DFL là gì? Tác động của đòn bẩy tài chính trong đầu tư

Ngày đăng: 28/07/2024 lượt xem

DFL( Đòn bẩy tài chính) là một chỉ số quan trọng trong tài chính phản ánh mức độ nhạy cảm của lợi nhuận trên mỗi cổ phần đối với sự thay đổi trong doanh thu. Đòn bẩy tài chính tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp, mang lại cơ hội gia tăng lợi nhuận nhưng cũng đi kèm với rủi ro. Hiểu rõ DFL và tác động của nó giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định thông minh, tối ưu hóa lợi nhuận và quản lý rủi ro hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá chi tiết khái niệm DFL là gì và cách nó ảnh hưởng đến chiến lược đầu tư. 

Đòn bẩy tài chính (FL – Financial Leverage) là gì?

Trong đầu tư nói chung và đầu tư chứng khoán nói riêng khi có cơ hội mà chúng ta không đủ vốn hoặc chúng ta muốn tăng tỷ suất lợi nhuận thì chúng ta thường mượn vốn để đầu tư, đó chính là sử dụng đòn bẩy tài chính. Việc doanh nghiệp mượn vốn (sử dụng FL) để đầu tư hoàn toàn không xấu, nếu mượn vốn đúng cách sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận và phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ. Ngược lại nếu doanh nghiệp không kiểm soát được các khoản nợ thì có thể dẫn đến khó khăn và phá sản. 

Các hệ số của đòn bẩy tài chính

Có nhiều cách tính đòn bẩy tài chính nhưng phổ biến thể hiện ở các hệ số sau:

Hệ số D/A = Debt / Asset

Tỷ lệ này cho chúng ta biết việc sử dụng nợ để tạo ra tài sản như thế nào? Nếu tỷ lệ này càng cao thì tài sản công ty càng phụ thuộc vào nợ. Nếu tỷ lệ này bằng 1 thì có nghĩa là công ty tạo ra tài sản hoàn toàn từ khoản nợ, nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1 thì tài sản công ty đang lớn hơn khoản nợ và ngược lại nếu D/A lớn hơn 1 thì tài sản đang nhỏ hơn khoản nợ.

Hệ số D/E = Debt / Equity

Tỷ lệ này cho biết công ty đã vay bao nhiêu trên vốn huy động được từ các cổ đông, chủ đầu tư. D/E lớn hơn 1 có nghĩa là công ty có nợ lớn hơn chủ sở hữu nhưng như thế cũng không có nghĩa là công ty có tỷ lệ nợ cao vì nó còn phụ thuộc vào ngành nghề đặc trưng của công ty đang hoạt động.

Hệ số D/EBITDA  =
Debt/ (Earnings Before Interest, Taxes, Depreciation, and Amortization)

Chỉ số này giúp so sánh khoản nợ của công ty với thu nhập mà công ty tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định, tỷ lệ này cho biết thu nhập có sẵn để trả nợ trước khi các chi phí hoạt động được khấu trừ khỏi thu nhập. Tỷ lệ này càng cao thì có nghĩa là công ty đang sử dụng nhiều đòn bẩy.

Hệ số nhân vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản / Tổng vốn chủ sở hữu

Mô hình phân tích Dupont sử dụng hệ số nhân vốn chủ sở hữu để đo lường đòn bẩy tài chính. Hệ số này thấp có nghĩa là công ty đang sử dụng vốn chủ để tài trợ chủ yếu cho tài sản, điều đó cũng có nghĩa là công ty đang sử dụng đòn bẩy tài chính thấp.

đòn bẩy tài chính
Hình 1: Minh họa về đòn bẩy tài chính

Hệ số đo mức độ tác động của đòn bẩy tài chính: DFL là gì?

Phương pháp tính DFL là gì?

Trong phân tích cơ bản các nhà phân tích còn sử dụng Hệ số đo mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL – Degree of Financial Leverage). DFL được tính bằng cách chia phần trăm thay đổi thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) của công ty cho phần trăm thay đổi thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT – Earnings Before Interest and Taxes) trong một khoảng thời gian nhất định. 

DFL = % Thay đổi EPS/ % Thay đổi EBIT

Hệ số này cho biết mức độ biến động của thu nhập trên mỗi cổ phiếu so với thu nhập từ hoạt động chính của công ty do những thay đổi trong cơ cấu vốn của công ty.

