đầu tư cụ thể và hiệu quả. Trong phần 2 này, bài viết sẽ hướng dẫn cách lựa chọn trái phiếu phù hợp, quản lý rủi ro và tối ưu hóa danh mục đầu tư. Với các chiến lược rõ ràng, bạn sẽ có nền tảng vững chắc để đạt được mục tiêu tài chính dài hạn một cách an toàn và hiệu quả.

Cùng Stock Insight xây dựng chiến lược đầu tư trái phiếu từ A đến Z.

Xác định mục tiêu và khẩu vị rủi ro khi đầu tư trái phiếu

Khi xây dựng chiến lược đầu tư trái phiếu, cần xác định mục tiêu khi đầu tư và khẩu vị rủi ro để chọn loại trái phiếu phù hợp nhất.

Xác định mục tiêu tài chính cá nhân

Dưới đây là 4 mục tiêu đầu tư phổ biến nhất của nhà đầu tư cá nhân khi lựa chọn đầu tư trái phiếu:

Mục tiêu Loại trái phiếu
Bảo toàn vốn, tránh rủi ro Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn ngắn
Tăng trưởng vốn thông qua tái đầu tư và lãi kép Trái phiếu doanh nghiệp nhiều kỳ hạn, ưu tiên kỳ hạn dài
Nhận lãi suất định kỳ để bổ sung nguồn thu nhập Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn dài và trái phiếu doanh nghiệp kỳ hạn dài
Đa dạng hóa danh mục đầu tư Kết hợp nhiều loại trái phiếu

Lưu ý:

  • Trái phiếu kỳ hạn ngắn: Từ 1 năm tới dưới 4 năm.
  • Trái phiếu kỳ hạn trung bình: Từ 4 năm tới dưới 10 năm.
  • Trái phiếu kỳ hạn dài: Trên 10 năm

Xác định khẩu vị rủi ro

Để xác định khẩu vị rủi ro, bạn có thể căn cứ vào lợi nhuận kỳ vọng, tuổi tác và thu nhập.

Lợi nhuận kỳ vọng: Nhà đầu tư muốn đạt được lợi nhuận lớn thường phải có khẩu vị rủi ro cao; ngược lại, nhà đầu tư không đòi hỏi lợi nhuận lớn thì có khẩu vị rủi ro thấp.

Tuổi tác: Nhìn chung, các nhà đầu tư trẻ tuổi có khẩu vị rủi ro cao hơn để kiếm được lợi nhuận cao hơn. Các nhà đầu tư lớn tuổi thường không chấp nhận rủi ro vì họ có ít thời gian hơn để phục hồi nếu họ thua lỗ.

Thu nhập: Thu nhập cao đem lại khả năng chấp nhận rủi ro cao vì nhà đầu tư dễ dàng hồi phục sau khi thua lỗ, và thông thường sẽ dẫn tới khẩu vị rủi ro cao.

Ngoài ra, bạn có thể thử trả lời các câu hỏi sau đây:

  1. Bạn có cảm thấy lo lắng bất an khi khoản đầu tư của bạn bị thiệt hại?
  2. Bạn có rút bớt tiền hoặc bán tháo khi bị thua lỗ trong một khoản thời gian ngắn?
  3. Bạn có ưu tiên những khoản đầu tư ngắn hạn mang lại kết quả nhanh hơn so với các khoản đầu tư lâu dài từ 5 năm đến 10 năm hoặc hơn?
  4. Bạn có đồng ý rằng lãi ít mà an toàn còn hơn là lãi nhiều mà rủi ro?

Nếu câu trả lời của bạn là thì bạn là nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro thấp, bạn nên chọn các khoản đầu tư an toàn. Ngược lại, nếu câu trả lời là KHÔNG thì bạn có thể cân nhắc các khoản đầu tư có rủi ro cao.

Lựa chọn loại trái phiếu phù hợp

1. Trái Phiếu Chính phủ

Trái phiếu Chính phủ phù hợp với các nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro thấp, ưu tiên bảo vệ vốn.

2. Trái Phiếu Doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp phù hợp với các nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro cao, đòi hỏi lợi nhuận lớn và thời gian đầu tư thường ngắn hơn trái phiếu Chính phủ.

=>>> Mở tài khoản giao dịch Trái phiếu

Thiết kế danh mục đầu tư trái phiếu

3 chiến lược đầu tư trái phiếu

Các chiến lược đầu tư trái phiếu phổ biến

Chiến lược Ladder

Đây là chiến lược mua nhiều trái phiếu có kỳ hạn khác nhau. Có thể hình dung như đang xây một chiếc thang (ladder) với mỗi kỳ hạn trái phiếu là một bậc thang, càng lên cao, kỳ hạn càng dài.

