Chỉ số hợp đồng tương lai là gì? Hướng dẫn giao dịch cho người mới

Ngày đăng: 05/08/2024 lượt xem

Chỉ số hợp đồng tương lai là công cụ tài chính quan trọng giúp nhà đầu tư dự đoán xu hướng và quản lý rủi ro. Đối với người mới, hiểu rõ khái niệm và cách giao dịch sẽ giúp nắm bắt cơ hội đầu tư. Hãy cùng Stock Insight khám phá các bước cơ bản và kỹ thuật cần thiết để bắt đầu hành trình đầu tư của bạn.

Hợp đồng tương lai là gì?

Hợp đồng tương lai là một loại sản phẩm trong thị trường phái sinh. Đây là một loại thoả thuận giữa 2 bên mua – bán tại một loại sản phẩm tại thời điểm nhất định trong tương lai với giá đã được xác định trước.

Chỉ số hợp đồng tương lai là một loại sản phẩm phái sinh với sản phẩm cơ sở là rổ chỉ số thị trường. Đây là một loại thoả thuận giữa 2 bên mua bán với mục đích là dự đoán điểm số của rổ chỉ số thời điểm trong tương lai. 

Chỉ số hợp đồng tương lai VN30 là loại sản phẩm phái sinh đầu tiên tại thị trường chứng khoán Việt Nam với sản phẩm cơ sở là rổ chỉ số VN30. Đây là một loại thoả thuận giữa người mua và người bán với mục đích dự đoán điểm số của VN30 tại một thời điểm nhất định.

Ví dụ: Tại thời điểm rổ chỉ số VN30 đạt 1.300 điểm. 

Bên A dự đoán chỉ số VN30 này vào cuối tháng này sẽ tăng điểm mạnh nên đã thực hiện vị thế mua vào (Long position) hợp đồng tương lai VN30 tại 1.300 điểm.

Ở vị thế đối ứng ngược lại, bên B dự đoán VN30 cùng thời điểm đó sẽ giảm sâu nên thực hiện vị thế bán ra (Short position) hợp đồng tương lai VN30 với cùng mức giá .

Giả sử đến thời điểm đáo hạn chỉ số VN30 đạt 1.350 điểm thì bên A sẽ có được lợi nhuận là 50 điểm/ hợp đồng, Bên B sẽ bị thiệt hại đối ứng.

Trường hợp ngược lại, nếu rổ chỉ số VN30 tại thời điểm đáo hạn giảm sâu về 1.240 thì bên B sẽ có được lợi nhuận là 60 điểm/ hợp đồng.

Những lợi ích của hợp đồng tương lai

Thị trường phái sinh là một cánh cửa rộng mở đối với thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và đối với nhà đầu tư nói riêng. Thị trường phái sinh với mục tiêu giúp đa dạng hoá các sản phẩm tài chính, cung cấp nhiều giải pháp đối với nhà đầu tư.

Với thị trường phái sinh, nhà đầu tư có thể tìm kiếm lợi nhuận đối với cả khi thị trường xu hướng tăng hoặc giảm điểm. Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư hoặc quỹ đầu tư với số vốn lớn rất khó có thể linh hoạt thì hợp đồng tương lai như là một giải pháp phòng ngừa rủi ro trong ngắn hạn (hedging)

Phát triển thị trường phái sinh là điều kiện cần để chuẩn hoá với thế giới, đa dạng hoá sản phẩm tài chính. Giúp thu hút được nhiều quỹ đầu tư lớn từ nước ngoài. 

Những điều cần biết về hợp đồng tương lai VN30

Tài sản cơ sở Chỉ số VN30
Hệ số nhân hợp đồng 100.000 đồng
Giá trị hợp đồng tương lai Hệ số nhân hợp đồng (100.000 đồng)*số điểm hợp đồng
Biên độ dao động ± 7%
Bước giá 01 hợp đồng
Thời gian giao dịch trong ngày Phiên mở cửa (ATO): 8h45 – 9h00
Phiên liên tục: 9h00 – 14h30 (Thời gian nghỉ: 11h30 – 13h00)
Phiên đóng cửa (ATC): 14h30 – 14h45
Vị thế Thể hiện trạng thái giao dịch và số lượng hợp đồng
Ngày đáo hạn Ngày thứ 5, tuần thứ 3 của tháng hợp đồng phái sinh
Giá đáo hạn hợp đồng Giá trị trung bình giản đơn của chỉ số VN30 trong 30 phút cuối của ngày đáo hạn (15 phút phiên liên tục và 15 phút phiên ATC), sau khi loại trừ 3 giá trị chỉ số cao nhất và thấp nhất phiên liên tục. 
Khối lượng mở (OI) Số lượng hợp đồng tương lai đang tồn tại trong một thời điểm.

