Chiến lược giao dịch với tín hiệu phân kỳ trong phái sinh

Ngày đăng: 11/12/2023 lượt xem

Tín hiệu phân kỳ

Trong phân tích kỹ thuật, tín hiệu phân kỳ được đánh giá là tín hiệu báo trước về sự đảo chiều trong xu hướng giá. Đối với sản phẩm phái sinh, tín hiệu phân kỳ được áp dụng rộng rãi do tính chất linh hoạt của sản phẩm, có thể giao dịch 2 chiều.

Về bản chất, tín hiệu phân kỳ được xác định khi:

– Chỉ báo có xu hướng trái ngược với xu hướng giá.

– Khối lượng có xu hướng tăng giảm trái ngược với xu hướng giá.

– Động lượng có xu hướng giảm trái ngược với xu hướng giá.

Ví dụ phân kỳ giữa xu hướng giá và khối lượng:

Ví dụ phân kỳ giữa xu hướng giá và khối lượng-Tín hiệu phân kỳ
Ví dụ phân kỳ giữa xu hướng giá và khối lượng

Bước 1: Giá tăng lên nhưng khối lượng giảm đi, tạo ra sự phân kỳ giữa giá và khối lượng giao dịch.

Bước 2: Giá đã mất đà tăng, trong khi đó khối lượng giảm đột ngột. Điều này tạo cảnh mất hụt lực đẩy từ giá.

Sau khi đoạn phân kỳ, giá đã thật sự lao dốc và tạo Gap. Nói cách khác, tín hiệu phân kỳ này đã dự báo đúng được đà giảm của giá sau đó.

Phân tích tín hiệu phân kỳ

Tín hiệu phân kỳ được tạo ra khi đã có sự thay đổi trong đà tăng của giá.

Ví dụ về bài toán phân tích phân kỳ giữa giá và khối lượng giao dịch. Giá tăng lên cho thấy hiện nhu cầu về sản phẩm tài chính này đã tăng lên, trong khi nguồn cung ít đi.

Khối lượng giao dịch lúc này ủng hộ lực cầu mua lên. Nói cách khác, nhiều nhà đầu tư đang thấy hấp dẫn bởi giá của sản phẩm tài chính đang giao dịch. Khi giá bắt đầu tăng lên, lực mua bắt đầu giảm đi khi giá đã trở nên đắt hơn. Đây là lúc tín hiệu phân kỳ giữa giá và khối lượng xuất hiện. Nếu sự phân kỳ càng mạnh, dự báo giá sẽ đảo xu hướng sau đó càng lớn.

Một số lưu ý khi sử dụng tín hiệu phân kỳ trong phái sinh

Đối với thị trường phái sinh, một vài thời điểm tín hiệu phân kỳ được tạo ra ngẫu nhiên và gây nhầm lẫn. Bên cạnh đó, chênh lệch giá lớn giữa thị trường cơ sở và thị trường phái sinh cũng khiến cho tín hiệu phân kỳ bị nhiễu.

Ví dụ: Thời điểm đáo hạn có thể khiến cho khối lượng giao dịch tăng lên tại các hợp kỳ hạn dài hơn.

Thời điểm đáo hạn có thể khiến cho khối lượng giao dịch tăng lên tại các hợp kỳ hạn dài hơn - Tính hiệu phân kỳ
Thời điểm đáo hạn có thể khiến cho khối lượng giao dịch tăng lên tại các hợp kỳ hạn dài hơn

Giá không thật sự tăng mặc dù khối lượng và giá đã phân kỳ trong một giai đoạn.

Để khắc phục các điểm yếu trong chiến lược giao dịch với tín hiệu phân kỳ, nhà đầu tư nên xác định tín hiệu phân kỳ đến từ nguyên nhân gì. Nếu loại trừ các nguyên nhân gây nhiễu, nhà đầu tư có thể tự tin áp dụng chiến lược giao dịch này.

Để biết thêm các Chiến lược giao dịch hiệu quả, Nhà đầu tư có thể tham khảo thêm khóa học Làm chủ phương pháp – Tự tin giao dịch hoàn toàn miễn phí tại HscEdu

Bài viết cùng chuyên mục

Lịch sử hình thành và phát triển của quỹ IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế IMF là gì? Mục đích và vai trò của quỹ trong kinh tế toàn cầu

  Quỹ tiền tệ quốc tế IMF là gì? Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (International Monetary Fund) là một tổ chức quốc tế có nhiệm vụ thúc đẩy tăng...

kháng cự và hỗ trợ

Hỗ trợ kháng cự là gì? 7 công cụ giúp xác định 2 ngưỡng này

Hỗ trợ kháng cự là hai thuật ngữ căn bản trong phân tích kỹ thuật chứng khoán. Cùng Stock Insight tìm hiểu hỗ trợ và kháng cự là gì. Hỗ...

So sánh sự khác nhau giữa Phân tích cơ bản và Phân tích kỹ thuật chứng khoán

So sánh sự khác nhau giữa Phân tích cơ bản và Phân tích kỹ thuật chứng khoán

Trong chứng khoán, ngoài kiến thức về các thuật ngữ thì phân tích chứng khoán là điều thiết yếu mà mọi nhà đầu tư phải thực hiện. Có 2 kiểu...