Bạn có thể bắt đầu mua hàng loạt trái phiếu có kỳ hạn khác nhau tại cùng một thời điểm để xây dựng danh mục trái phiếu theo chiến lược bậc thang.

Chiến lược này giúp nhà đầu tư linh hoạt dòng tiền và tăng tính thanh khoản của danh mục đầu tư trái phiếu nhờ tạo ra hàng loạt các khoản thanh toán lãi và gốc khác nhau trong tương lai. Điều này giúp giảm bớt rủi ro lãi suất, rủi ro lạm phát và rủi ro tái đầu tư nhờ vào việc liên tục đáo hạn và tái đầu tư vào các trái phiếu mới.

Chiến lược Bullet

Khác với chiến lược Ladder, chiến lược Bullet đòi hỏi nhà đầu tư phải thực hiện giải ngân mua trái phiếu ở các thời điểm khác nhau, tất cả trái phiếu có chung một thời điểm đáo hạn.

Ví dụ: Bạn có nhu cầu xây nhà trong vòng 5 năm nữa. Bạn bắt đầu xây dựng danh mục đầu tư trái phiếu theo chiến lược Bullet từ năm 2024 với mục tiêu sẽ xây nhà vào năm 2029. Mỗi năm, bạn thực hiện mua trái phiếu 1 lần, sao cho tất cả trái phiếu của bạn đều đáo hạn vào năm 2029.

Chiến lược này giúp nhà đầu tư giảm áp lực giải ngân và giảm rủi ro lãi suất. Khi lãi suất thay đổi qua từng năm, tổng thể danh mục đầu tư ít bị ảnh hưởng nhờ có các khoản đầu tư mới với lãi suất gần nhất với lãi suất thị trường.

Chiến lược này hoạt động tốt nhất trong môi trường lãi suất tăng, và hoạt động kém hiệu quả khi lãi suất giảm.

Chiến lược Barbell

Chiến lược này chỉ mua vào các trái phiếu có kỳ hạn rất ngắn và kỳ hạn rất dài.

Trái phiếu kỳ hạn rất ngắn cho phép nhà đầu tư trái phiếu có thể linh hoạt điều chỉnh danh mục vài tháng hoặc vài năm một lần. Trong khi trái phiếu kỳ hạn rất dài mang lại mức lãi suất cao và ổn định. 

Khi lãi suất tạo đỉnh, nhà đầu tư có thể dùng số tiền đáo hạn từ các trái phiếu ngắn hạn để mua trái phiếu dài hạn và khóa lại mức lãi suất cao, trong khi lãi suất tăng thì nhà đầu tư có thể liên tục tái đầu tư vào các kỳ hạn mới.

Quản lý và theo dõi danh mục đầu tư

Nhà đầu tư cần theo dõi danh mục và thực hiện tái cân bằng danh mục định kỳ hàng tháng thông qua phân bổ lại tỷ trọng, thêm hoặc bớt trái phiếu.

Kết luận

Việc xây dựng chiến lược đầu tư trái phiếu là không hề đơn giản, tuy nhiên, Stock Insight tin rằng bài viết này đã mang lại những thông tin và kỹ năng bổ ích cho nhà đầu tư trái phiếu. Cần lưu ý rằng không có chiến lược nào hoàn hảo, mỗi chiến lược phù hợp với những điều kiện thị trường và mục tiêu đầu tư khác nhau, các chiến lược này cũng sẽ không đem lại kết quả ngay lập tức. 

Cuối cùng, bạn hãy kiên nhẫn và chăm chỉ trong việc xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp với từng giai đoạn của thị trường. Các nhà đầu tư cùng tham gia vào HscEdu – Nền tảng đào tạo chứng khoán trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam Tham để gia các lớp học cùng chuyên gia giúp tối đa hóa lợi nhuận. Chúc bạn đầu tư thành công! 

Xem thêm các bài viết cùng chuyên mục:

Phần 1: Trái phiếu là gì? Phân biệt trái phiếu và cổ phiếu
Phần 3: Học cách quản lý rủi ro để đầu tư trái phiếu an toàn
Phần 4: Đầu tư trái phiếu: Những cạm bẫy mà nhà đầu tư thường mắc phải

Đức Phú
Account Manager

Bài viết cùng chuyên mục

chỉ số vn30

Chỉ số VN30 là gì? Khái niệm, cách tính, ý nghĩa

Chỉ số VN30 là gì? VN30 là một tập hợp gồm 30 cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn tại Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh....

hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai là gì? Tổng quan kiến thức từ A-Z

Hợp đồng tương lai là gì? Hợp đồng tương lai (Futures Contract – Sản phẩm phái sinh đầu tiên tại Việt Nam) là thỏa thuận mua bán giữa người mua...

Vị thế của các ETFs nội tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Vị thế của các ETFs nội tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Dù mới ra đời trong vài năm trở lại đây nhưng quỹ ETFs nội đang ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Không...