Cách đọc một hợp đồng tương lai VN30

chỉ số hợp đồng tương lai

Các loại kỳ hạn của hợp đồng tương lai VN30

Chỉ số hợp đồng tương lai VN30 được chia thành 4 loại kỳ hạn nhằm đa dạng hoá nhu cầu nhà đầu tư. Với lần lượt là :

  • VN30F1M : Hợp đồng tương lai VN30 tháng hiện tại
  • VN30F2M: Hợp đồng tương lai VN30 tháng kế tiếp
  • VN30F1Q: Hợp đồng tương lai tháng cuối của quý hiện tại
  • VN30F2Q: Hợp đồng tương lai tháng cuối của quý kế tiếp

Ví dụ:

Vào thời điểm ngày 01/07/2024 thì những loại kỳ hạn hợp đồng sẽ xuất hiện là:

  • VN30F2407 (VN30F1M) : Ngày đáo hạn sẽ là 18/07/2024 (ngày thứ 5, tuần thứ 3 của tháng 7 năm 2024)
  • VN30F2408 (VN30F2M) : Ngày đáo hạn sẽ là 15/08/2024 (ngày thứ 5, tuần thứ 3 của tháng 8 năm 2024)
  • VN30F2409 (VN30F1Q) : Ngày đáo hạn hợp đồng là 20/09/2024
  • VN30F2412 (VN30F2Q) : Ngày đáo hạn hợp đồng là 19/12/2024

hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán

Những đặc điểm hợp đồng tương lai

1. Giao dịch liên tục trong ngày:

Tại thị trường phái sinh, nhà đầu tư có thể mở hoặc đóng vị thế bất cứ lúc nào trong thời gian giao dịch mà không cần chờ đợi. Đây là sự khác biệt lớn so với thị trường cơ sở nên nhà đầu tư hoàn toàn có thể tìm kiếm lợi nhuận trong phiên đối với hợp đồng tương lai. 

2. Giao dịch 2 chiều:

Với thị trường phái sinh, nhà đầu tư có thể tìm kiếm lợi nhuận khi thị trường tăng điểm hoặc giảm điểm bằng cách mở vị thế Long hoặc Short phù hợp với từng thời điểm.

3. Mức đòn bẩy cao:

Khi thực hiện giao dịch hợp đồng tương lai, nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra số tiền ký quỹ từ 17% – 23% giá trị hợp đồng tương lai để sở hữu hợp đồng phái sinh mà không chịu lãi suất vay ký quỹ như thị trường cơ sở.

4. Mức độ biến động lớn:

Với đặc điểm có thể giao dịch liên tục trong phiên và đòn bẩy cao thì mức độ biến động của hợp đồng tương lai là tương đối lớn. Nhà đầu tư có thể phải theo dõi diễn biến theo từng phút để nắm bắt rõ diễn biến của hợp đồng tương lai.

Kết luận

Trên đây là những khái niệm và đặc điểm của chỉ số hợp đồng tương lai. Hi vọng với nội dung trên sẽ giúp ích cho quý nhà đầu tư trong giao dịch thị trường phái sinh thời gian tới.

Bạn sẽ nhanh chóng trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp và chinh phục được những danh mục đầu tư khi đăng ký với học tập với nền tảng HSCEdu – nơi chia sẻ những kiến thức bổ ích về chứng khoán. 

Về app chứng khoán, ứng dụng HSC ONE là ứng dụng giao dịch trực tuyến hàng đầu cho thị trường chứng khoán Việt Nam với thao tác đơn giản và nhanh chóng. Đừng quên theo dõi những bài viết của Stock Insight để cập nhật kịp thời những kiến thức hữu ích về đầu tư nhé!

Thiên Phú
Wealth Manager

Bài viết cùng chuyên mục

chu kỳ kinh tế

Các giai đoạn chu kỳ thị trường chứng khoán Việt Nam

Có thể nhiều nhà đầu tư chưa biết thì thị trường chứng khoán cũng có tình chu kỳ. Chu kỳ chứng khoán có quan hệ cực kỳ mật thiết đối...

Full margin là gì

Full margin là gì? Nhà đầu tư có nên full margin hay không?

Full Margin là gì? Full margin là trạng thái nhà đầu tư sử dụng tối đa tỷ lệ ký quỹ cho phép để mua cổ phiếu. Khi mở tài khoản...

Tại sao cần phải lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân? (Phần 1)

Tại sao cần phải lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân? (Phần 1)

Tài chính cá nhân ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các quyết định về chi tiêu hàng ngày, đến những chi tiêu lớn như: mua xe hơi, mua nhà,...