Tỷ lệ này càng cao cho thấy thu nhập càng biến động biến động. DFL cũng có thể biểu diễn bằng công thức tương đương sau:

DFL = EBIT/(EBIT – Interest)

​DFL rất có giá trị trong việc giúp công ty đánh giá nợ và đòn bẩy tài chính mà công ty nên lựa chọn trong cơ cấu vốn của mình. Nếu thu nhập từ hoạt động chính ổn định thì lợi nhuận và EPS cũng ổn định do đó công ty cũng sẽ có thể tăng cường vay nợ. Trong một số lĩnh vực mà thu nhập từ hoạt động không ổn định thì nên hạn chế các khoản nợ ở mức dễ quản lý.

Ví dụ về cách sử dụng DFL

Giả định công ty A có có thu nhập trước thuế và lãi vay EBIT là 100 tỷ VND trong năm 2023 với chi phí lãi vay là 10 tỷ VND, với 10 triệu cổ phiếu đang lưu hành. Để đơn giản, chúng ta giả định tạm thời không tính thuế. Vậy EPS năm 2023 của công ty A là:

EPS (2023) = (100 tỷ – 10 tỷ)/10 triệu cổ phiếu = 900 VND

DFL = 100 tỷ/(100 tỷ -10 tỷ) = 1.11 lần

Điều này có nghĩa là 1% thay đổi ở EBIT thì EPS sẽ thay đổi 1.11%. Bây giờ chúng ta giả định công ty A sẽ tăng thu nhập chính (EBIT) lên 20% thành 120 tỷ vào năm 2024, lãi vay vẫn giữ nguyên 10 tỷ lúc đó EPS năm 2024 của công ty A sẽ là:

EPS (2024) = (120 tỷ – 10 tỷ)/10 triệu cổ phiếu = 1100 VND

=> Như vậy EPS tăng 200VND từ 900 VNĐ lên 1100 VNĐ tức là tăng 2.22%. Con số này ta cũng dễ dàng tính được bằng cách lấy 1.11 x 20% (tức là phần EBIT thay đổi).

Ngược lại, nếu chúng ta giả định năm 2024 kinh tế khó khăn thu nhập chính của công ty giảm 20% tức còn 80 tỷ, lãi vay vẫn giữ nguyên thì EPS năm 2024 của công ty A sẽ là:

EPS (2024) = (80 tỷ – 10 tỷ)/10 triệu cổ phiếu = 700 VND

=> Như vậy EPS giảm 200VND từ 900 VNĐ lên 700 VND tức là giảm 2.22%. Con số này ta cũng dễ dàng tính được bằng cách lấy 1.11 x 20% (tức là phần EBIT thay đổi).

Qua ví dụ trên ta có thể thấy nếu DFL càng cao thì khi môi trường kinh doanh thuận lợi, thu nhập từ hoạt động kinh doanh chính tăng thì EPS sẽ tăng cao theo nhưng ngược lại nếu hoạt động kinh doanh kém thu nhập từ hoạt động kinh doanh chính giảm thì EPS của doanh nghiệp cũng giảm mạnh tương ứng.

>>> Khi nào nên sử dụng đòn bẩy tài chính? Mở tài khoản và nhận tư vấn từ chuyên gia HSC: https://register.hsc.com.vn/

Kết luận 

Đòn bẩy tài chính là con dao hai lưỡi, nó cũng giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư nhanh chóng đạt được mức độ tăng trưởng cao nhưng cũng sẽ dẫn đến những khó khăn thậm chí phá sản khi việc kinh doanh không thuận lợi. Do đó, việc quản trị nợ và nắm chắc được các hệ số nợ, DFL trong các điều kiện môi trường kinh doanh khác nhau sẽ hạn chế được những rủi ro mà đòn bẩy tài chính mang lại.

Phạm Thạch
Wealth Manager

Bài viết cùng chuyên mục

giao dịch với chỉ báo CCI

Hướng dẫn giao dịch với chỉ báo CCI

Giới thiệu chỉ báo CCI Chỉ số kênh hàng hóa (CCI) là một chỉ số được sử dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật. Chỉ báo này thuộc nhóm...

Cách xác định xu hướng và giao dịch theo xu hướng dựa trên hệ thống các đường trung bình động

Hệ thống đường trung bình động là công cụ phân tích kỹ thuật mạnh mẽ giúp nhà đầu tư cách xác định xu hướng thị trường. Bài viết này sẽ...

Quá trình phân tích, cân nhắc giữa các phương án sẽ giúp nhà đầu tư, đưa ra những quyết định sáng suốt, an toàn, giảm tỷ lệ thất bại, tối ưu nguồn lực.

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính và ví dụ minh họa dễ hiểu

Chi phí cơ hội là gì? Ý nghĩa của chi phí cơ hội là gì? Chi phí cơ hội (Opportunity Cost) là những lợi ích mà doanh nghiệp, cá nhân,...